Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm có nguyên nhân là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Triệu chứng & điều trị bệnh giang mai như thế nào là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Bởi vì, giang mai là một trong những căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm gây khiếp sợ cho cộng đồng do tỉ lệ tử vong cao, bại liệt, mù lòa vĩnh viền….. Trong bài viết này, bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ chia sẻ với độc giả những kiến thức tổng quan về bệnh lý nguy hiểm này.

Bạn đang xem: Giang mai là gì

*

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (syphilis) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể qua các vùng da không được bảo vệ, qua vết xước trên da. Vi khuẩn cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con từ tháng thứ 4 trở đi, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Do cấu tạo bộ phận sinh dục nữ có dạng mở nên nữ giới dễ bị nhiễm bệnh hơn nam giới. Giang mai ở nữ nếu không được điều trị, sẽ gây tổn thương trầm trọng đến tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân trực tiếp

Tác nhân gây ra bệnh giang mai chính là xoắn khuẩn Treponema pallidum do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905.

Khi soi trên kính hiển vi có nền đen, xoắn khuẩn có hình lò xo, có từ 6-14 vòng xoắn, nằm sát nhau, chiều dài 5 – 15 µm đường kính 0,1 – 0,3 µm, di chuyển qua lại theo 3 chiều:

Di chuyển dọc theo hình xoắn ốc.Di chuyển ngang như lò xo.Di động lượn sóng.

Đây là một xoắn khuẩn yếu, có thể chết nhanh khi ra khỏi cơ thể. Môi trường nhiệt độ cao và khô ráo cũng làm xoắn khuẩn dễ chết (42 độ C sau 30 phút). Ngoài ra, chúng cũng bị bất động và chết khi tiếp xúc với oxy, nước cất, xà bông và các chất diệt khuẩn thông thường khác.

Khả năng sinh sản của xoắn khuẩn Treponema pallidum là 30-33h mỗi lần, loại vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong môi trường nhân tạo và có thể chịu tác động của nhiều loại kháng sinh.

Nguyên nhân gián tiếp

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua màng nhầy tại âm đạo, miệng và hậu môn; các vết xước ngoài da để xâm nhập vào cơ thể. Những con đường lây truyền của bệnh giang mai được liệt kê dưới đây:

Quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh giang mai. Theo thống kê, 95% trường hợp nhiễm bệnh là do quan hệ tình dục không an toàn, vi khuẩn thông qua các tiếp xúc trong quan hệ tình dục bằng âm đạo, miệng và hậu môn để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.Lây qua truyền máu: Xoắn khuẩn Treponema pallidum có ở trong máu của bệnh nhân, nên giang mai có lây truyền qua đường máu. Tuy nhiên, nguy cơ truyền máu không cao do sau khi để máu trong ngăn đông thì vi khuẩn sẽ chết sau 3-4h. Ngoài ra trước khi hiến máu, người cho máu sẽ được xét nghiệm để chắc chắn rằng bạn không mang bệnh truyền nhiễm.Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ mắc bệnh giang mai có nguy cơ lây truyền bệnh sang con từ tháng thứ 4 của thai kỳ, vi khuẩn lây lan thông qua nhau thai hoặc khi sinh thường. Đứa trẻ ra ngoài theo đường sinh thường, tiếp xúc với xoắn khuẩn ở âm đạo của mẹ nên nhiễm bệnh.Lây truyền qua các tiếp xúc ngoài gia: Các vết xước ngoài da chính là “cửa ngõ” cho các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Nếu các tổn thương ngoài da của bạn mà tiếp xúc với dịch nhầy, máu của bệnh nhân giang mai, có chứa xoắn khuẩn Treponema pallidum thì bạn sẽ mắc bệnh.Không lây qua tiếp xúc gián tiếp: giang mai không lây lan qua các tiếp xúc chung như tay nắm cửa, quần áo, bồn vệ sinh…. Như một số người lầm tưởng.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai

