Bài viết này mong muốn góp phần chỉ ra nguyên nhân vì sao nguồn nhân lực trẻ Việt Nam, bất kể ngành nghề nào cũng cần trang bị năng lực giao thoa văn hóa. Thông qua đó, STEP hy vọng giới thiệu đến các bạn đọc về những loại năng lực này dựa trên khái niệm văn hóa.

Bạn đang xem: Giao thoa văn hóa là gì

Bối cảnh

Ở thời điểm hiện tại, biên giới sẽ dần chỉ còn có ý nghĩa về mặt địa lý khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến sẽ đẩy mạnh tốc độ toàn cầu hóa. Bối cảnh này mở ra cơ hội hợp tác quốc tế toàn diện và sâu rộng hơn trong tất cả các lĩnh vực. Tại khu vực Đông Nam Á, Hiệp định ASEAN về di chuyển Thể nhân được ký vào cuối năm năm 2012 nghĩa là thị trường lao động sẽ là của chung các quốc gia, giúp người lao động Việt Nam có thể làm việc tại tất cả các nước ASEAN một cách dễ dàng hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngay tại trên đất nước mình chúng ta cũng sẽ có những ngày một nhiều đồng nghiệp quốc tế. Các tiếp xúc liên văn hoá trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Và để tận dụng cơ hội này, lực lượng lao động Việt Nam, bên cạnh các kỹ năng kiến thức chuyên môn, cần có một năng lực mới để thành công trong môi trường quốc tế: năng lực giao thoa văn hóa (intercultural competence).

*

Văn hóa và năng lực giao thoa văn hóa

Hiểu biết về khái niệm văn hóa sẽ là nền tảng để ta hiểu về năng lực giao thoa văn hóa. Có gần hơn 500 định nghĩa về văn hóa. Để phục vụ cho mục đích giới thiệu tổng quan của bài viết, mình sẽ dùng định nghĩa của UNESCO : Hoan nghênh các bạn để lại bình luận về 1 định nghĩa mà các bạn yêu thích!!!!

“Văn hóa là một phức hệ tổng hợp bao gồm tri thức, đức tin, nghệ thuật, hệ giá trị/đạo đức, luật pháp, phong tục, và tất cả khả năng hoặc thói quen khác do con người tạo nên như là một thành viên của xã hội.”

Định nghĩa này liệt kê ra một loạt các khái niệm để diễn tả văn hóa như tất cả những gì xoay quanh con người và do con người tạo ra. Để sắp xếp các khái niệm này vào một hệ thống dễ nhớ hơn, người ta thường sử dụng khái niệm tảng băng trôi trong văn hóa (The Iceberg Concept of Culture) của nhà nhân chủng học người mỹ Edward T. Hall .

*

Hall cho rằng nền văn hóa của một xã hội bất kỳ giống như một tảng băng trôi, những gì ta thấy được chỉ chiếm khoảng 10% của nền văn hóa đó. Và chỉ khi thấu được 90% còn lại bao gồm những giả định, niềm tin, giá trị ẩn sau những yếu tố hữu hình, ta mới thực sự hiểu được một nền văn hóa.

Tương tự khái niệm văn hóa, khái niệm năng lực giao thoa văn hóa cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa khá “thân thiện” từ nhà giáo dục Darla K. Deardoff cho những bạn muốn tiếp cận khái niệm này :

Năng lực giao thoa văn hóa là khả năng phát triển những loại kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill) và thái độ (attitude) đặc thù để giao tiếp và hành động phù hợp và hiệu quả trong các tương tác liên văn hóa.

Các “tương tác liên văn hóa” có thể được hiểu là tương tác giữa hai người đến từ hai nền văn hóa khác nhau. Nền văn hóa, theo mình, có thể được hiểu ở 04 cấp độ: (1) nền văn hóa của các quốc gia, (2) các tiểu văn hóa trong một nền văn hóa (VD: tiểu văn hóa miền Nam, Trung, Bắc), (3) các nhóm cộng đồng khác nhau trong một tiểu văn hóa, (4) các thành viên trong cùng một nhóm cộng đồng. Dựa vào các cấp độ trên, dù có vẻ nghịch lý, tương tác giữa hai người trong cùng một gia đình thuần Việt cũng cũng có thể được xem là một tương tác giao thoa văn hóa. Vậy khi nhìn theo góc độ này, có thể thấy việc bồi đắp năng lực giao thoa văn hóa mang lại lợi ích ngay từ khi ta còn ở trong cộng đồng bản xứ của chính mình.

Xem thêm: đau Thắt Lưng Là Bệnh Gì, Nguyên Nhân đau Thắt Lưng

Kết hợp nguyên lý tảng băng trôi và định nghĩa trên, một người có năng lực giao thoa văn hóa tốt sẽ là người không để các tảng băng va chạm vào nhau dẫn đến mâu thuẫn bằng cách nhìn ra phần chìm trong cả tảng băng văn hóa của chính mình và của người khác để hành động hợp lý.

Tuy nhiên, đâu là những kỹ năng, kiến thức, thái độ cấu thành nên một khung năng lực giao thoa văn hóa? Làm thế nào để phát triển năng lực này? Người ta dùng những tiêu chí gì để so sánh các nền văn hóa khác nhau? Những câu hỏi trên sẽ dần được trả lời trong các bài viết sau, các bạn đón đọc nhé!

Tài liệu tham khảo

Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). (2016, July 29). Retrieved September 05, 2020, from https://trungtamwto.vn/.

UNESCO. (2009). The 2009 UNESCO framework for cultural statistics (FCS).

Hall, E. T. (1976). Beyond culture. New York: Doubleday.

Xem thêm: Due Date Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Deardorff, D. K. (2006) , The Identification and Assessment of Intercultural Competence as a Student Outcome of Internationalization at Institutions of Higher Education in the United States, Journal of Studies in International Education.10:241-266.

Chuyên mục: Hỏi Đáp