Các dự án tiền mã hóa ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới, tuy nhiên trong các dự án này có nhiều thuật ngữ như hashtag, hardcap, hash, hashing power còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm của các thuật ngữ này.

Hard cap là gì?

*

Hard cap là gì?

Mỗi dự án tiền mã hóa nhận được hard cap từ nhà đầu tư sau mỗi đợt ICO

Hard cap là số tiền tối đa mà một dự án tiền mã hóa có thể nhận được từ các nhà đầu tư trong đợt huy động vốn đầu tư (ICO). ICO là quá trình giới hạn thời gian mà các dự án tiền mã hóa mới công khai đồng tiền của mình và bắt đầu bán chúng trực tiếp cho mọi người. Mọi người đầu tư tiền của họ vào những đồng tiền mã hóa này với hy vọng rằng sau này những đồng tiền này sẽ có giá trị nhiều hơn số tiền được trả. Hard cap là mục tiêu tài chính lớn và luôn lớn hơn small cap.

Hard cap là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong một dự án tiền mã hóa. Nó sẽ cho bạn biết số tiền tối đa sẽ được tạo ra (hard cap của Bitcoin là 21.000.000 token). Không phải tất cả các dự án tiền mã hóa đều có hard cap. Chẳng hạn như, Ethereum không có giới hạn nguồn cung tối đa.

Ngoài ra, mỗi dự án tiền mã hóa nên huy động một hard cap đủ để lưu thông tiền coin vừa phù hợp với mục tiêu phát triển của dự án, vừa là điều cần thiết để ngăn chặn việc đầu tư quá mức. Đầu tư quá mức có thể làm suy giảm giá trị và tính toàn vẹn của một token cụ thể nếu không có kế hoạch tạm ứng nào cho các khoản tiền vượt mức.

Do đó, các công ty khởi nghiệp nên xem xét lộ trình của họ và xác định rõ số tiền tối đa mà họ cần để cung cấp phiên bản tốt nhất của sản phẩm. Và chính vì điều này nên cần đặt hard cap.Mức hard cap không nhất thiết phải nhỏ nhưng phải có một hard cap đảm bảo số tiền đã huy động đủ để sản phẩm được phân phối và không quá tham vọng, điều này sẽ bảo vệ giá trị của đồng coin trong thời gian dài.

Hash là gì?

*

Hash đóng vai trò quan trọng trong các dự án tiền mã hóa

Hash (băm) còn có các tên gọi khác là hash function (hàm băm), hash algorithm (thuật toán băm), có nghĩa là quá trình tạo ra một chuỗi ký tự hoặc khối dữ liệu input (đầu vào) có độ dài bất kỳ và một output (đầu ra) có độ dài cố định. Trong bối cảnh phát triển của các loại tiền mã hóa như Bitcoin, các giao dịch được thực hiện như một đầu vào và khởi chạy thông qua một thuật toán băm (hash algorithm) (Bitcoin sử dụng SHA-256) cung cấp một đầu ra có độ dài cố định. Trong trường hợp của SHA-256 (thuật toán băm an toàn 256), bất kể đầu vào của bạn lớn hay nhỏ, đầu ra sẽ luôn có độ dài cố định 256 bit. Điều này trở nên quan trọng khi bạn đang xử lý một lượng lớn dữ liệu và giao dịch. Vì vậy, về cơ bản, thay vì nhớ dữ liệu đầu vào có thể rất lớn, bạn có thể chỉ cần nhớ hash function (hàm băm) và theo dõi.

Vai trò của hash trong quá trình đào coin (mining)

Về cơ bản, “mining” có nghĩa là quá trình tìm kiếm một khối (block) mới được thêm vào trong blockchain. Thợ đào coin (miner) từ khắp nơi trên thế giới đang làm việc liên tục để đảm bảo rằng chuỗi (chain) tiếp tục phát triển. Trước đây mọi người có thể dễ dàng đào coin bằng cách sử dụng máy tính xách tay của họ, nhưng theo thời gian, mọi người bắt đầu hình thành các mỏ đào coin(mining pool) để đào hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, điều này có thể là một vấn đề. Mỗi dự án tiền mã hóa chỉ có một hard cap (cung tiền tối đa), ví dụ như bitcoin, hard cap chỉ là 21 triệu BTC. Nếu các thợ đào tiếp tục đào coin với tốc độ này, vậy thì họ sẽ đào tất cả các bitcoin. Trên hết, cần có một giới hạn thời gian cụ thể giữa việc tạo ra từng khối. Đối với bitcoin, giới hạn thời gian giữa việc tạo block là 10 phút. Nếu các block được phép tạo nhanh hơn, nó sẽ dẫn đến:

Các block va chạm nhiều hơn: Các hash function khác sẽ được tạo ra và chắc chắn sẽ gây ra nhiều va chạm hơn.

