Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Sự ảnh hưởng của hình thức đến hiệu lực của giao dịch dân sự? Các quy định về phân loại giao dịch dân sự? Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định hình thức?

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hằng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền và nghĩa vụ giữa người này sang người khác, tổ chức này với tổ chức khác. Sự thoải thuận đó được hình thành trên cơ sở pháp lý được quy định tại “Chương VIII: Giao dịch dân sự” trong Bộ luật dân sự 2015.

Bạn đang xem: Giao dịch là gì

1. Giao dịch dân sự là gì?

Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015:

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Giao dịch dân sự là hoạt động phổ biến giữa người với người nhằm đạt được mục đích minh mong muốn trong nội dung cụ thể của giao dịch, những giao dịch này thường mang trong mình sự thống nhất của chủ thể hai bên song song đó là hình thành trên cơ sở pháp lý đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. 

Chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự sẽ được cụ thể hóa trên cơ sở pháp lý là hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý làm phát sinh hệ quả pháp lý liên quan. Trong từng trường hợp cụ thể của giao dịch làm phát sinh, chấm dứt quan hệ dân sự, chuyển giao quyền và tài sản của chủ thể tham gia vào giao dịch sẽ chọn hình thức thực hiện xác lập giao dịch dân sự giữa các bên phù hợp nhất và đúng theo quy định của pháp luật.

Trong khi thực hiện giao dịch dân sự cũng như xác lập giao dịch cần có sự đồng ý của các bên chủ thể tham gia một cách tự nguyện không ép buộc, lôi kéo…. Những vấn đề đó là một trong nhiều cơ sở pháp lý để xác lập giao dịch có đúng pháp luật và có hiệu lực. 

Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 chủ thể tham gia vào giao dịch phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch của mình; mục đích và nội dung của giao dịch không được trái với pháp luật hiện hành quy định và đúng chuẩn mực đạo đức xã hội; chủ thể tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện không ép buộc và phải thống nhất ý chí với bên tham gia nếu có; hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật. 

Hành vi pháp lý đơn phương được chủ thể trong giao dịch dân sự thể hiện mong muốn của bản thân mình trong nội dung giao dịch tác động trực tiếp đến chủ thể khác( ví dụ như: bố mẹ lập di chúc để lại tài sản cho con cái……).Tuy nhiên trong trường hợp này chủ thể còn lại của giao dịch cũng có thể tham gia hoặc không tham gia vào giao dịch dân sự tùy thuộc vào những trường hợp xác lập giao dịch cụ thể và chủ yếu do bên yêu cầu xác lập giao dịch đơn phương quyết định.

Tuy nhiên không phải giao dịch dân sự nào cũng có hiệu lực và bị pháp luật coi là vô hiệu nếu không có những điều kiện có hiệu lực được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 vừa nêu trên, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác liên quan. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các trường hợp giao địch dân sự vô hiêu trong Chương VII từ Điều 123 – Điều 130 Bộ luật dân sự 2015.

2. Hình thức của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự được diễn ra với rất nhiều hình thức, cánh thức khác nhau để xác lập việc thực hiện giao dịch dân sự giữa các chủ thể. Được pháp luật dân sự quy định cụ thể Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015. Tùy theo mỗi giao dịch, tính đặc thù và sự thống nhất của các chủ thể tham gia để lựa chọn hình thức xác lập giao dịch khác nhau phù hợp tính khách quan, chủ quan, không gian, thời gian và đúng với quy định của pháp luật.

• Giao dịch dân sự thông qua lời nói: là hình thức xác lập giao dịch diễn ra tương đối thông dụng trong cuộc sống ngày của con người. Nó được thực hiện trên cơ sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch mà nội dung của giao dịch thường có giá trị nhỏ chỉ cần hai bên đồng ý xác lập giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực.

Tuy nhiên hình thức này có hiệu lực rất thấp nên khi sảy ra tranh chấp giữa các bên thực hiện giao dịch, đưa ra cơ quan có chức năng giải quyết như ra tòa thì sẽ rất khó chứng minh được nội dung mà mình đã giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện khi giao dịch đã có hiệu lực nếu bên kia phủ nhận.

• Giao dịch dân sự thông qua văn bản: là hình thức xác lập giao dịch cụ thể bằng văn bản hay còn được gọi là hợp đồng giao dịch. Trong đó, nội dung của văn bản thông thường thể hiện mong muốn của hai bên tham gia vào giao dịch sau khi đã thống nhất và có hiệu lực ngay sau khi hai bên chủ thể ký kết. 

Hình thức này mang tính chất pháp lý cao, nếu trong trường hợp sảy ra tranh chấp đưa ra pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì bản hợp đồng giao dịch giữa hai bên sẽ là chứng cứ cụ thể để pháp luật dựa vào đó mà pháp xét đưa ra quyết định cho hai bên. Vì thế đối với những giao dịch có nội dung nhạy cảm cũng như có giá trị lớn mang ra giao dịch thì nên sử dụng hình thức này.

