Sinh sống tại Pháp Quốc, dùng chút thì giờ chia sẻ cùng bạn đọc những bài viết tự sáng tác hoặc phỏng dịch các bài tham khảo trên mạng Internet.

Bạn đang xem: Gulag là gì

*

*

*

TOMSK, Nga – Cả hàng năm trôi qua, trên mặt đất của thành phố thuộc vùng Siberia nầy đã là manh mối câu chuyện: một mãnh vải, một lóng xương vụn, một đầu lâu thủng lổ đạn.
Và vì thế một sử gia tên là Boris P. Trenin đã yêu cầu những viên chức chính quyền một việc. Liệu rằng họ có để cho ông ta tra cứu những hồ sơ mật để chứng minh rằng tại đây là nơi chôn vùi từ những cuộc thanh trừng của Stalin? Liệu rằng họ sẳn sàng giúp ông ta để thuật lại câu chuyện của hàng vạn người vô tội được chở bằng xe bò từ nhà tù đến khe núi, bị bắn vào đầu và xô quẳng đi?
Câu trả lời là KHÔNG, và ông Trenin hiểu rằng như thế nào mà những sử gia tại nước Nga vừa nhận định: Dưới chế độ của Vladimir V. Putin, quan điểm về những việc trong quá khứ đã đổi thay. Những hồ sơ mà ông Trenin đang loay hoay tìm kiếm, được cất giử trên lầu 4 của một toà nhà ở Tomsk, trong những hộp đóng dấu “K.G.B. of the U.S.S.R.,” vẫn còn khằng kín.

*

Boris Trenin, một sử gia tại nơi tưởng niệm ở Kashtak thuộc thành phố Tomsk, nơi mà trên 15.000 nạn nhân đã chôn vùi trong sự đàn áp của chế độ Sô Viết. (Hình: James Hill).
Điện Cẩm Linh của thời đại Putin thường phải theo đuổi việc duy trì thế lực trên bối cảnh lịch sử cũng như việc lèo lái quốc gia. Trong nổ lực phục hồi vị trí của nước Nga, ông Putin và những viên chức nhà nước khác cần phải nung nóng chủ nghiã dân tộc để tuyên dương những chiến thắng của thời đại Sô Viết trong khi họ đang làm lắng dịu hoặc thanh minh cho những điều ghê rợn của chế độ.
Kết quả, xuyên qua toàn nước Nga, có rất nhiều văn khố miêu tả những việc giết chóc, khủng bố và những việc làm khác gây ra bởi những kẻ cầm quyền thời đại Sô Viết ngày càng tăng số lượng vượt qua giới hạn. Vai trò của việc trị an được xem một cách rất tế nhị, có lẽ bởi vì ông Putin là một cựu viên chức K.G.B., cơ quan tiền nhiệm của F.S.B., trong thập niên 90.
Với những sử gia như ông Trenin, việc đóng kín những văn khố phản ảnh lại cho thấy sự thật rộng lớn. Họ nói rằng nước Nga, chưa bao giờ níu lấy và phô bày hoàn toàn những tội ác của chế độ Cộng Sản, chưa bao giờ dấn thân vào việc tìm cho ra sự thật và tiến hành sự hoà giải đã được các quốc gia khác đeo đuổi, chẳng hạn như Cộng Hoà Nam Phi, sau khi những chế độ kỳ thị bị lật đổ.

