Google Sandbox là một thuật ngữ khá ít được biết đến, đặc biệt là những ai mới bắt đầu làm SEO và chưa có kinh nghiệm SEO gì. Tuy nhiên, rơi vào Sandbox của Google là một tình trạng khá phổ biến đối với các website mới hiện nay, nhất là khi tình trạng ghost spam và copy content đang trở nên tràn ngập thế giới ảo.
Bạn đang xem: Google sandbox là gì
Sandbox là một thuật ngữ SEO quan trọng cần quan tâm đối với bất kỳ SEOer hay nhà đầu tư SEO nào. Sẽ là khá nguy hiểm cho những ai bắt đầu làm SEO mà chưa biết gì về Sandbox.
Sandbox là gì?
Sandbox là một thuật ngữ thuộc mảng lập trình phần mềm máy tính. Thuật ngữ này mô tả một cơ chế bảo mật của máy tính, dùng để tách lọc các đoạn mã ko chưa được kiểm tra (Untested Code) hoặc các chương trình đang chạy không đáng tin cậy của bên thứ ba mà hệ thống chưa thể xác minh, bao gồm các phần mềm tự viết không có thương hiệu hoặc các website có đường dẫn lạ không đáng tin.
Sandbox sẽ kiểm soát chặt chẽ các nguồn lực cho các loại chương trình trên, bao gồm dung lượng chứa ban đầu trên ổ đĩa và bộ nhớ, đồng thời hạn chế rất nhiều các chức năng của chương trình như khả năng truy cập mạng, khả năng kiểm tra các hệ thống máy chủ hoặc đọc từ các thiết bị đầu vào,… Như vậy, Sandbox trong máy tính giống như một cơ chế quản thúc đối với các chương trình lạ, làm hạn chế nhiều các tính năng của chương trình đó trên máy tính để ngăn ngừa khả năng bị spam.
Định nghĩa Google Sandbox
Bắt nguồn từ thuật ngữ Sandbox trên máy tính (Computer), Google Sandbox cũng là một bộ lọc được tạo ra bởi Google vào tháng 3/2014, ngay khi bản cập nhật thuật toán của Austin và Florida được tung ra. Về cơ bản, mục đích hình thành của Google Sandbox cũng khá giống với Sandbox Computer, với mục tiêu hạn chế việc spam của các sản phẩm kém chất lượng.
Với Sandbox, Google có thể đặt một website vào một tình trạng quản chế đặc biệt nếu site đó bị tình nghi spam hoặc có các hành động đối phó với công cụ tìm kiếm nhằm có một thứ hạng cao trong SERP. Tình trạng quản chế này có thể làm giảm thứ hạng của tất cả các trang trên site, thậm chí không xếp hạng chúng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, thường là một tháng nhưng cũng có thể dài hơn hoặc vĩnh viễn. Thời gian quản chế này còn tùy thuộc vào sự thay đổi của website sau khi bị đưa và Sandbox.
Các website rơi vào Sandbox sẽ gần như không thể xuất hiện trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, mặc dù vẫn được Google index. Thông thường, những trang bị quản thúc này đều là những trang mới, và có nội dung ko mấy mới mẻ hoặc riêng biệt so với các cũ trước đó, với một lượng link bất thường đột ngột chảy về hoặc nội dung tăng đột biến. Hơn nữa, nếu những site này cố tình tối ưu để có một thứ hạng tốt hơn, Google sẽ nhận định những site này là những trang spam và quản chế bằng Sandbox.
Hoặc nếu những trang này ko spam, Google sẽ coi những trang này có nội dung còn quá non trẻ, chưa đủ điều kiện về chất lượng để đứng ở vị trí đầu. Và những trang này sẽ bị hạn chế cho đến khi thật sự trưởng thành để đứng đầu, giống như một đứa bé được để trong nôi dưới sự bao bọc của người lớn, cần được quản lý cho đến khi đủ khả năng nhận biết nguy hiểm.
Xem thêm: Bmi Là Gì – Chỉ Số Khối Cơ Thể
Tại sao lại có Google Sandbox
Google Sandbox được sinh ra nhằm mục tiêu đảm bảo người dùng công cụ tìm kiếm sẽ có được những kết quả tìm kiếm tốt nhất, và không bị spam bởi các trang web kém chất lượng có thứ hạng cao thông qua các thủ thuật spam hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) quá đà, bao gồm việc spam keyword trên trang hoặc tạo ra nhiều outbound link hoặc backlink liên kết với các trang web khác, đặc biệt là những trang mà chủ website đang sở hữu.
