Kháng nguyên được hiểu đơn giản là những chất khi xâm nhập vào cơ thể con người thì sẽ được hệ thống miễn dịch nhận biết nhanh chóng và sinh ra các kháng thể tương ứng để kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. Thông thường các kháng nguyên là một protein, một polysaccharide nhưng cũng có thể là bất cứ loại phân tử nào mang các hapten nhỏ gắn với một protein chuyên chở.
Bạn đang xem: Hapten là gì
1.1 Tính đặc hiệu
Đặc tính này thể hiện kháng nguyên chỉ được nhận biết bởi kháng thể do nó gây ra chứ không phải các kháng thể do các kháng nguyên khác tạo ra. Đặc tính đặc hiệu của kháng nguyên do tính lạ và nhóm quyết định kháng nguyên tạo thành.
Tính lạ:
Các nhà nghiên cứu miễn dịch học nhận thấy rằng đáp ứng miễn dịch ở cơ thể sẽ càng mạnh nếu kháng nguyên có nguồn gốc ở các loại khác biệt với loài được dùng để gây mẫn cảm. Tức là kháng nguyên càng lạ với cơ thể bao nhiêu thì khả năng kích thích tạo kháng thể càng mạnh bấy nhiêu.
Nhóm quyết định kháng nguyên:
Đây là đặc tính mà cấu trúc bề mặt phân tử kháng nguyên có khả năng kết hợp với chỉ một phân tử kháng thể mà thôi.
1.2 Tính sinh kháng thể
Kháng nguyên có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể sản xuất ra kháng thể. Các kháng nguyên hoàn toàn mới có khả năng này. Các kháng nguyên còn lại có trọng lượng phân tử nhỏ không đủ khả năng kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể mà chỉ có thể tạo ra tính đặc hiệu cho việc kết hợp của kháng thể, đó được gọi là bán kháng nguyên (hapten). Nhưng khi các hapten gắn với một phân tử protein sẽ trở thành 1 kháng nguyên hoàn toàn, lúc này có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch sinh kháng thể rất mạnh cho cơ thể.
2.1 Phân loại theo khả năng sinh kháng thể
Có kháng nguyên hoàn toàn và bán kháng nguyên (kháng nguyên không hoàn toàn)
2.2 Phân loại theo tính tương đồng gen học
Kháng nguyên khác loài: Có tính lạ cao, có khả năng sinh kháng thể mạnh nhưng cũng có những nhóm quyết định chung giữa các loài với nhau.Kháng nguyên đồng loại: Quyết định sự khác biệt giữa những nhóm cá thể trong cùng một loại và tạo nên những kháng thể ở những cá thể không mang kháng nguyên ấy.Kháng nguyên tự thân ở ngay trên tế bào bản thân, tự gây nên kháng thể chống lại trong bản thân hay còn gọi là quá trình tự miễn.
2.3 Phân loại theo tính chất hóa học
Kháng nguyên protein có thể sinh kháng thể rất mạnh.Kháng nguyên axit nucleic là bán kháng nguyên không có khả năng sinh kháng thể.Kháng nguyên lipit tinh khiết không có khả năng sinh kháng thể.
Xem thêm: Chuyên Viên Tiếng Anh Là Gì, Tiềm Năng Của Nghề Chuyên Viên
2.4 Phân loại theo tương tác hai dòng tế bào lympho T-B
Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức đòi hỏi hoạt động của tuyến ức mới sinh được kháng thể.Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức, có khả năng tạo kháng thể mà không cần sự tồn tại của tuyến ức.
2.5 Phân loại theo nguồn gốc kháng nguyên
Kháng nguyên thực vật như phấn hoa, bụi, gây nên tình trạng dị ứng.Kháng nguyên vi khuẩn rất phức tạp có ở vỏ, vách, lông, độc tố…Kháng nguyên virus ở bề mặt hoặc sâu bên trong.
2.6 Các loại kháng nguyên tế bào
Là loại kháng nguyên đặc hiệu riêng cho từng dòng tế bào như tế bào lympho B, tế bào lympho T của tổ chức lympho, hay kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu.
Một số xét nghiệm có thể xác định kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn, mầm bệnh khác nhau. Các xét nghiệm này có thể phát hiện một mầm bệnh lây nhiễm một cách chính xác và nhanh chóng mà không cần phải cấy mẫu, soi dưới kính hiển vi như trước đây vẫn làm.
Ví dụ như xét nghiệm mẫu phân có thể phát hiện ngay các kháng nguyên trên bề mặt của vi khuẩn HP – vi khuẩn xuất hiện ở dạ dày, tá tràng gây viêm loét dạ dày tá tràng. Xét nghiệm kháng nguyên trong phân cho biết rằng bạn có vi khuẩn HP trong ruột.
Xem thêm: Ajax Là Gì – Và Nó Hoạt động Như Thế Nào
Các xét nghiệm kháng nguyên khác nhau sẽ giúp chẩn đoán một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh lý khác nhau nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được thời gian chẩn đoán cho bác sĩ và bệnh nhân.
Chuyên mục: Hỏi Đáp