Nếu bạn là một tín đồ nghiện shopping thì chắc hẳn cũng đã từng nghe về hàng OEM là gì rồi đúng không? Thế nhưng nếu hỏi về khái niệm chính xác của thuật ngữ này chắc không phải ai cũng biết và hiểu rõ. Nhưng chúng ta đều là những người mua sắm hiện đại, tìm hiểu chi tiết hơn về OEM được Miss Digital World chia sẻ sẽ giúp bạn có nhiều kinh nghiệm sống hơn đấy.
Bạn đang xem: Hàng oem nghĩa là gì
OEM là gì?
Về mặt ngữ nghĩa thì OEM là từ viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer, nghĩa là Nhà sản xuất thiết bị gốc. Cụ thể hơn thì OEM dùng để chỉ những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, sản phẩm theo đơn đặt hàng của những đối tác. Bên cạnh đó, những sản phẩm OEM khi ra mắt thị trường sẽ được mô tả một cách chi tiết và đầy đủ về thương hiệu của công ty sản xuất dòng sản phẩm đó.
Từ đây chắc bạn cũng có thể suy ra được định nghĩa hàng OEM là gì đúng không? Có thể nói một cách dễ hiểu hơn thì hàng OEM là hàng xịn nhưng các bộ phận của máy móc thì được nhập khẩu từ nhà máy sản xuất chính hãng rồi sau đó được thi công, lắp ráp lại cho hoàn thiện.
Một ví dụ minh họa để làm sáng tỏ định nghĩa OEM đó là sự hợp tác giữa Foxconn và Apple. Apple là khách hàng nên nhiệm vụ của Apple là nghiên cứu công nghệ sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. Trong khi đó, Foxconn sẽ chịu trách nhiệm sản xuất là lắp ráp. Như vậy công ty OEM chính là Foxconn.
Hàng OEM có những yêu cầu cụ thể nào không?
Trong quá trình sản xuất cả 2 bên đặt hàng và bên sản xuất phải đảm bảo cả 2 tiêu chí sau:
Bên đặt hàng OEM phải cung cấp đầy đủ thông tin cũng như thông báo số lượng muốn đặt hoặc nếu có yêu cầu gì đặc biệt thì phải trình bày rõ ràng. Bên đặt hàng sẽ thông báo những tiêu chí mong muốn dưới hình thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Mục đích của việc thông báo yêu cầu đặt hàng OEM là gì? Chính là để đảm bảo nhà sản xuất – cung ứng hiểu rõ về sản phẩm và thực hiện đúng theo yêu cầu.
Nhà sản xuất cung ứng không được tự ý bán sản phẩm OEM ra bên ngoài thị trường dưới hình thức mua bán lẻ (như bán linh kiện, bán sản phẩm lẻ, rời rạc…) Theo nguyên tắc thì nhà cung ứng chỉ có thể lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của bên sản xuất.
Xem thêm: Expect Là Gì
Mô hình sản xuất hàng hóa OEM có những ưu thế gì?
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp, công ty phát triển hình thức sản xuất hàng hóa OEM và hợp tác với doanh nghiệp khác để sản xuất mặt hàng này. Vậy tại sao người ta lại muốn thay hình thức sản xuất hàng hóa truyền thống bằng hình thức sản xuất hàng hóa OEM?
Làm mới sản phẩm: Doanh nghiệp có thể thỏa sức triển khai ý tưởng kinh doanh, ý tưởng cho sản phẩm. Hoặc cùng một lúc có thể triển khai thiết kế nhiều sản phẩm.Kết hợp nhiều ý tưởng: Để thỏa mãn yêu cầu của bên đối tác, các công ty sản xuất có thể mix & match nhiều ý tưởng, kết quả mà mình đã thực hiện lại với nhau tạo nên một thành phẩm độc đáo.Đơn giản hóa quy trình, thủ tục rườm rà: Khi các doanh nghiệp nhờ một doanh nghiệp khác để sản xuất thì tất nhiên sẽ hạn chế được các công đoạn, quy trình phức tạp. Nếu bạn là một người kinh doanh bạn sẽ biết khi quy trình kinh doanh đơn giản đi thì chi phí sẽ thấp đi, càng phù hợp với những ai muốn startup với mức vốn thấp.
Hàng OEM rẻ hay đắt? Có nên mua hàng OEM không?
Như đã giới thiệu thì các thiết bị, hàng hóa OEM được sản xuất từ chính những nhà máy sản xuất nhưng không có thương hiệu mà chỉ gắn mác OEM nên giá thành của OEM sẽ thấp hơn so với hàng xịn. Như vậy, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng nên suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mua hàng OEM. Bởi vì giá thành thấp nên khi có bất kỳ trục trặc nào xảy ra bạn cũng không nhận được một sự hỗ trợ nào từ nhà sản xuất.
Lợi ích khi mua hàng OEM là gì?
Đảm bảo về mặt chất lượng: Tóm lại thì OEM vẫn là một sản phẩm xịn được sản xuất bởi nhà sản xuất gốc nhưng chưa kịp thời đăng ký thương hiệu nên sử dụng nhãn hiệu OEM.Độ bền cao: Một ví dụ đơn giản như thế này, khi bạn mua một lốp xe để dự phòng thì nên cân nhắc mua các sản phẩm OEM tốt hơn so với những chính sách hậu mãi vì ít nhất thì bạn cũng biết được nguyên liệu để sản xuất hàng hóa OEM đó là gì.Giá phải chăng hơn: các sản phẩm OEM được bán trên thị trường dưới thương hiệu của công ty phân phối chứ không phải thương hiệu của nhà sản xuất. Do đó mà giá hàng hóa OEM thấp hơn cả giá sỉ.
Xem nhiều hơn khái niệm, Wiki khác tại: https://www.thienmaonline.vn/wiki/
Lời kết
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu hơn về hàng OEM là gì và có thể dễ dàng quyết định có nên mua hàng OEM không. Đừng quên chia sẻ những thông tin này cho người thân để họ cũng hiểu hơn về OEM nhé.
Chào các bạn !
Mình là Nguyễn Hải, chủ nhân của Blog Miss Digital World. Hiện tại mình là CEO phụ trách phát triển dự án Blog thủ thuật, phần mềm, công nghệ này. Mình có hơn 10 năm kinh nghiệm trong mảng SEO, MMO. Hi vọng nội dung bài viết sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn.
Xem thêm: Mã Qr Là Gì – Sử Dụng Mã Qr Như Thế Nào
Categories Wiki – Khái niệm nghĩa là gì ? Post navigation
ISO là gì? Tại sao cần phải đạt chuẩn ISO? Lợi ích của ISO
ERP là gì? Lợi ích khi sử dụng hệ thống ERP? Cách triển khai ERP
Leave a Comment Cancel reply
CommentName Email Website
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
Chuyên mục: Hỏi Đáp