Nam giới đồng tính và lưỡng tính: Theo CDC, 60% nam giới mắc giang mai tại Hoa Kỳ đều có quan hệ tình dục với nam giới hoặc cả với nam và nữ. Người có nhiều bạn tình hoặc có bạn tình không chung thủy, quan hệ tình dục với nhiều người. Đặc biệt là quan hệ với gái bán dâm.Người nhiễm HIV/AIDS: HIV/AIDS là tên gọi tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch, người bệnh HIV không có sức đề kháng để chống lại nhiễm khuẩn nên rất dễ mắc bệnh giang mai cũng như các bệnh lây truyền khác.Những người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch suy yếu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

*

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

Triệu chứng bệnh giang mai xuất hiện không rõ ràng, có thể tự biến mất sau một thời gian nên người bệnh dễ mang tâm lý chủ quan, xem nhẹ.

Dấu hiệu bệnh giang mai là xuất hiện các tổn thương ngoài da dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các vết loét giang mai hình tròn hoặc oval, màu đỏ, xuất hiện trên bộ phận sinh dục của nam và nữ giới như dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn. Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện ở những nơi khác như miệng, tay hoặc chân.Các mẩn đỏ trông giống như phát ban, chủ yếu tập trung ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.Triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và có hạch ở cổ, háng hoặc nách…

Các biểu hiện của bệnh giang mai xuất hiện theo từng giai đoạn, cũng có thể biến mất trong nhiều năm. Cụ thể:

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu

Giang mai giai đoạn 1 có thời gian ủ bệnh khoảng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn. Người bệnh xuất hiện các săng giang mai đặc trưng như:

Săng chính là các vết loét cứng, hình tròn, kích thước từ 0,3 đến 3cm, bờ đều đặn, không ngứa, không đau, khi nặn các vết loét này sẽ tiết ra chất dịch chứa nhiều xoắn khuẩn. Săng xuất hiện ở những nơi tiếp xúc đầu tiên với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.Sau từ 3-5 ngày khi xuất hiện vết loét, người bệnh có thêm hạch ở vùng lân cận. Các vết loét chỉ xuất hiện trong vòng 3-6 tuần rồi biến mất mà không để lại bất kì dấu vết gì, hạch lại có xu hướng sưng to trong thời gian dài hơn rồi mới biến mất.

Nếu người bệnh không uống thuốc và trị bệnh thì xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào máu và chỉ trong ngày thứ 10, cơ thể đã sản xuất kháng thể, lúc này chẩn đoán huyết thanh có thể phát hiện ra bệnh.

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2

Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 45 ngày sau giai đoạn 1. Lúc này, xoắn khuẩn có mặt ở khắp cơ thể, máu, da và niêm mạc gây ra nhiều tổn thương khác nhau:

Trên da có các phát ban màu đối xứng hồng nhạt, không ngứa, trông như vết dát tròn, ấn vào thì biến mất, tập trung chủ yếu ở hai bên mạng sườn, ngực, bụng, hai tay. Phát ban to lên, mưng mủ và sùi như hình súp lơ hoặc quả dâu.Sẩn giang mai màu đỏ hồng dạng vảy nến, trứng cá, sẩn hoại tử… có thể tập trung thành các mảng hay sẩn mảng, khi bị cọ xát nhiều thì sẽ chảy nước. Sẩn xuất hiện toàn thân, trong đó chủ yếu là hai tay và chân, lưng, ít gặp hơn phát ban, chủ yếu tập trung ở người nghiện rượu.Các tổn thương khác như nốt phỏng nước hoặc trông giống như mụn cóc xuất hiện tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể như âm hộ hoặc bìu.Người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác như cúm, cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, đau họng, sưng hạch, nhức đầu và đau cơ… Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào và viêm giác mạc, viêm khớp, viêm màng xương…

Nếu không điều trị, các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 có thể mất đi sau từ 2-6 tuần, nhưng rất hay tái nhiễm sau vài tháng, kéo dài có thể lên đến tận 2 năm.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Sau giai đoạn 2, người bệnh bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Trong giai đoạn này, sẽ không có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh giang mai.