• Trong một số trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể hình thức thực hiện giao dịch thông qua văn bản và có cơ quan nhà nước xác thực thì các bên sẽ thực hiện và làm theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để không bị vướng mắc trong quá trình ký kết cũng như thực hiện giao dịch. 

Trong trường hợp này thì nội dung của giao dịch dân sự thường mang tính chất phức tạp, liên quan đến nhà nước, tài sản do nhà nước quản lý và chi phối hoạt động nên pháp luật dân sự đã quy định hình thức cụ thể để xác lập giao dịch qua đó thể hiện được tính pháp lý cao nhất nhằm thể hiện minh bạch và rõ ràng nhất, tránh xảy ra tranh chấp một cách tối đa trong khi thực hiện các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ như hợp đồng tặng cho động sản khoản 1 điều 458 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho bất động sản khoản 1 điều 459 Bộ luật dân sự 2015.

• Đôi lúc chúng ta cũng có thể thực hiện giao dịch thông qua hình thức để kí hiệu hay hành động cụ thể miễn là trong đó có chứa nội dụng mà giữa các bên tham gia vào giao dịch hiểu và mong muốn thực hiện.

Xem thêm: East Là Gì – Near East Có Khác Gì Với Middle East Không

Từ những phân tích trên đã cho ta thấy Giao dịch dân sự là một trong những phương thức hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xác lập và thực hiện các quyền nghĩa vụ dân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sinh hoạt, tiêu dùng và trong sản xuất, kinh doanh. Giao dịch dân sự càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những cũng còn một số vấn đề bất cập trong khi thực hiện giao dịch như lừa gạt, chiếm đoạt tài sản….. vì đó chúng ta cần nắm vững cơ pháp lý đã nêu trên cũng như tìm hiểu thêm các quy định về giao dịch dân sự để tránh điều không may xảy ra. 

3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (GDDS) là một trong những nội dung cơ bản, quyết định sự ổn định, tính hợp lý, tính hiệu quả của các giao dịch trong giao lưu dân sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng. Nếu pháp luật không có những quy định cụ thể, rành mạch sẽ làm cho các chủ thể hoang mang và không tự tin khi tham gia GDDS, thương mại, gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và có thể tạo ra sự tùy tiện không đáng có trong quá trình áp dụng pháp luật.

Giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật khi đáp ứng được những điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự như sau:

“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Tóm lại: Khi đi vào thực tiễn làm việc chúng ta sẽ gặp nhiều tình huống phát sinh có thể dẫn đến không đảm bảo đủ 4 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng làm cho hợp đồng bị vô hiệu, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho công việc, vì một hợp đồng dù khâu chuẩn bị khó khăn bao nhiêu ,việc ký kết có mang lại hiệu quả và lợi ích bao nhiêu, mà khi đã vô hiệu thì xem như công sức bỏ ra là vô nghĩa.

Cho nên, nghiên cứu thận trọng các điều kiện cơ bản để hợp đồng có hiệu lực, tránh sai lầm trước và trong khi giao kết là một quy tắc rất quan trọng cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trong các tình huống thực tế gặp phải có thể dẫn tới nguy cơ vô hiệu hợp đồng thì không nên tự ý tiếp tục hay đơn phương chấm dứt hợp đồng, mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia cũng như thương lượng lại giữa các bên chủ thể để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

4. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định hình thức

Tóm tắt câu hỏi:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Anh chị có thể phân tích giúp em được không ạ? Em cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Đối với quy định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, tại Điều 134 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

“trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.”

Quy định này yêu cầu các bên khi thực hiện giao dịch dân sự mà hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, các bên phải tuân thủ. Nếu các bên không tuân thủ quy định về hình thức giao dịch, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế quy định, đã gặp nhiều vướng mắc và khó đảm bảo tính khả thi vì trong nhiều trường hợp, một trong các bên trong giao dịch không hợp tác để thực hiện quy định về hình thức của giao dịch, mặc dù giao dịch được giao kết trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên, dẫn tới giao dịch vô hiệu.

*

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài:1900.6568

Do đó, tại Điều 129 Bộ Luật dân sự 2015 đã thay đổi quy định này như sau:

“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Theo đó, quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức là giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng loại trừ 2 trường hợp:

1, Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng việc xác lập văn bản không đúng quy định của luật:

Khi đó, một bên hoặc các bên trong giao dịch đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ, thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

2, Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực:

Khi đó, một bên hoặc các bên trong giao dịch dân sự đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ của mình, thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Xem thêm: Deepweb Là Gì – Deep Web Là Gì Deep Web Tốt Hay Xấu

Như vậy, với quy định này, một giao dịch vi phạm quy định về hình thức nhưng các bên tham gia giao dịch tích cực, thiện chí thực hiện giao dịch, đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch đó không bị xác định là giao dịch vô hiệu.

Chuyên mục: Hỏi Đáp