*

Một cách chắc chắn có những lý do để giải thích. Một là sau khi chế độ Liên Bang Sô Viết sập đổ, nước Nga đã trải qua một chấn động về kinh tế, và dân chúng bị tập trung vào việc mưu sinh để tồn tại. Cho đến nay, thì quốc gia được quân bình hơn, và Điện Cẩm Linh, nếu vì bất cứ điều gì, cũng đang hướng về việc giử cho kín đáo hơn. Nó tỏ ra không lấy gì thân thiện lắm đối với những người muốn nghiên cứu khía cạnh hung tàn nhất của chế độ Sô Viết, cũng như nếu người ta xâm phạm đến làm suy giảm hình ảnh Sô Viết sẽ làm mất thể diện tập thể lãnh đạo hiện nay.
“Họ nói rằng nước Nga vừa mới chổi dậy và vì thế chúng tôi phải tự hào về quá khứ,” ông Trenin nói, “Đề tài về việc khủng bố của Stalin thì thật khó nghe và u ám và cũng xa lắc với tính cách dũng cảm. Do đó, họ nói lý do vì sao chủ đề nầy dần dần bị đặt qua một bên. Họ nói rằng chúng ta biết càng ít về chuyện nầy thì chúng ta càng sống thoải mái hơn.”
Những lời bình luận của ông ta trong cuộc phỏng vấn đã vọng tới tai hơn chục sử gia trên nước Nga, tất cả các sử gia nầy mong muốn được tham khảo một cách rộng rãi những văn khố của K.G.B. và của những cơ quan an ninh khác trong thập niên 90. Họ đã tuyên bố hàng năm trước kia, liền sau khi chế độ Liên Bang Sô Viết sập đổ cùng vào lúc sự học hỏi thăng hoa, rằng họ có cơ hội nghiên cứu sâu rộng về những giai đoạn lịch sử mà từ lâu đã bị che dấu.
Ông Trenin phát biểu: “Đấy là thời điểm mà chúng tôi có thể tham kảo văn khố cũng y như chúng tôi được đi đến nơi làm việc.”
Dưới chế độ Putin, sử gia nói, những hồ sơ thường không thể tìm ra được. Ông Putin sau 2 nhiệm kỳ Tổng Thống, bây giờ là Thủ Tướng, sau khi giao đặt chức vụ Tổng Thống cho người được bảo hộ là Dmitri A. Medvedev kế vị ông ta vào tháng năm năm ngoái (gần đây ông Putin lại đắc cử Tổng Thống lần thứ ba).
Những viên chức tại văn khố an ninh, hầu hết bây giờ đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan F.S.B. và Bộ Nội Vụ, đã từ chối một cách phổ quát về những yêu cầu được phép tham khảo với lý lẽ do nhu cầu bảo vệ bí mật quốc gia và đời tư của các nhân vật. (Dù cho hầu hết phần lớn những nhân vật được liệt kê trong hồ sơ vào thời đại Stalin đã mặc nhiên qua đời.)
Giám đốc cơ quan văn khố F.S.B. ở Moscow, Vasily Khristoforov, đã tuyên bố rằng tất cả những hồ sơ liên quan đến “phương pháp và cách thức triển khai về phạm vi hoạt động điều tra” sẽ chẳng bao giờ được công bố.
Sự lạnh nhạt về những hồ sơ an ninh thời đại Sô Viết đã không những ngăn trở những đòi hỏi tham khảo những biến cố trong thập niên 30 dưới chế độ Stalin, khi hàng triệu người đã chết hoặc bị xử tử hình trong những trại tù. Nó cũng ngăn chận những sử gia thu thập để hiểu rỏ hơn những khía cạnh khác về sự khủng bố của thời đại Sô Viết, giống như việc truy lùng và tù đầy những người bất đồng chính kiến cho đến thập niên 80.
