Tất tần tật về ARC và eARC, giao thức truyền tín hiệu âm thanh hai chiều qua kết nối HDMI | Tinh tế
Tất tần tật về ARC và eARC, giao thức truyền tín hiệu âm thanh hai chiều qua kết nối HDMI
Ngày nay, TV thông minh, TV màn hình phẳng không còn quá xa lạ với người dùng Việt nữa. Tuy nhiên, có thể nhiều anh em chưa tận dụng hết những công nghệ được trang bị trên các thiết bị nghe nhìn trong nhà mình. Bài viết này sẽ giới thiệu giao thức ARC – Audio Return Channel và những ưu điểm của nó so với cổng quang Optical quen thuộc để anh em có nhiều kiến thức hơn cho việc trang trí, dọn dẹp phòng khách dịp xuân về.

*

Giao thức truyền tín hiệu âm thanh TOSLINK, ARC và eARC là gì?
TOSLINK là giao thức truyền tín hiệu âm thanh truyền thống bằng cáp quang do hãng Toshiba nghiên cứu phát triển và tung ra thị trường vào năm 1986. Quen thuộc với đại đa số người dùng với cái tên cổng Optical hay S/PDIF, giao thức TOSLINK được tích hợp trên hầu hết các thiết bị có ngõ ra/ngõ vào âm thanh, từ đầu chơi CD/DVD, đầu thu âm, máy tính để bàn cho đến máy chơi game. Cái tên Optical cũng chính là phương pháp giao thức TOSLINK truyền tín hiệu âm thanh từ nguồn phát đến thiết bị ngoại vi, sử dụng ánh sáng đỏ có bước sóng khoảng 650 nanomet (hoặc thay đổi tuỳ theo tín hiệu được tải) chiếu qua hệ thống gương phản xạ bên trong sợi cáp quang. Giao thức TOSLINK hỗ trợ truyền tín hiệu PCM hai kênh lossless, sau này được tối ưu để tương thích với các công nghệ âm thanh hiện đại Dolby Digital và DTS Surround System nhưng chất lượng khá thấp do giới hạn cố hữu về băng thông.
So với TOSLINK, giao thức ARC hay Audio Return Channel được tổ chức HDMI Forum giới thiệu vào năm 2009, tích hợp chung với chuẩn giao tiếp HDMI 1.4. Giao thức ARC bên trong HDMI tận dụng băng thông khổng lồ so với TOSLINK để truyền dữ liệu âm thanh chất lượng cao cũng như các tín hiệu phức tạp như Consumer Electronics Control (CEC). Ngoài ra, ARC còn hỗ trợ luồng tín hiệu hai chiều, cho phép các thiết bị được kết nối có thể giao tiếp với nhau.
Sau gần 10 năm ra mắt, giao thức ARC vừa được tổ chức HDMI Forum nâng cấp lên eARC hay Enhanced Audio Return Channel, tích hợp cùng với chuẩn HDMI 2.1 mới. Giao thức eARC không chỉ cải thiện các tính năng thông minh của ARC mà còn hỗ trợ các chuẩn âm thanh cao cấp như 5.1/7.1 Dolby TrueHD, DTS-HD Master Audio không nén, và các chuẩn âm thanh 3D như Dolby Atmos, DTS:X (tối đa 32 kênh).
Mời anh em xem bản so sánh thông số của TOSLINK, ARC và eARC.
Giao thức ARC và eARC vượt trội ở điểm nào?
Ngoài chất lượng âm thanh, lợi thế lớn nhất mà giao thức ARC và eARC mang lại chính là khả năng truyền tín hiệu hai chiều giữa màn hình hiển thị và thiết bị âm thanh. Giả sử hệ thống giải trí tại gia của anh em có Smart TV, đầu Blu-ray và một bộ soundbar đều hỗ trợ ARC, anh em chỉ cần một dây HDMI cắm vào hai cổng HDMI có hỗ trợ ARC, và một dây HDMI khác cắm từ đầu Blu-ray qua soundbar là xong.

