Nếu muốn ai đó cố gắng hết sức, đừng bỏ cuộc khi làm một việc gì đó, trong cuộc sống giao tiếp Tiếng Anh bạn cần biết những cụm từ mang ý nghĩa động viên.

Bạn đang xem: Give it a try là gì

Trong Tiếng Anh đối với các trường hợp khác nhau, bạn nên dùng cụm từ khác nhau, theo Phrase Mix.

*
*

Khi ai đó chưa bắt đầu

Những cụm từ dưới đây được dùng để nói với người đang băn khoăn với quyết định nên hay không nên làm một việc gì đó có vẻ khó khăn hay mạo hiểm:

– Give it a try (Cứ thử đi).

Ví dụ: Bạn đề nghị một người chưa bao giờ lái xe có hộp số cơ thử đi xe của bạn.

– Go for it (Thử đi).

Ví dụ: Một học sinh của bạn đang suy nghĩ và hỏi ý kiến về việc nộp hồ sơ vào một trường đại học Mỹ.

– Why not? (Sao lại không?)

Ví dụ: Vợ bạn hỏi liệu cô ấy có thể đi học một lớp diễn xuất hay không.

– It’s worth a shot (Đáng để thử một lần đấy).

Ví dụ: Anh trai bạn thích một cô gái rất đẹp ở gần nhà và không biết có nên hẹn cô ấy đi chơi hay không. Bạn nghĩ cô ấy có thể từ chối, nhưng vẫn động viên anh trai mình bằng câu này.

– What are you waiting for? (Bạn còn chờ gì nữa?)

Ví dụ: Một người bạn đang muốn bỏ việc và mở công ty riêng. Bạn nghĩ anh ta nên quyết định sớm.

– What do you have to lose? (Bạn sẽ mất gì chứ?/ Có mất gì đâu?)

Ví dụ: Bạn cùng phòng của bạn nhìn thấy một cơ hội tốt về công việc. Cô ấy có vẻ hứng thú với công việc này, tuy nhiên lại do dự nộp đơn ứng tuyển. Bạn khuyên cô ấy mạnh dạn thử sức.

– You might as well (Bạn có thể làm tốt mà/ Sẽ ổn thôi).

Ví dụ: Chị gái bạn có thể hoàn thành việc học sớm hơn nếu trải qua một vài lớp học thêm giờ, những lớp này có kiến thức khá khó nên chị vẫn phân vân không biết có nên học không. Bạn nghĩ đây là một ý tưởng hay.

– Just do it (Cứ làm thôi).

Ví dụ: Một người bạn muốn cầu hôn bạn gái nhưng lại không chắc chắn sẽ được đồng ý. Bạn muốn anh ta ngừng lo lắng và ra quyết định.

Khi ai đó hoàn thành tốt một việc

Bạn có thể động viên, khuyến khích một người tiếp tục làm một việc gì đó:

– There you go! (Bạn làm được rồi!)

Ví dụ: Bạn dạy em gái bơi và thành công.

– Keep up the good work (Hãy giữ vững phong độ).

Ví dụ: Bạn là huấn luyện viên một đội bóng. Tất cả đều chơi tốt trong một trận và giành chiến thắng.

– Keep it up (Tiếp tục phát huy nhé).

Ví dụ: Một trong những nhân viên của bạn làm tốt công việc nên bạn khuyến khích cô ấy tiếp tục.

– Good job (Tốt lắm).

Ví dụ: Một học sinh mà bạn kèm cặp đạt điểm cao trong kỳ kiểm tra.

– I’m so proud of you! (Tôi rất tự hào về bạn!)

Ví dụ: Bạn nói câu này khi ban nhạc bạn trai thành lập được phỏng vấn trên tạp chí.

Khi ai đó gặp khó khăn

– Hang in there (Cố gắng lên).

Xem thêm: Thái độ Là Gì – 5 Thái độ Nào Là Quan Trọng Nhất

Ví dụ: Em gái bạn vừa vào trường y, cảm thấy các môn học đều rất khó và phải dành rất nhiều thời gian nghiên cứu ngoài giờ học.

– Don’t give up (Đừng bỏ cuộc).

Ví dụ: Bạn dạy một người bạn bắn cung. Anh ta liên tục không bắn trúng bia và tỏ ra thất vọng về bản thân.

– Keep pushing (Tiếp tục cố gắng nhé).

Ví dụ: Bạn là huấn luyện viên thể hình của một người. Anh ta rất béo, có vẻ mệt mỏi và muốn ngừng tập, nhưng bạn muốn anh ta tiếp tục.

– Keep fighting! (Tiếp tục chiến đấu nào!).

Ví dụ: Bạn đang chơi bóng chày và đối thủ đang dẫn trước, bạn hét câu này lên để cổ vũ tinh thần đồng đội.

– Stay strong (Mạnh mẽ lên).

Ví dụ: Một người bạn mắc bệnh ung thư và ngày càng yếu. Bạn muốn anh ta giữ hy vọng rằng mình sẽ vượt qua bệnh tật.

– Never give up (Đừng bao giờ bỏ cuộc).

Ví dụ: Bạn đang chơi cờ vua với một người. Người này vừa biết chơi nên bạn thắng thế, tuy nhiên bạn muốn anh ta tiếp tục cố gắng để thắng được bạn, dù việc này có vẻ khó khăn.

– Never say “die” (Đừng từ bỏ/ Đừng bỏ cuộc).

Ví dụ: Bạn đang đá bóng. Đội của bạn đang thua tơi tả, nhưng bạn muốn đồng đội giữ vững tinh thần để hoàn thành trận bóng.

Come on! You can do it! (Cố lên! Bạn làm được mà!).

Ví dụ: Bạn đang xem một người bạn chơi video game. Anh ta sắp hoàn thành một cấp độ, nhưng thời gian sắp hết.

Khi ai đó đối mặt với một quyết định khó khăn

– I’ll support you either way (Dù sao tôi cũng luôn ủng hộ bạn).

Ví dụ: Chị gái bạn đang suy nghĩ về việc ly hôn. Bạn không muốn đưa ra lời khuyên, nhưng muốn thể hiện sự ủng hộ của mình.

– I’m behind you 100% (Tôi luôn đứng sau và ủng hộ bạn 100%).

Ví dụ: Một nhân viên của bạn muốn thay đổi chính sách trong một bộ phận mà anh ta quản lý. Bạn đồng ý với thay đổi này.

– It’s totally up to you (Tất cả tùy bạn).

Ví dụ: Bạn gái bạn muốn mua một chiếc xe cũ. Cô ấy tìm được chiếc xe nhưng không chắc đó có phải là lựa chọn tốt hay không nên chưa thể đưa ra quyết định.

– It’s your call (Đó là quyết định của bạn).

Xem thêm: Cond Là Gì – Bạn Biết Gì Về Cond Ds

Bạn dùng câu này trong tình huống tương tự câu “It’s totally up to you“.

Khi muốn truyền cảm hứng cho người khác

Trong hội thoại hàng ngày, những cụm từ này thường không được sử dụng, tuy nhiên chúng xuất hiện trong văn viết hay bài phát biểu nhằm truyền cảm hứng cho người khác:

Chuyên mục: Hỏi Đáp