Chỉ số Gross Margin là một trong những giá trị rất được chú ý hiện nay. Đây là chỉ số dùng để đánh giá về lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Việc xem xét các chỉ số sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhìn nhận về tiềm năng của doanh nghiệp đó. Đồng thời cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá, điều chỉnh kế hoạch & chiến lược giúp cho mình đạt được hiệu quả tối đa nhất.

Bạn đang xem: Gross profit margin là gì

Gross Margin là gì

Gross Margin còn được gọi là Gross profit Margin, tạm dịch là biên lợi nhuận gộp hay tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây là một trong những giá trị được dùng để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp nào đó. Qua giá trị của lợi nhuận gộp, người ta sẽ đánh giá được với 1 đồng vốn thì doanh nghiệp đó sẽ thu về được bao nhiêu lợi nhuận, sau khi đã trừ vốn nhập hàng hóa.

–> Tìm hiểu Biên lợi nhuận profit margin là gì

*

Gross Margin còn được gọi là Gross profit Margin, tạm dịch là biên lợi nhuận gộp

Cách tính lợi nhuận gộp

Bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì sợ rằng tính chỉ số Gross Margin sẽ khó khăn với mình. Tuy nhiên cách tính cũng đơn giản và chỉ cần áp dụng theo công thức. Chúng ta sẽ điểm trước về công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp và xem ví dụ về cách tính bên dưới nhé.

Công thức tính lợi nhuận gộp:

Gross Margin = Gross Profit/ Revenue = ( Revenue – Cost of Good Sold)/ Revenue

Dịch ra nghĩa tiếng việt của công thức này như sau:

Biên lợi nhuận gộp = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần = (doanh thu thuần – giá vốn bán hàng)/ doanh thu thuần

Công thức áp dụng này sẽ được hiểu đơn giản hơn qua ví dụ dưới đây của chúng tôi dành cho bạn.

Ví dụ về cách tính Gross Margin

Bạn có thể tham khảo cách tính về chỉ số biên lợi nhuận gộp của Vinamilk. Theo báo cáo của tập đoàn này, chỉ số Gross Margin tính theo công thức ta có những dữ liệu như sau:

*

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất bán niên 2019 của VNM

Doanh thu thuần (a): 27,788,261 triệu đồng.Giá vốn hàng bán (b): 14,619,313 triệu đồng.Gross Profit (c) = (a) – (b): 13,168,948 triệu đồng.

Bạn có thể sử dụng ngay được chỉ tiêu lợi nhuận gộp đã được tính sẵn trên báo cáo. Với việc tính toán lại, chúng tôi muốn chắc chắn bạn đã hiểu về nguồn gốc của chỉ tiêu đó. Qua những số liệu trên đây, chúng ta sẽ tính theo công thức đã được áp dụng như sau:

Doanh thu thuần (a): 27,788,261Gross Profit (c): 13,168,948Gross Margin (d) = ((c) / (a))*100 = 47.39%

Qua công thức và kết quả trên đây, bạn đã hiểu được cách tính về chỉ số chưa? Nghĩa là biên lợi nhuận gộp Gross Margin trong 6 tháng đầu năm của VNM là 47.39%, mỗi đồng doanh thu của VNM đầu tư ra sẽ thu được 47.39% lợi nhuận gộp.

Chỉ số Gross Margin như thế nào được xem là tốt?

Với chỉ số Gross Margin, bạn có thể xác định được kết quả của hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp. Việc đánh giá đó sẽ giúp cho bạn có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn.

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng nếu như một doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp càng cao thì nghĩa là doanh nghiệp đó làm ăn có lãi và hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên, biên lợi nhuận thấp cũng chưa chắc là doanh nghiệp đó làm ăn không hiệu quả. Vì thế chỉ số Gross Margin là bao nhiêu sẽ tốt thì cần phải đánh giá cẩn thận.

*

Với chỉ số Gross Margin, bạn có thể xác định được kết quả của hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp

Chỉ số Gross Margin ổn định qua các thời kỳ

Các doanh nghiệp luôn có xu hướng muốn duy trì chỉ số Gross Margin ở mức ổn định. Trừ những trường hợp có sự thay đổi về mô hình kinh doanh hoặc có quá nhiều những đối thủ cạnh tranh gia nhập cùng ngành thì mới có sự biến động về chỉ số này.

