Cảm giác mất mát và đau lòng có thể xuất hiện sau khi ta mất đi một ai đó hay một thứ gì đó ta quan tâm, như cái chết của người ta thương, mất đi một mối quan hệ, mất đi thú cưng, mất việc, một thay đổi trong cuộc sống; hoặc mất đi một đồ vật sở hữu quan trọng. Nỗi đau buồn trong những tình huống này không phải là một bệnh lý – nó là phản ứng bình thường đối với một sự kiện trong cuộc sống và rằng tất cả mọi người đều phải đối diện với những sự kiện này ít nhiều trong đời. Bạn cần thời gian để điều chỉnh và học cách bước tiếp mà không có sự hiện diện của người, vật hay lối sống trước kia.

Bạn đang xem: Grief là gì

Feelings of loss and grief can be experienced after we lose someone or something we care about like; the death of a loved one; loss of a relationship; loss of a pet; loss of a job; a change to your way of life; or loss of important possessions. The grief you experience in these instances is not an illness – it is a normal response to a life event that everyone must face at some point. It takes time to adjust and to learn to live our life without that person, thing or way of life.

Đau buồn và mất mát là gì? What is loss and grief?

Khi chúng ta mất đi một người hay thứ gì quan trọng thì mỗi người đều cần kha khá thời gian để điều chỉnh và học cách sống tiếp cuộc sống không có người, vật hay lối sống kia. Chẳng có đúng sai trong cách bạn đau buồn và bạn có thể cần rất nhiều thời gian và hỗ trợ để chữa lành vết thương ấy.

When we lose someone or something important to us, it can take time to adjust and learn to live life without that person, thing or way of life. There is no right way or wrong way to grieve and it can take a lot of time and support to heal.

Cách thức ảnh hưởng? How does it affect us?

Cường độ của nỗi đau buồn, thời gian kéo dài trong bao lâu và phản ứng của mỗi người sẽ khác nhau. Một số phản ứng thường gặp:

The intensity of our grief, how long it lasts, and our reactions to it will differ from person to person. Some common reactions include:

– Cảm thấy buồn hoặc chán nản. Feeling sad or down

– Thường xuyên khóc. Frequent crying

– Sốc, chối bỏ, trơ lì. Shock, denial, numbness

– Căng thẳng, lo âu, bối rối, kiệt sức. Stress, anxiety, confusion, exhaustion

– Giận dữ, tội lỗi, xấu hổ, đổ lỗi hoặc thậm chí có khi cảm thấy nguôi ngoai. Anger, guilt, shame, blame or even relief

– Cô đơn, cô lập và co cụm bản thân. Loneliness, isolation and withdrawal

– Cảm xúc hoặc hành xử khác bình thường. Feeling or acting differently to usual

– Các vấn đề sức khỏe thể chất – như đau đầu, thay đổi thói quen ăn uống, ngủ nghỉ. Physical health problems headaches, changes in eating or sleeping patterns

– Khó tập trung. Difficulty concentrating

– Không tận hưởng các hoạt động và sở thích bình thường vẫn làm. Not enjoying usual activities and hobbies

– Mối quan hệ cá nhân gặp căng thẳng hoặc có vấn đề. Tension or problems with personal relationships

– Tăng sử dụng rượu bia, thuốc lá và ma túy. Increased alcohol, smoking or drug use

– Cảm thấy vô vọng hoặc thấy bản thân không thể tiếp tục – có suy nghĩ tư tử hoặc tự hại. Feeling hopeless or like you can’t go on thoughts of suicide or self-harm

Những thứ có thể giúp ta chữa lành. Things that can help us heal

– Cứ để cho bản thân được đau buồn – thể hiện cảm xúc của bản thân với gia đình, bạn bè hay chuyên gia y tế mà mình tin tưởng, thay vì cứ chất chứa chúng trong lòng.

Let yourself grieve – express your feelings to a trusted family member, friend or health professional, rather than bottling them up.

– Chăm sóc bản thân – bằng cách ăn uống, tập luyện và ngủ nghỉ lành mạnh. Cho bản thân thời gian để thoát khỏi nỗi đau – làm những thứ bạn thích, thậm chí ngay cả khi bạn cũng không thực sự thích chúng lắm. Thử quay trở lại cuộc sống thường nhật trước đây. Tránh chất có cồn và ma túy, vì chúng làm trơ lì cảm xúc của bạn và cản trở quá trình chữa lành.