Và nó gia tăng sự căng thẳng giửa nước Nga với các nước láng giềng. Chẳng hạn như gần đây, Điện Cẩm Linh đã từ chối yêu cầu của Ba Lan về việc giao những tài liệu liên quan đến sự tàn sát 22.000 viên chức Ba Lan và những người khác trong rừng Katyn và những nơi khác ở Nga trong Đệ Nhị Thế Chiến. Đã hàng thập niên qua, chế độ Sô Viết đổ tội cho Đức Quốc Xã đã bắn giết họ; Mikhail S. Gorbachev là vị lãnh tụ đầu tiên công khai chấp nhận và tuyên bố rằng những cơ quan an ninh Sô Viết đã làm chuyện nầy.
Còn gì hơn nữa, sự thu hẹp đã làm vỡ mộng những người nga đang mong muốn tìm ra sự thật về gia đình của họ và mong muốn những thế hệ tương lai nhận thức được những gì đã có lần xảy ra tại đây.
Năm 1937, vào cao điểm những cuộc thanh trừng của Stalin, một người mang tên Cheslav Yasinski đã bị hành quyết không qua thủ tục ở Tomsk sau khi bị kết án có những hành động phản cách mạng. Hàng năm qua, vợ ông ta cho biết rằng ông vẫn còn sống và làm việc đốn cây trong một trong những trại tù gọi là gulags*, và bà vẫn tiếp tục gởi những kiện thực phẩm. Sau đó bà ta nhận được một lá thư chính thức xác nhận, một cách giả dối, rằng ông ta đã chết vì bịnh tim.
Bảy mươi năm sau, người cháu trai Yuri Kultamakov cố tìm cho được hồ sơ của ông Yasinski từ cơ quan F.S.B., với hy vọng nguồn tin tức nầy sẽ giúp ông ấy tìm được sự thanh tỉnh với quá khứ của gia đình ở Siberia.
Trong khi ngăn chặn các sử gia, chính quyền công bố họ sẽ làm một hành động ngoại lệ và cho phép những cá nhân liên hệ gia đình được xem xét hồ sơ từ văn khố an ninh. Nhưng chính sách nầy hình như không được triển khai như ông Kultamakov vừa phát hiện ra.
Cơ quan F.S.B. chỉ cung cấp cho ông ta một bản sơ kết với nhiều trang đã bị xén bớt đi. Các viên chức cho biết chính sách của họ là giử lại những tài liệu có ghi tất cả những tên của những người khác, kể cả tên những người thi hành án và người chỉ điểm.
“Tôi muốn biết tất cả mọi việc đã xẩy ra, nhưng nhận được rất ít,” ộng Kultamakov cho biết.
Đã có lần một dải đất trống không với một hẽm núi rộng lớn, nhưng với những thập niên gần đây, thành phố trở thành đông đúc. Những lời đồn về mồ chôn tập thể vẫn còn đấy và vào năm 1989, trước khi chế độ Sô Viết sập đổ, ông Trenin cùng một bạn đồng nghiệp, Vasily A. Khanevich, đã điều khiển một cuộc khai quật nho nhỏ dù không được phép của chính quyền và tìm ra hai bộ xương người đầy vết đạn.
Cũng như nhiều người cư ngụ ở Siberia, ông Trenin, 62 tuổi và ông Khanevich, 52 tuổi đều có người thân tiếc thương liên quan đến sự thống trị của Stalin. Gia đình ông Trenin bị đày đến trong vùng và ông nội của ông Khanevich bị xử tử bởi công an mật vụ.
Cho mãi đến năm 1990, khi người ta cày xới đất đai để thực hiện chương trình xây dựng ở Kashtak, nhân công đã nhiều lần tìm thấy những di hài. Đôi khi người ta đang làm vườn tìm thấy những mớ xương tàn.