Xem thêm: Set Là Gì – Nghĩa Của Từ Set

Nếu bạn đang nhìn vào biên lợi nhuận gộp của một doanh nghiệp nào đó trong lịch sử ở mức từ 20 – 25% nhưng đột nhiên lại giảm xuống đến 1/2, còn 10% thì hãy xem xét một cách nghiêm túc nhất. Bất kể một biến động nào đó đáng kể mà không phải có phát sinh nào thì đều có thể tiềm ẩn những yếu tố về chi phí hay nguyên vật liệu tăng, dây chuyền sản xuất có vấn đề hoặc có khi bị gian lận trong chế độ báo cáo.

Nhưng ngược lại, nếu như chỉ số lợi nhuận gộp tăng đột biến, rất có thể doanh nghiệp có những lý do chính đáng như đã phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng hoặc đã chỉnh sửa được dây chuyển sản xuất, tìm ra được phương thức mới, sự tăng trưởng ấn tượng của một sản phẩm nào đó do doanh nghiệp bán ra ngoài thị trường.

Điều quan trọng nhất bạn cần nắm rõ, khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đó đến từ đâu và được tạo ra bằng phương pháp nào. Thậm chí nếu tinh ý hơn 1 chút bạn còn có thể biết được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp có xu hướng tăng qua các thời kỳ

Ngoài việc chỉ số tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định thì khi có dấu hiệu tăng dù ít hay nhiều thì đó cũng là 1 tín hiệu tích cực. Biên lợi nhuận gộp tăng sẽ cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt & đã có những cải tiến trong quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng mang lại sự hiệu quả cho quá trình kinh doanh. Điều đó cũng cho thấy rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tăng lên & củng cố vững chắc hơn.

Báo cáo của VNM chính là một ví dụ điển hỉnh cho chỉ số biên lợi nhuận gộp tăng qua các thời kỳ. Có được điều đó là do VNM đã cải thiện được giá bán sản phẩm thị phần của mình tăng qua các năm, đồng thời chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống nhờ được chủ động về nguồn nguyên liệu và cải thiện được năng suất đàn bò của mình.

Chỉ số Gross Margin cao hơn so với trung bình ngành

Bạn có thể nhìn thấy chỉ số Gross Margin thấp trong báo cáo hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, chỉ số này thấp không có nghĩa là doanh nghiệp đó làm ăn không hiệu quả. Điều quan trọng nhất chính là hãy so sánh chỉ số Gross Margin của doanh nghiệp đó với chỉ số trung bình của ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động.

Lấy ví dụ đơn giản hơn để bạn hiểu về trường hợp này:

Một công ty tư vấn về luật, hoạt động trong ngành dịch vụ thì điểm chi phí sản xuất sẽ thấp sẽ có biên lợi nhuận Gross Margin cao. Trong khi đó, chỉ tiêu này sẽ thấp hơn so với 1 công ty chuyên về sản xuất như ô tô, bia, rượu… vì chi phí dành cho sản xuất khá cao.

*

Gross Margin thấp không có nghĩa doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả

Một ví dụ cụ thể khác về trường hợp này như sau:

Chỉ số Gross Margin của VNM năm 2018 là 46.8% còn của tập đoàn Hòa Phát là 20.9%. Nếu VNM là doanh nghiệp số 1 về ngành sữa hiện nay thì Hòa Phát cũng là tập đoàn số 1 về ngành Thép.

Xem thêm: Khí Quyển Là Gì – Khí Quyển Trái đất

Khi bạn so sánh về chỉ số Gross Margin của 2 tập đoàn này, kết quả sẽ chẳng thể hiện vấn đề gì hay góc nhìn nào đó. Bởi đơn giản là chi phí sản xuất của 2 doanh nghiệp này là khác nhau. Hơn nữa theo thị trường thì đây là 2 doanh nghiệp đứng đầu mỗi ngành. Vì thế, cái nên so sánh để đánh giá được chính là hãy so sánh với chỉ số Gross Margin trung bình ngành.

Theo W.Buffett: “Những doanh nghiệp có Gross Margin vượt trội so với trung bình ngành luôn tồn tại một “Economic moats” – lợi thế cạnh tranh giống như con hào bao quanh lâu đài.”

Lời kết

Như vậy qua những gì mà thienmaonline.vn tổng hợp & chia sẻ ở nội dung trên đây, bạn đã có thể hiểu chỉ số Gross Margin là gì rồi chứ. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:

Chuyên mục: Hỏi Đáp