Take care of yourself – by eating healthily, exercising, and sleeping. Give yourself time out from the pain do things you enjoy, even if you dont really feel like doing them. Try getting back into your normal routine. Avoid alcohol and drugs, as they numb feelings and make it harder to heal.

– Thong thả và trì hoãn đưa ra những quyết định lớn trong cuộc sống – bạn cần thời gian để quay trở lại cuộc sống hiện tại. Không có giới hạn tồn tại nào cho nỗi đau, vậy nên đừng cố gây áp lực lên bản thân hoặc người khác để buộc mình phải “bước tiếp” hoặc “vượt qua”. Tránh đưa ra những quyết định hệ trọng cho đến khi bạn có thể suy nghĩ thấu đáo thực sự.

Take your time and postpone major life decisions – it takes time to get back into life. There isn’t a set time limit on grief, so try not to put pressure on yourself or others to “move on” or “get over it”. Avoid making any big decisions until you can think more clearly.

– Buông bỏ và chia sẻ cảm xúc của mình – mỗi người đều có cách tưởng nhớ về người hoặc thứ đã mất khác nhau. Đối với một số người, giữ lại những đồ vật nhắc nhớ về người đã ra đi có thể giúp họ phần nào. Đối với một số khác, cất những thứ này đi cho đến khi bản thân sẵn sàng đối mặt với chúng lại dễ dàng hơn.

Say goodbye and share your feelings – Each person has a different way of remembering the person or thing that has been lost. For some people having belongings that remind them of the deceased can help. For others, putting these things away until they are better equipped to face them is easier.

– Để người khác giúp bạn – giải thích cho gia đình và bạn bè về việc bạn cảm thấy như thế nào và bạn muốn họ giúp mình như thế nào. Thường thì người khác cũng muốn giúp bạn nhưng lại không biết bạn cần hay muốn gì; ví dụ như họ không biết có nên trao đổi về người đã ra đi hay không. Hãy nói với họ. Trao đổi với một chuyên gia hoặc một ai đó đã từng trải qua hoàn cảnh tương tự, những người hiểu được những gì bạn đang trải qua.

Let people help – Explain to family and friends how you feel and what you would like them to do to help. Often others want to help but they do not know what you need or want; e.g. whether to talk about the loved person or not. Tell them. It can help to talk to a professional, or to talk to someone who has been through a similar experience, and understand what you are going through.

– Để bản thân được chữa lành – Chữa lành không chỉ là “cho qua” hay “nói lời tạm biệt.” Bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi phải “quên đi” một ai đó, hay một thứ gì đó và không muốn bước tiếp. Đây là một phần hoàn toàn bình thường của quá trình chữa lành. Đừng cảm thấy tội lỗi về việc vượt qua nỗi đau buồn và cố quay trở lại cuộc sống bình thường.

Let yourself heal – Healing does not just mean “letting go” or “saying goodbye”. You may feel guilty about “forgetting” a person or thing and not want to move on. This is a normal part of healing. Don’t feel guilty about moving through your grief and trying to get back to your life.

– Nhận biết rằng mình có thể vượt qua nó – Bạn có thể vẫn sống tiếp sau một nỗi mất mát lớn ngay cả khi bạn nghĩ mình không thể. Hãy biết những giới hạn của bản thân và chuẩn bị cho những thất bại nhất định. Đây có lẽ là phần gian nan nhất bạn phải trải qua nhưng rồi bạn sẽ được chữa lành.

Know that you can get through this – You can survive a big loss even if you feel like you can’t. Take one step at a time. Know your limits and expect some set-backs. It may be the hardest thing you’ll ever face but you can heal.

– Chuẩn bị cho những sự kiện gây căng thẳng hoặc đau buồn – những sự kiện và tình huống nhắc nhở bạn về mất mát trong quá khứ có thể cực kỳ khó đương đầu. Hãy chuẩn bị cho những sự kiện này và cả phản ứng của bạn trước chúng, và việc này, có thể không khó như bạn tưởng.

Be prepared for stressful or sad events – events and situations that remind you of your loss can be particularly hard to deal with. Prepare for these events and your reactions to them, and it may not be as hard as you think it will be.

– Hãy làm những điều dành riêng cho bản thân – dành thời gian “giải lao” để làm những thứ bạn từng thích hoặc đơn giản là làm cái gì đó cho vui cũng rất quan trọng. Thậm chí ngay cả khi bạn thấy chán nản, hãy cố gắng kết nối thường xuyên với gia đình và bạn bè cũng như tham gia vào các hoạt động hoặc sở thích thú vui.