Xem thêm: Negative Là Gì – Negative Nghĩa Là Gì Trong Tiếng Anh

Vào cuối thập niên vừa qua, ông Trenin kể lại, vài nhân viên cựu K.G.B. thừa nhận những gì đã xẩy ra. Họ cho biết trong suốt thời gian thanh trừng vào cuối thập niên 30, cứ hai lần trong tuần, tù nhân bị xử tử và xác bị ném vào khe núi.
Ông Trenin đoan chắc rằng ông ta có đủ nguồn tin để chứng minh rằng ông có thể được phép tham khảo những tài liệu mật. Ông ta vận động ngoài hành lang với những viên chức để được phép thực hiện toàn thể việc điều tra những gì xẩy ra ở đó, và để xây một đài tưởng niệm.
Những đã quá trể. Ông Putin đã trở thành Tổng Thống. Cơ quan F.S.B. không thuận cho phép được xem xét những hồ sơ, và những cuộc gặp gở theo sau đó vào năm 2002 và 2003, viên chức thành phố, những người có liên hệ mật thiết với những cơ quan an ninh, đã không giúp ông Trenin được gì nhiều.
“Hắn tuyệt đối chẳng có quan tâm gì đến,” ông Trenin kể về một viên chức của thành phố, một cựu nhân viên K.G.B. “Chỉ có theo chiều hướng nầy, nó đã xẩy ra, nó đã là ngay ở đây, chẳng cần phải tìm kiếm gì xa xôi.”
Cựu nhân viên K.G.B., Aleksandr A. Melnikov là một phó thị trưởng, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng Kashtak tiêu biểu cho một tai uơng lớn nhưng việc đó “đang đuợc xem xét kỷ theo chiều sâu.”
“Ngày nay, chẳng có vấn đề gì khó để được tham khảo những văn khố của thời đại ấy, tuyệt nhiên không có gì khó,” ông Melnikov nói. “Nếu họ gặp vấn đề gì, họ có thể gọi tôi. Tôi sẽ giúp và yểm trợ cho họ để có được tài liệu mà họ cần đến.”
Bình luận về những lời tuyên bố của ông Melnikov, ông Trenin thở dài. Ông nói “Thật lố bịch!”
Những ảnh chân dung các nạn nhân bị giết được treo trong bảo tàng nhỏ ở Tomsk, là một trại giam cũ được xử dụng bởi mật vụ của Stalin.
Ông Trenin và ông Khanevich là những thành viên của Memorial, một nhóm người bảo vệ nhân quyền, và họ đang làm việc trong một bảo tàng nhỏ dành cho 23.000 người bị giết dưới thời Stalin ở tại Tomsk. Bảo tàng là một trại giam cũ xử dụng bởi N.K.V.D., mật vụ của Stalin, tiền thân của cơ quan K.G.B.
Những triển lảm phô bầy trong những phòng giam nhỏ bé ảm đạm, nơi mà tù giam bị tra tấn và nhồi nhét khoảng 20 người cùng một lúc trong đó. Nhưng có rất ít chuyện về Kashtak. Ông Trenin nói rằng ông ta tin là có khoảng hơn 15.000 người bị xử tử tại đây, nhưng không được phép tham khảo những văn khố thì có thể không lấy gì làm chắc cho lắm.
Cách đây vài năm, các viên chức thành phố dựng nên một thập tự lớn ở Kashtak như là một đài tưởng niệm. Nhưng ở một nơi cô lập, xa với tầm nhìn từ trục lộ chính nên hiếm có những cuộc thăm viếng.
Đối với ông Khanevich, ông nội của ông ta bị trói và xử tử trong một ngày vào năm 1938 ở một làng ở Siberia, đấy là biểu hiệu xoàng xỉnh mà đau buốt.
“Vị thế nước Nga như là một nước dân chủ mà tự nó đã hoàn toàn khác biệt với những giá trị dân chủ, nhưng cũng cùng lúc, nó lại không từ bỏ, tự nó lại không phân biệt và cũng không lên án chế độ tiền nhiệm,” ông nói. “Ngược lại, nó tự bảo vệ nó.”
Ông Trenin và những sử gia khác nhấn mạnh rằng chẳng đáng gì nếu những hồ sơ được mở ra vào thập niên 90. Họ kể lại những viên chức đã được thuyết phục cung cấp cho họ nhưng tinh thần ấy đã không còn hiện hữu được bao lâu.
Những văn khố của mật vụ Stalin trở thành một điểm chớp nhoáng bởi sự nổi dậy của phong trào thần tượng hoá Stalin như là một lảnh tụ đánh bại quân Đức Quốc Xã, khuyến khích kỹ nghệ và đưa Liên Bang Sô Viết thành một cường quốc.
Năm ngoái (2007), Điện Cẩm Linh đã cổ động cho một tài liệu nghiên cứu dành cho các giáo sư trường trung học rằng những đánh giá về Stalin “một trong những vị lãnh tụ thành công nhất của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết,” trong khi miêu tả về “việc bóc lột tàn nhẫn” dân chúng. Chính ông Putin đã tự hiểu những mất mát dưới chế độ Stalin nhưng đã tuyên bố rằng dân nga đừng nên hổ thẹn gì về họ.
“Chúng ta có một chương ảm đạm trong lịch sử của chúng ta; chỉ cần nhìn những sự việc bắt đầu từ năm 1937,” ông Putin phát biểu trong một buổi họp giới thiệu tài liệu nghiên cứu được ra mắt. “Và chúng ta cũng không quên những thời điểm ấy trong quá khứ.”