Google có một ưu điểm rất lớn so với các công cụ tìm kiếm khác, đó là tốc độ index nhanh vượt trội. Tuy nhiên đây cũng là một nhược điểm lớn của công cụ tìm kiếm này. Việc index nhanh sẽ tạo cơ hội cho các liên kết spam cũng được index nhanh trên SERP. Vì vậy, nếu ngay lập tức sử dụng hình phạt đối với các trường hợp spam như vĩnh viễn cấm index, vĩnh viễn không được xếp hạng,… thì việc tạo một chế độ bị theo dõi sẽ phù hợp hơn, bởi có thể website đó không spam mà đang bị spam hoặc hack.
Nhà đầu tư SEO cần lưu ý rằng Sandbox không phải là một sự trừng phạt vĩnh viễn của Google, đây là một cơ hội cho các website spam và bị spam để nhìn lại những gì làm chưa phù hợp với tiêu chí của Google và xa hơn là phù hợp với nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, nếu những tình trạng spam này không được khắc phục và tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài thì website rất có thể bị phạt vĩnh viễn.
Vậy, dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết trang web của mình đã bị rơi vào sandbox?
Dấu hiệu nhận biết website đã bị rơi vào Sandbox
Có 3 cách mà nhà đầu tư SEO có thể nhận biết website đã bị quản thúc bởi thuật toán Google Sandbox, bao gồm:
Sử dụng công cụ tìm kiếm khác
Đây là một cách khá đơn giản và tiện lợi đối với những website mới đã từng được nằm trong top 10 của bảng xếp hạng kêt quả tìm kiếm Google. Chúng ta chỉ cần kiểm tra xem thứ hạng của website hiện tại trên các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo Search hoặc Bing Search và so sánh kết quả đó với Google Search. Thông thường, website bị Sandbox là những website đã có một vị trí khá cao trên Google và các công cụ tìm kiếm khác.
Do vậy, nếu website của nhà đầu tư nằm trong trang đầu hoặc trang thứ 2 của Yahoo Search Result Page và mất tích trong hạng 300-500 website đầu tiên của Google, thì rất có khả năng website đã bị quản thúc bởi Google.
Sử dụng các công cụ của Google
Chúng ta có thể kiểm tra việc website có bị sandbox hay không ngay trong Webmaster Tool của website đó. Cụ thể:
– Bước 1: Truy cập webmaster tool, chọn website cần kiểm tra
– Bước 2: Trong mục Lưu lượng tìm kiếm, chọn Tác vụ thủ công
Tác vụ thủ công là nơi thông báo của Google đến với các quản trị viên của website những hình phạt kèm theo nguyên nhân mà website đang phải chịu từ phía Google. Nếu như trong mục này không có bất kỳ hình phạt nào, tuy nhiên website vẫn gần như mất index hoàn toàn trên SERP, thì rất có thể website đã bị dính thuật toán Google Panda hoặc Penguin.
Sử dụng công cụ online khác
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ online được tạo ra để hỗ trợ các SEOer đánh giá được website mình có chịu bất kỳ một hình phạt hoặc chế độ giới nghiêm nào của Google hay không. Một trong số đó là công cụ Google Sandbox and Penalty Checker Tool của pixelgroove.com. (Truy cập công cụ này tại đây)
Nhà đầu tư SEO sẽ cần phải nhập đường dẫn của website vào công cụ này để có được những đánh giá khá chính xác của công cụ này về website. Có 3 mức đánh giá cho tất cả các website hiện nay, bao gồm:
Deindexed – Cấm index: Tên miền này đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Google. ( hay còn được gọi là bị ban – cấm).Penalized – Bị phạt bởi các thuật toán của Google: Tên miền hoặc trang này vẫn còn tồn tại nhưng sẽ không được xuất hiện trên SERP khi người dùng tìm kiếm. Những hình phạt này có thể được gán một cách tự động hoặc được thêm và áp dụng bằng tay bởi một kỹ sư Google.
Xem thêm: Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Là Gì, Bộ Máy Nhà Nước Là Gì
Sandboxed – website bị Google cho vào danh sách quản thúc, một số trang trên site hoặc tất cả các trang đều bị giảm thứ hạng hoặc không thể tìm thấy trên SERP. Đây là một hình phạt nhẹ hơn Penalized, website sẽ được khôi phục lại tình trạng bình thường khi các vi phạm về chất lượng trên site được gỡ bỏ hoàn toàn.
Bài viết “Thuật ngữ Google Sandbox là gì“Tác giả: Tú DA – VietMoz SEO JuniorGhi rõ nguồn www.thienmaonline.vn khi đăng tải lại bài viết này
Danh mục bài viết có liên quan:
Cách phòng tránh Google SandboxPhương pháp giúp website thoát khỏi Google Sandbox
Chuyên mục: Hỏi Đáp