Chính quyền của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang tiếp tục thực thi kế hoạch trục xuất 700 người Di Gan (còn gọi là Gypsy hay Roma) về nơi họ xuất phát là Romania.

Bạn đang xem: Gypsy là gì

Chính quyền của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đang tiếp tục thực thi kế hoạch trục xuất 700 người Di Gan (còn gọi là Gypsy hay Roma) về nơi họ xuất phát là Romania.

Hai phụ nữ Di Gan bị trục xuất khỏi Pháp tại sân bay Roissy cuối tháng 8 vừa qua

Cảnh sát đã dỡ bỏ những khu lều của họ và cấp cho bất cứ ai muốn tình nguyện trở về 300 euro. Nhưng dư luận Pháp lại có quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Cả Liên minh Châu Âu (EU) lẫn các tổ chức về quyền con người đều lên tiếng phản đối. Người Di Gan là ai? Tại sao họ lại bị căm ghét đến vậy? Từ Gypsy trong tiếng Anh là cách gọi ngắn của từ Egyptian (Ai Cập), cho thấy sự nhầm lẫn về gốc gác của tộc người này. Trên thực tế, người Di Gan xuất thân từ Ấn Độ. Họ rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn từ thế kỷ 11, có thể do hậu quả từ các cuộc xâm lược của người Hồi giáo. Và từ đó đến nay họ không quay trở lại cố quốc. Sang thế kỷ 14, họ di cưu đến Đông Âu và cư dân tại một số nước ở khu vực này tưởng nhầm rằng họ đến từ Ai Cập. Mặc dầu số lượng người Di Gan hầu như không bao giờ hiển thị trên các kết quả điều tra dân số chính thức, song ước tính hiện nay có khoảng 2-5 triệu người. Họ sinh sống chủ yếu ở các nước Slavơ như CH Czech, Bulgaria và Romania. Sự hiện diện của họ đã kéo dài qua nhiều thế kỷ, nhưng Châu Âu chưa bao giờ chấp nhận tộc người du mục này và đã áp dụng một cách có hệ thống những sự thanh trừng khác nhau kể từ lần đầu tiên họ đặt chân lên lục địa. Bằng chứng của sự kỳ thị có thể nhìn thấy rõ ràng trong ngôn ngữ (tiếng Anh). Người ta dùng từ “gyp” để chỉ hành động lừa đảo tiền bạc; “Gypsy moths” (bướm đêm Gypsy) có nghĩa là sống ăn bám; “Gypsy taxi” là loại taxi hoạt động bất hợp pháp…Vì người Di Gan cứ di cư từ nước này sang nước khác, nên họ không dễ dàng trong việc xây dựng chỗ ở cố định và có công ăn việc làm. Họ di chuyển trên những đoàn xe lưu động và kiếm kế sinh nhai bằng những trò biểu diễn, hoặc làm công nhân thời vụ hoặc bán những mặt hàng tạp hoá… Một số người làm nghề bói toán. Người Di Gan có biệt tài là nhảy múa rất giỏi. Chính họ đã tạo ra điệu flamenco nổi tiếng. Cách sống du cư trở thành một phần trong văn hoá của người Di Gan và mặc dù có thể dễ dàng lãng mạn hoá điều đó, song trên thực tế nhắc đến Di Gan là nói đến nghèo khổ, sự ngờ vực và mặc cảm không thuộc về đâu.

Xem thêm: Mỡ Tiếng Anh Là Gì – Các Từ Vựng Giảm Mỡ Trong Tiếng Anh

Xem thêm: Waifu Nghĩa Là Gì – Những Waifu Được Fan Anime Yêu Thích Nhất

Sự ngược đãi kéo dài đã buộc họ sản sinh tâm tính “chúng ta chống lại chúng nó” rất mạnh. Thậm chí, họ có những đạo luật rất khắt khe, cấm đoán kết hôn với những người “gadje” (ngoài Di Gan).Châu Âu đưa ra những đạo luật chống người Di Gan từ đầu thế kỷ 15: những thành phố như Lucerne (Thụy Sỹ) và Freiburg (Đức) đã thường xuyên xua đuổi họ. Người Di Gan phải gánh chịu hầu hết mọi hình thức phân biệt đối xử. Trong Chiến tranh Thế giới II, phátxít Đức đã tàn sát gần 400 nghìn người Di Gan cùng với người Do Thái, người đồng tính và những sắc dân khác. Nhiều người Di Gan bị bố ráp và bắn chết ngay trong làng của họ, không ít người bị đưa đến các trại tập trung. Quan hệ giữa nước Pháp và người Di Gan luôn luôn căng thẳng. Năm ngoái, gần 10 nghìn người Di Gan đã bị buộc phải “trở về nhà” ở Bulgaria và Romania. Theo Chính phủ Pháp, cuộc cưỡng bức hồi hương mới đây là kết quả của cuộc ẩu đả diễn ra ngày 16.7.2010. Chàng trai Di Gan 22 tuổi Luigi Duquenet bị cảnh sát bắn chết sau khi anh ta đâm vào một cảnh sát trong khi lái xe. Cái chết của Duquenet đã dấy lên cuộc náo loạn ở thị trấn Saint-Aignan, khiến người phát ngôn của Chính phủ Pháp phải gọi người Di Gan là “nguồn gốc của buôn lậu, của những điều kiện sống cực kỳ kinh hoàng, của bóc lột trẻ em ăn xin, của mại dâm và tội ác”. Ngày 28.7, Tổng thống Sarkozy tuyên bố cho dỡ bỏ những khu lều trại của người Di Gan và trục xuất họ về nơi ra đi. Dư luận cho rằng những hành động của chính quyền Pháp đi ngược lại luật pháp của EU. Đại đa số người Di Gan đến Pháp từ Romania và Bulgaria – hai nước thành viên của EU. Công dân của các nước EU được quyền di chuyển tự do trong lãnh thổ những nước thành viên khác. Tuy nhiên, luật pháp của Pháp hạn chế sự lưu trú của họ trong vòng 3 tháng, trừ khi họ tìm được việc làm. Đúng là đa phần người Di Gan cư trú tại Pháp là bất hợp pháp, nhưng Pháp không chứng minh được rằng họ đang trục xuất đúng người, nếu như không kiểm tra giấy tờ tùy thân của từng người bị trục xuất. Vẫn kiên quyết với kế hoạch trục xuất, Pháp mở chiến dịch ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của EU. Ngày 14.9, các bộ trưởng Pháp gặp gỡ với các quan chức EU và đại diện Nhà thờ Catholic Pháp để giải thích rõ rằng các bước đi của Chính phủ Pháp là đúng luật.

Chuyên mục: Hỏi Đáp