Bạn đang xem: Hdmi arc là gì

Xem thêm: Ngân Sách Nhà Nước Là Gì, Luật Ngân Sách Nhà Nước 2015

Xem thêm: Phò Là Gì – Bóc Phốt Phò

Soundbar sẽ đóng vai trò như một cục hub trung tâm, giữ lại tín hiệu âm thanh và truyền tín hiệu hình ảnh từ đầu Blu-ray đến TV. Hay ho hơn ở điểm là nhờ có giao thức ARC, khi anh em xài ứng dụng như Netflix, Zing Mp3,… hoặc xem truyền hình cáp trên Smart TV thì âm thanh sẽ được truyền luôn qua cáp HDMI đến soundbar, thay vì phải sử dụng thêm một cáp Optical để nối ngược vào soundbar.

*

So sánh sơ đồ kết nối giữa TV hỗ trợ cổng HDMI ARC và TV không hỗ trợ cổng HDMI ARC​
Phòng khách nhà anh em nào thiết kế TV gắn tường hoặc dây đi âm tường sẽ thấy giao thức ARC này rất hay, vừa giảm thiểu chi phí lắp đặt, vừa bớt đi sợi dây kết nối giữa TV và các thiết bị thứ ba, đỡ mất thẩm mĩ không gian sống. Soundbar trở thành cục hub trung tâm cũng tiện lợi hơn cho việc nâng cấp, bổ sung trong tương lai, anh em chỉ cần kết nối chúng vào những cổng HDMI khác trên soundbar, không cần tháo cắm gì ở TV nữa.
Một điểm mạnh khác của giao thức ARC, eARC là khả năng truyền tín hiệu phức tạp CEC. Nói cách khác, trên TV và thiết bị âm thanh có ARC sẽ hỗ trợ tính năng đồng bộ điều khiển từ xa, chỉ cần dùng một remote duy nhất để tăng giảm âm lượng, tắt mở thiết bị, v.v.. ARC, eARC cũng được trang bị LipSync giúp đồng bộ hình ảnh/âm thanh bị trễ trong quá trình truyền tín hiệu.
Một số lưu ý về vấn đề tương thích của ARC và eARC
Dĩ nhiên, anh em trước tiên phải sở hữu TV và thiết bị âm thanh có ngõ cắm HDMI hỗ trợ ARC. Về phía TV, may mắn là giao thức ARC nằm trong thông số của chuẩn HDMI 1.4 nên TV màn hình phẳng, TV thông minh của anh em được sản xuất từ năm 2009 là hầu như sẽ hỗ trợ. Đối với thiết bị âm thanh thì ngõ HDMI-ARC tùy thuộc vào từng hãng, anh em sẽ cần kiểm tra thông số kĩ thuật của sản phẩm mà mình quan tâm (chẳng hạn như dòng soundbar Soundcore Infini của Anker không có ngõ HDMI).

*

Giao thức eARC tích hợp chung với chuẩn HDMI 2.1 mới chỉ vừa được giới thiệu cuối năm ngoái, đầu năm nay có LG, Samsung và Sony mang một vài mẫu TV tương thích đến sự kiện CES 2019 nên chắc chắn trong tương lai gần giá của chúng sẽ còn khá là đắt. Hơn nữa, chuẩn HDMI 2.1 và giao thức eARC hoàn toàn tương thích ngược với công nghệ cũ nên anh em cũng sẽ không cần phải quá lo lắng.
Với dây cáp truyền tín hiệu, nhìn chung nếu dây HDMI không quá cũ (sản xuất từ năm 2009) và hỗ trợ Ethernet thì đều ổn để anh em sử dụng cho kết nối HDMI-ARC. Nếu muốn hỗ trợ eARC thì anh em sẽ cần cáp HDMI High Speed hoặc HDMI Ultra High Speed.
Chúc anh em tìm được giải pháp nghe nhìn ưng ý cho gia đình dịp Tết 2019.
33 thích
Chia sẻ
Báo xấu
ntqdbibibi , QuangAK , Thành Nam J , bludevil , hplancelot và 28 người khác thích nội dung này

Chuyên mục: Hỏi Đáp