Do không có các biểu hiện bên ngoài nên giang mai giai đoạn tiềm ẩn không dễ lây lan như ở giai đoạn 1 và 2. Nhiều người bệnh giai đoạn này thường chủ quan, nghĩ rằng bệnh đã khỏi nên không đi khám hoặc dừng quá trình điều trị.

Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3

Bệnh giang mai giai đoạn cuối xảy ra từ 10 năm đến 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Lúc này, xoắn khuẩn Treponema pallidum đã xâm nhập vào khắp các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, gây tổn thương não, dây thần kinh, tim, mạch máu, gan, xương và khớp.

Các biểu hiện giai đoạn này rất trầm trọng như: Mất trí nhớ, dáng đi bất thường, tê tứ chi, mất tập trung, đau đầu hoặc co giật, mù lòa, viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, vỡ mạch, hoặc thậm chí là tử vong… Trước kia, có khoảng 25% người bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của hệ thống y tế mà rất ít người hiện nay chuyển sang giai đoạn này.

Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai bẩm sinh là nhiễm trùng giang mai truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai hoặc khi sinh thường. Giang mai bẩm sinh có thể khiến trẻ tử vong sớm, sinh non, nhẹ cân, tử vong và nhiễm trùng.

Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh sớm ở trẻ sơ sinh bao gồm: Trẻ bị phát ban ở bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng, xuất hiện mụn nước ở bàn tay, bàn chân, chảy nước mũi, tăng cân chậm, sốt,…Triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn xảy ra sau từ 2-3 năm sau khi nhiễm giang mai từ mẹ: Trẻ bị đau xương, câm điếc và mù lòa, có sẹo ở da và xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng…

*

Bác sĩ sẽ thăm hỏi về tiền sử quan hệ tình dục của bệnh nhân và kiểm tra toàn thân cùng bộ phận sinh dục trước khi thực hiện các xét nghiệm lâm sàng để xác nhận bệnh giang mai. Các xét nghiệm thường được sử dụng bao gồm:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm phát hiện được kháng thể giang mai tồn tại trong máu, dù có hay không biểu hiện bệnh. Bởi vì kháng thể sẽ có mặt trong máu sau khi nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum.Dịch tiết từ vết loét: Chẩn đoán phát hiện giang mai giai đoạn đầu. Dịch được lấy từ một vết loét xuất hiện trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn thứ 2 đem dưới kính hiển vi có nền đen để quan sát hình dạng và cách di chuyển của xoắn khuẩn.

Xem thêm: Tải Game Pokemon đại Chiến Miễn Phí Cho Android, Tải Game Pokémon Go Trên điện Thoại, Pc

Dịch não tủy: Bác sĩ sẽ lấy dịch não tủy từ cột sống, soi trên kính hiển vi có nền đen để xem có xoắn khuẩn giang mai hay không. Xét nghiệm này thường chỉ dùng cho giang mai ở giai đoạn cuối, nhằm kiểm tra xoắn khuẩn Treponema pallidum đã gây hại cho hệ thần kinh hay chưa.

Cách điều trị bệnh giang mai

Cách chữa bệnh giang mai chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt xoắn khuẩn Treponema pallidum. Ngoài ra, có thể kết hợp phương pháp “Cân Bằng Tự Kích Hoạt Miễn Dịch Tế Bào” giúp rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh giang mai lên rất nhiều lần.

Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh

Hiện có nhiều loại kháng sinh tiêu diệt được xoắn khuẩn giang mai. Kháng sinh được bác sĩ kê đơn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh và giai đoạn phát triển nặng hay nhẹ của bệnh.

Bệnh nhân cần chú ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bằng thuốc, dùng đúng thuốc, đủ liều, trong thời gian quy định.