“Nhưng những quốc gia khác cũng đã trải qua những thời điểm kinh hoàng và ảm đạm,” ông ta nói tiếp. “Trong bất cứ sự kiện nào, chúng ta đã chẳng dùng vỏ khí hạt nhân chống lại người dân, và chúng ta đã chẳng phải tưới hoá chất trên hàng vạn ki-lô-mét vuông mặt đất hoặc ném số lượng bom lên trên một quốc gia nhỏ bé hơn số lượng bom đã được ném trong Đệ Nhị Thế Chiến, như là trường hợp của Việt Nam.”
Trong những cuốc phỏng vấn, viên chức của cơ quan F.S.B. và các cơ quan an ninh khác cho biết rằng thật ra đã có nhiều tài liệu được bạch hoá. Được hỏi về những lời phàn nàn của các sử gia, Oleg K. Matveyev, một viên chức lâu năm tại văn khố của F.S.B. ở Moscow, nói rằng một vài người mong muốn vẽ vời về quyền lực Sô Viết một cách tiêu cực.
“Vạch ra một đường thẳng đến năm 1991 và nói rằng tất cả những gì xẩy ra trước đó đều đen, và bây giờ trở thành trắng, cũng như những gì đã qua trong nhiều quốc gia và vùng của những nước cộng hoà cũ thuộc Liên bang Sô Viết, chúng tôi chẳng có gì giống như thế ở tại đây,” ông ta tiếp lời. “Chúng tôi cần cẩn trọng về quá khứ.”
Ông Matveyev thêm rằng sự quan trọng mà cơ quan F.S.B. cần phải bảo vệ đời tư của những người được ghi vào hồ sơ.
Đấy là một quan niệm đặc thù về đời tư. Cơ quan F.S.B. không giử bí mật tên tuổi; trên thực tế, nó được cung cấp cho những tổ chức vô vị lợi như nhóm Memorial với danh sách những người bị khủng bố mà đã được công bố trong cái gọi là sách tưởng nhớ. Nhưng nó sẽ chẳng được phép tham khảo tài liệu, để tránh những sử gia thu thập được việc bên trong những cơ quan an ninh.
Cơ quan F.S.B. cũng đã hứa hẹn rằng có rất nhiều hồ sơ sẽ được bạch hoá sau 75 năm. Nhưng các sử gia nói rằng quy định thường hay bị phớt lờ, họ nói thêm vào việc cơ quan F.S.B. hướng về việc bạch hoá những tài liệu không phô bày các cơ quan an ninh có tính chất xấu xa.
Một sử gia lỗi lạc, Sergei A. Krasilnikov ở Đại Học Novosibirsk tại Siberia, nói rằng thông thường các viên chức trích dẫn lý do đời tư và những lý do khác đễ ngăn chận. Ông ta nói nhưng đó chỉ là một mưu mẹo.
“Lệnh được ban ra để phục hồi cho người nga và cương vị quốc gia Sô Viết trong tất cả các giai đoạn và thời gian – cho tất cả các Sa Hoàng và tất cả các Tổng Bí Thư,” ông ta phát biểu. “Đó là lý do vì sao chúng tôi bị hạn chế trong việc truy cập các văn khố, bởi vì những văn khố nầy cho phép chúng tôi thấy ra được một cách thấu đáo bộ máy quyền lực, bộ máy xử lý-giải quyết, hậu quả của những việc đã giải quyết mà thường rất là bi thảm cho xã hội.”
Không có khả năng để có được những hồ sơ từ văn khố an ninh, ông Trenin và ông Khanevich tự thu thập từ những nguồn quen biết và các nhà nghiên cứu đã kiếm được trong những năm 90. Họ xin xỏ được tin tức từ những văn khố Sô Viết không cấm, chẳng hạn như những tài liệu giải thích về kỹ nghệ hoặc về chính quyền địa phương.
Đôi khi, họ cảm thấy nản lòng như khi họ nghe thấy qua những cuộc thăm dò ý kiến mà hầu hết đa số giới trẻ tin rằng Stalin đã làm “đúng nhiều hơn sai.” Tuy thế, họ cũng nhận ra những ký hiệu để bám vào hy vọng.
Ông Khanevich tin chắc rằng Bộ Nội Vụ gởi những nhân viên đến viếng thăm bảo tàng như một phần của việc đào tạo, và trong một ngày nọ có 15 luật sư cùng thám tử đã đến viếng thăm. Một vài người biểu lộ xúc động, nói rằng họ không thể ngờ đến tầm cở sự giết chóc.
“Có những hạng người với lon lá trên cầu vai, và họ chỉ biết thi hành lệnh, nhưng những lệnh lạc không phải luôn luôn nhân đạo và đôi khi là tội ác,” ông Khanevich nói. “Họ cần phải suy nghỉ về những việc hợp lý lẽ để làm và thực hiện. Tất nhiên là họ sẽ bị giáng cấp, tước quân tịch. Nhưng họ sẽ giử được tính chất con người với phẩm giá nguyên vẹn.”
*Trại tập trung Goulag (Gulag): Từ chử GOULAG viết tắt từ tiếng nga (Главное Управление Лагерей, Glávnoie Oupravlénïe Lageréi, “Chỉ đạo chính về các trại lao động” – Cơ quan quản lý và điều hành các trại cưởng bách lao động trong thời kỳ Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết.

Xem thêm: Countertop Là Gì

Câu chuyện chiếc quần jeans Levi’s

Khi Levi Strauss vừa 20 tuổi đi thuyền từ Manhattan quanh Cape Horn đến San Francisco vào năm 1850 để tìm kiếm tài sản trong các mỏ vàng, …

*

►  2018(1) ►  2017(3) ►  2016(2) ►  2015(2) ►  2014(14) ▼  2013(110) ▼  tháng năm(32)

Chuyên mục: Hỏi Đáp