Do things just for you – taking “time out” to do the things that you used to enjoy or to have fun is important. Even when you’re feeling down, try to connect regularly with family and friends and get involved in activities or hobbies.

Khi nào nỗi đau buồn trở thành một vấn đề? When is grief a problem?

Bạn có lẽ sẽ thấy mình bị ngập chìm trong nỗi đau, hay thậm chí né tránh, ngăn không cho bản thân đau buồn. Nếu những điều này gây cản trở đời sống của bạn, ảnh hưởng lên công việc, các mối quan hệ hoặc đời sống thường nhật thì bạn cần tìm kiếm hỗ trợ hoặc trợ giúp từ chuyên gia.

You may find yourself overwhelmed with the pain, or even avoiding the pain of grieving. If this starts to get in the way of how you live, affects work, relationships, or day-to-day life then you need to get support or professional help.

Xem thêm: tiểu cường là gì

Quá đau buồn trong thời gian kéo dài có thể gây nguy cơ cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của bạn. Nếu bạn nghĩ điều này đang diễn ra với bạn thì hãy ngay lập tức tìm kiếm trợ giúp từ chuyên gia y tế.

Long-term or overwhelming grief can put your physical, mental and emotional health at risk. If you think this is happening to you, seek help immediately from a health professional.

Làm cách nào để giúp một người đang đau buồn? How to help someone who is grieving

– Để họ biết rằng bạn quan tâm họ – công nhận rằng nỗi mất mát này là chuyện hệ trọng.

Let them know you care – acknowledge that their loss is important.

– Để họ biết bạn đang cảm thấy thế nào – ngay cả khi bạn không biết nói gì hay làm gì thì bạn vẫn có thể ở bên cạnh họ.

Let them know how you feel even if you dont know what to say or do, but that you can be there for them.

– Lắng nghe – đơn giản là luôn ở đó để nghe câu chuyện của họ khi họ sẵn sàng kể.

Listen simply being available to hear their story when they are ready to talk can help.

– Hỏi xem bạn có thể giúp gì cho họ không – đừng mặc định nhu cầu của họ, mà hãy chân thành đề nghị hỗ trợ.

Ask them how you can help dont assume what they will need, but do offer help.

– Cho họ biết họ có thể san sẻ nỗi buồn – động viên họ để họ không cảm thấy cô độc.

Let them know it’s ok to share their grief encourage them to not feel alone.

– Giữ liên lạc – luôn có mặt, tham gia và giúp họ gắn kết vào các hoạt động, và cho họ quyền lựa chọn liên lạc với bạn.

Keep in contact be available, check-in, keep them included in activities, and give them the option to contact you.

– Hãy thấu hiểu – chấp nhận rằng họ có thể nói và làm khác đi.

Be understanding accept that they may act or say things differently.

– Tìm ra những dấu hiệu cho thấy họ không muốn đương đầu nữa – bao gồm dấu hiệu có ý định tự tử, tự hại, mắc kẹt trong nỗi đau buồn hoặc muốn từ bỏ cuộc sống.

Look out for signs that they are not coping this includes signs of suicidal thoughts, self-harm, getting stuck in their grief, or giving up on life.

– Giúp họ tìm kiếm hỗ trợ – kết nối họ với các nguồn thông tin, hoặc hỗ trợ từ chuyên gia.

Get them help connect them with information, resources or professional help.

– Chăm sóc bản thân – giúp một người đang trong cơn đau buồn có thể là một gánh nặng. Hãy chăm sóc chính sức khỏe thể chất vả cảm xúc của bản thân bạn, hãy trao đổi cảm xúc của bạn với một ai đó trong khoảng thời gian căng thẳng này.

Look after yourself helping a grieving person can be a heavy burden. Take care of your own physical and emotional health, and talk about your feelings with someone during this stressful time.

Nếu nỗi đau buồn trở nên quá mức chịu đựng cho bạn và người thân quen của bạn, hãy tìm kiếm giúp đỡ bằng cách trao đổi với một nhà tâm lý học, bác sĩ hoặc tư vấn viên.

Xem thêm: Tiết Niệu Là Gì – Đường Nằm Ở Đâu

If grief is becoming too overwhelming for you or someone you know get help by talking to a psychologist, GP or counsellor.

Chuyên mục: Hỏi Đáp