Đối với bệnh nhân giang mai giai đoạn đầu, có thể chỉ cần một liều thuốc tiêm tĩnh mạch là đủ.Bệnh nhân giang mai giai đoạn cuối cần tiêm kháng sinh liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu trong vòng 10 ngày.Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai cần điều trị loại kháng sinh thay thế, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Chú ý: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt xoắn khuẩn nhưng không thể khắc phục các biến chứng của bệnh đã phát sinh. Vậy nên, người bệnh cần chữa bệnh giang mai sớm là rất cần thiết.

Điều trị bệnh giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào

Liệu pháp cân bằng miễn dịch là một phương pháp điều trị bệnh giang mai kết hợp giữa thuốc và biện pháp vật lý trị liệu.

1. Nguyên lý hoạt động:

Với sự hỗ trợ của liệu pháp cân bằng miễn dịch, thuốc kháng sinh sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các tổ chức xoắn khuẩn giang mai, phá hủy nguồn cung cấp dinh dưỡng cho xoắn khuẩn, khống chế và tiêu diệt xoắn khuẩn.Đồng thời, liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch DNA giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể vốn bị tổn thương nhanh chóng được phục hồi.

2. Lộ trình điều trị bệnh giang mai gồm 4 bước:

Bước 1: Bác sĩ tiến hành chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh và kiểm tra xoắn khuẩn để xác định bệnh lý.Bước 2: Dùng thuốc kháng sinh tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai, kết hợp điều trị cả trong và ngoài.Bước 3: Sau khi đã khống chế sự phát triển của xoắn khuẩn, ổ bệnh tiêu diệt triệt để thì sẽ ứng dụng liệu pháp “Cân Bằng Tự Kích Hoạt Miễn Dịch Tế Bào”. Công nghệ này phát ra các bước sóng ngắn giúp phục hồi tổn thương do bệnh gây ra.Bước 4: Bệnh nhân cần được chăm sóc sau điều trị khỏi bệnh, nhằm mục đích tăng cường thể lực và sức đề kháng, củng cố hiệu quả điều trị.

3. Ưu điểm vượt trội:

Chính xác tuyệt đối: Hệ thống kiểm tra xét nghiệm hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ các nước tiên tiến cho kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác tuyệt đối.Hiệu quả cao: Liệu pháp dẫn thuốc vào sâu trong tế bào bệnh, kích hoạt dược lực mạnh thêm giúp tiêu diệt xoắn khuẩn nhanh chóng trong toàn bộ cơ thể.An toàn, không biến chứng: Liệu pháp cân bằng miễn dịch áp dụng kỹ thuật bức xạ nhiệt tiên tiến, giúp tăng cường miễn dịch cơ thể mà không làm tổn thương đến các tế bào xung quanh.Chặn đứng nguy cơ tái phát: Mầm bệnh được khống chế và diệt trừ “tận gốc” nên không có khả năng tái phát.

???? Liệu pháp Cân Bằng Tự Kích Hoạt Miễn Dịch Tế Bào đã được phòng khám đa khoa Thái Hà ứng dụng thành công trong chữa bệnh giang mai, tiêu diệt tận gốc mần bệnh giang mai chỉ sau 1 lộ trình điều trị. Đăng ký nhận mã ưu đãi tiết kiệm 30% chi phí điều trị. Liên hệ HOTLINE hoặc icon TƯ VẤN MIỄN PHÍ cuối màn hình ????

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

Bệnh giang mai nếu không phát hiện và chữa sớm sẽ gây ra tổn thương cho các bộ phận trong cơ thể, bao gồm hệ thần kinh trung ương, hệ xương khớp, hệ vận động, gan, thận và tim mạch.