Các khối “mồ côi”(orphaned block) nhiều hơn: Nếu có nhiều miner đào coin quá mức, họ sẽ tạo ra các block mới cùng một lúc. Điều này sẽ dẫn đến hoặc nhiều khối không tham gia vào chuỗi chính và trở thành các khối “mồ côi”.

Bạn đang xem: Hard cap là gì

Xem thêm: Local Là Gì

Xem thêm:

=>Vì vậy, để hạn chế tạo block, mức độ khó cụ thể được đặt ra. Quá trình mining giống như một trò chơi, bạn giải quyết các câu đố và bạn nhận được phần thưởng là các block. Mức độ khó khiến cho câu đố khó giải quyết hơn và do đó mất nhiều thời gian hơn. Mức độ khó của các bitcoinWRT là một chuỗi 64 ký tự (giống như một đầu ra SHA-256) bắt đầu bằng một loạt các số 0. Số lượng số 0 tăng lên khi mức độ khó tăng lên. Mức độ khó thay đổi sau mỗi block thứ 2016.

Những lưu ý khi sử dụng hash trong quá trình đào bitcoin:Hash của các nội dung của khối mới được thực thi. Một nonce (chuỗi ngẫu nhiên) được nối vào hash. Chuỗi mới được hash một lần nữa. Hash cuối cùng được so sánh với mức độ khó và xem liệu nó có thực sự nhỏ hơn hay không. Nếu không, thì nonce được thay đổi và quá trình mining lặp lại một lần nữa. Nếu có, thì khối được thêm vào chuỗi và sổ cái công khai được cập nhật và cảnh báo về việc bổ sung. Các thợ đào chịu trách nhiệm về điều này được thưởng bằng các bitcoin.

Hashing power là gì?

Hashing Power hay còn gọi là Hash Power được sử dụng trong các dự án tiền mã hóa (chẳng hạn như Bitcoin) như là bằng chứng công việc (proof of work).

*

Các miner sử dụng hashing power để đào Bitcoin hiệu quả hơn

Hashing Power là đơn vị đo lường để đo năng lượng mà mạng Bitcoin sử dụng để tạo hoặc tìm các khối trong thời gian trung bình là 10 phút. Mạng Bitcoin tiêu thụ rất nhiều năng lượng bởi vì nó phải giải quyết các tính toán toán học chuyên sâu thường xuyên để tìm các khối.

Hashtag là gì?

 

*

Các #hashtag giúp các dự án tiền mã hóa được biết đến nhiều hơn

Hashtag là một loại tag siêu dữ liệu được sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Instagram, Facebook và các dịch vụ viết blog ngắn khác, cho phép người dùng áp dụng tính năng gắn thẻ động, do người dùng tạo, giúp người khác dễ dàng tìm thấy thư có chủ đề hoặc nội dung cụ thể. Do đó, #hashtag trở thành công cụ hữu hiệu cho các dự án tiền mã hóa để quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội nổi tiếng nhằm mục đích thu hút sự quan tâm cộng động và các nhà đầu tư tiền mã hóa.

Hashtag #cryptocurrency trên mạng Twitter

Chẳng hạn, theo số liệu tổng hợp của trang blockium.io/blog/2018/03/08/best-crypto-hashtags ,hashtag #cryptocurrency trên mạng xã hội Twitter thu hút hơn 2,7 triệu lượt xem trên một giờ. Điều này cho thấy nhờ có công cụ hashtag, các dự án tiền mã hóa được cộng đồng trên toàn thế giới biết đến nhiều hơn.

Kết luận

Đối với những người mới tiếp cận các dự án tiền mã hóa, thì các thuật ngữ như hashtag, hard cap, hash  và hashing power có vẻ rất lạ lẫm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thuật ngữ này.

https://fintechfans.com/blog/the-ico-hard-cap-explained/ .

https://blockgeeks.com/guides/what-is-hashing/ .

https://coinsutra.com/hash-rate-or-hash-power/ .

https://www.blockium.io/blog/2018/03/08/best-crypto-hashtags/ .

Mô tả SEO: Các dự án tiền mã hóa ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng trên toàn thế giới, tuy nhiên trong các dự án này có nhiều thuật ngữ như hashtag, hardcap, hash, hashing power còn khá lạ lẫm đối với nhiều người. Trong…

Key seo: hashtag, hard cap, hash, hashing power, cryptocurrency.

Bạn đang xem: Tìm hiểu ngay các thuật ngữ Hashtag, hard cap, hash, hashing power trong các dự án tiền mã hóa Tại: Tin tức

Nguồn: Bigcoinvietnam.com

Chuyên mục: Hỏi Đáp