Bản chất phí Handling Charge được hãng tàu hoặc forwarder đặt ra để thu của chủ hàng hoặc shipper. Loại phí này được áp dụng trong vận tải đặc biệt là vận tải đường biển. Vây Phí Handling charge là gì, tại sao lại có loại phí này, cùng dành 5 phút để hiểu rõ hơn tại bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Handling là gì

Nói đến vận tải có vô vàn phí và phụ phí được hãng vận tải thu của chủ hàng, hãng tàu thu của hãng vận tải. Một vòng tròn khép kín chi phí đội tất cả lên giá hàng. Đó là lý do vì sao khi bạn nhận báo giá một đăng nhưng làm thực tế lô hàng lại phát sinh thêm. Nhiều trường hợp phí và phụ phí là khoản chi thực tế được xem là chi phí hợp lý hợp lệ, tuy nhiên không phải khoản chi nào cũng cần thiết và bắt buộc có trong lô hàng. Vậy phí handling Charge thì sao?.

*

Phí Handling Charge Là Gì

 Phí Handling charge là gì?

Thuật ngữ handling charge vốn dĩ là một loại chi phí thuộc về ngành xuất nhập khẩu hàng hóa ( gọi chung là logistic ) do chính hãng tàu hoặc là do công ty giao nhận vận chuyển ( forwarder ) lập ra để thu tiền của người gửi hàng ( shipper ) hoặc người nhận hàng thực thụ ( consignee ) để bù đắp cho chi phí mà hãng hay công ty giao nhận vận chuyển chăm sóc ( take care ) cho lô hàng của bạn mà nhìn chung là phí tổn mà bao gồm các loại phí sau: phí giao dịch giữa đại lý của hãng tàu hay đại lý của công ty giao nhận vận chuyển tại nước ngoài với đại lý tương ứng lần lượt là đại lý của hãng tàu hay đại lý của công ty giao nhận vận chuyển tại Việt Nam, phí làm lệnh giao hàng ( Delivery Order – viết tắt là D/O ), chi phí để lập các bảng kê khai hàng hóa và các chứng từ có liên quan hay là chứng từ thông quan đối với tàu xuất cảnh hoặc nhập cảnh ( còn được gọi là Manifest ), chi phí khấu hao, chi phí điện thoại và một số loại phí khác.

– Bất cứ một lô hàng nào cũng vậy dù có đơn giản đến đâu đi chăng nữa thì hãng tàu và công ty giao nhận vận chuyển (forwarder ) cũng phải mất thời gian để có thể hoàn tất thủ tục và xử lý cho bạn thế nên việc phát sinh ra loại phí tổn handling charge là điều dễ hiểu.

Nên phí handling Charge là chi phí bắt buộc giống như bạn mua hàng chính nghạch nhất thiết phải xuất hóa đơn VAT.

Những lưu ý về phí handling charge

Để tránh tình trạng giá đội giá hãng tàu và bên vận tải tách phí handling charge riêng khỏi các chi phí cố định khác điều này đảm bảo tính minh bạch và sự cạnh tranh trong giá cước vận tải.

Có 2 loại phí handling charge rất dễ nhầm lẫn với người mới học xuất nhập khẩu hoặc mới vào nghề. Bạn cần phân biệt được rõ về bản chất 2 loại phí này như sau:

Termirnal Handling Charge (THC)

Terminal handling charge ( THC ) là một loại phụ phí xếp hàng dỡ hàng ngay tại cảng mà được thu một khoản tiền tương ứng trên mỗi một container dùng để bù đắp những chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng ( xếp hàng – dỡ hàng, tập kết container từ bãi để container ( container yard – CY ) ra cầu tàu … ). Được tách khỏi cước giá. Phí này do hãng tàu thu của forwarder hoặc chủ hàng trực tiếp book qua hãng tàu.

Xem thêm: Những quy định về phát hành cổ phiếu esop là gì ?

2. Handling Fee 

Đây là phí mà forwarder thu của chủ hàng ( consignee) bản chất phí này là khoản phụ thu mà bên vận tải thu lại từ khách hàng để trả tiền cho việc hỗ trợ khách hàng tìm kiếm nhà cung cấp, đại lý nước ngoài hỗ trợ khai manifest, lấy lệnh D/0, phát hành bill, và làm những thủ tục có liên quan trong quá trình lưu thông hàng.. Bạn có thể hiểu đây là phí dịch vụ để duy trì mạng lưới đại lý của forwarder mà họ đã làm cho bạn những việc trên.

Có nên gôp Handling Charge vào cước vận tải ?

Bạn thắc mắc tại sao không tính luôn vào cước vận tải vì lô hàng nào cũng có thu phí này, sao hãng tàu phải tách riêng ra làm gì.

thứ nhất như mình đã nêu để cạnh tranh về giá thì không dại gì mà hãng tàu, FWD cho vào giá để khách hàng từ chối book giá vì cước và phí luôn là 2 khái niệm tách biệt.

Thứ 2 hãng tàu, Forwarder cũng cần bóc tách những khoản chi phí này để thống kê doanh thu, chi phí cho việc lắp đặt, sửa chữa và duy trì đại lý.. hạn chế việc bị ảnh hưởng bởi hai luồng tiền nội tệ do doanh nghiệp chi trả nhưng trên thực tế thì đồng tiền chung sử dụng thường lại là đồng đô la Mỹ.

Hãng tàu thường từ chối công bố chi phí làm hàng tại cảng là bao nhiêu/ container việc này giúp hãng tàu thu thêm 1 khoản ngoài cược đó là khoản chênh lệnh trong phí THC còn lại sau khi đã trừ đi chi phí, các hãng tàu đều bắt tay đưa ra phí này nên mặc định chủ hàng, forwarder vẫn phải đóng nó và xem như một loại chi phí hợp lý.

Xem thêm: Bệnh Gout Là Gì – Chế độ ăn Cho Người Bị Bệnh Gout

Việc bóc tách khoản chi phí sẽ giúp chủ hàng biết được thực tế cước lô hàng áp dụng là bao nhiêu phí là bao nhiêu để có cân đối sử dụng gói cước và căn cứ đóng gói, vận chuyển.

Nói tóm lại là đứng trên vai trò là một doanh nghiệp nhờ tới công ty xuất nhập khẩu hàng hóa tức là bạn đang ở vị thế Consignee hoặc shipper của forwarder thì bạn cũng chỉ cần biết ngần ấy thông tin về loại phí handling charge để hiểu hơn về công việc xuất nhập khẩu hàng hóa mà thôi còn nếu như bạn là nhân viên của công ty xuất nhập khẩu hàng hóa thì bạn mới cần phải quan tâm kỹ và chi tiết hơn về loại phí tổn này!

Chuyên mục: Hỏi Đáp