Củ giang mai: là biểu hiện giai đoạn cuối cùng của bệnh giang mai, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên khắp bộ phận cơ thể như da, xương, gan, thậm chí mắt. Củ giang mai có thể điều trị bằng kháng sinh, tuy nhiên, khi nó biến mất thì sẽ tạo loét vĩnh viễn, gây tổn thương không thể phục hồi cho các vị trí mà nó xuất hiện.Tăng nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục: Các vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục hoặc ngoài da sẽ là “cửa ngõ” để vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, người mắc bệnh giang mai rất dễ mắc thêm nhiều bệnh lây truyền khác như lậu, HIV/AIDS…. Tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS tăng thêm 2 đến 5 lần.Vấn đề về thần kinh: Giang mai thần kinh có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não, điếc và mù lòa, trí tuệ sa sút, bệnh nhân mất cảm giác đau đớn, nam giới bị liệt dương, tiểu không tự chủ…Vấn đề về tim mạch: Giang mai tim mạch có thể khiến bệnh nhân viêm động mạch chủ, phình mạch, vỡ mạch, hoặc hỏng van tim, thậm chí là tử vong.Vấn đề thị giác: Giang mai có thể khiến bệnh nhân suy giảm thị giác, thậm chí là dẫn đến mù lòa.Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Giang mai ở phụ nữ mang thai có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, chết trước hoặc sau khi sinh. Nếu nhiễm trùng nhẹ, đứa bé ra đời bị ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Phòng chống bệnh giang mai

Hiện y học chưa có vắc – xin để phòng ngừa bệnh giang mai. Biện pháp phòng chống tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh là quan hệ tình dục an toàn.

Xem thêm: 2013 Crack, Tải Game Thạch Sanh Miễn Phí, Game Thach Sanh

Quan hệ tình dục 1 vợ 1 chồng: Chung thủy trong hôn nhân không chỉ phòng tránh được giang mai mà còn các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.Dùng bao cao su nếu có nhiều bạn tình: Nếu như bạn có một lối sống tình dục “phóng khoáng” thì biện pháp tốt nhất là nên mang bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bao cao su chỉ giảm nguy cơ lây nhiễm chứ không bảo vệ hoàn toàn, bởi vì xoắn khuẩn vẫn có thể lây lan qua các vùng da không được bao cao su bảo vệ.Không quan hệ tình dục nếu chưa khỏi hẳn bệnh: Quan hệ trong khi đang điều trị giang mai sẽ khiến da bị trầy xước làm bệnh trầm trọng hơn hoặc lây cho bạn tình. Ngoài ra, nếu bạn đã điều trị khỏi giang mai mà bạn quan hệ trở lại với người mắc bệnh thì bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm rất cao.Phòng ngừa giang mai ở phụ nữ mang thai: Trước khi có ý định mang thai, phụ nữ nên đi khám sức khỏe tổng quát để phát hiện xem có mắc bệnh nào gây hại đến thai nhi hoặc sức khỏe người mẹ hay không từ đó có giải pháp xử lý phù hợp.Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Không nên dùng rượu hoặc các chất kích thích như ma túy, thuốc lắc vì chúng khiến bạn mất lý trí, dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn.

--> https://thienmaonline.vn

Nguồn tham khảo nội dung:

Bệnh Giang Mai – https://www.cdc.gov/std/vietnamese/stdfact-syphilis-vietnamese.htm – Ngày truy cập cuối cùng 20.06.2019

Syphilis – https://en.wikipedia.org/wiki/Syphilis – Ngày truy cập cuối cùng 20.06.2019

Syphilis: Causes, risk factors, symptoms, and treatment – https://www.medicalnewstoday.com/articles/186656.php – Ngày truy cập cuối cùng 20.06.2019

Syphilis: Symptoms and causes – https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/syphilis/symptoms-causes/syc-20351756 – Ngày truy cập cuối cùng 20.06.2019

Syphilis – https://www.nhs.uk/conditions/syphilis/ – Ngày truy cập cuối cùng 20.06.2019

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: bệnh giang mai ở miệng, dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới, bệnh giang mai ở nam giới, bệnh giang mai ở nữ giới, bệnh giang mai có chữa được không, bệnh giang mai giai đoạn đầu, bệnh giang mai có dễ lây không, cách nhận biết bệnh giang mai

Chuyên mục: Hỏi Đáp