Đã đến lúc chúng ta cần có một “suy nghĩ lớn” về cách thức vận hành nền kinh tế hậu đại dịch với khả năng bóng ma giảm phát đang lởn vởn.
Bạn đang xem: Giảm phát là gì
Do sức mua quá suy yếu, nên CPI tháng 4/2020 giảm 1,54%. Ảnh: Đức Thanh |
Tại sao nên lo sợ giảm phát nhiều hơn lạm phát?
Cả thế giới tràn ngập tiền với các gói kích thích tiền tệ lớn chưa từng có, cùng với đó là một cuộc đại phong toả toàn cầu làm sụp đổ toàn diện các chuỗi cung ứng. Khi quá nhiều tiền chạy theo quá ít hàng hoá, các lý thuyết kinh tế dự báo lạm phát cao sẽ quay trở lại.
Tuy nhiên, bằng chứng thực tế từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cho đến nay chưa cho thấy điều này. Thậm chí, ngược lại là xuất hiện giảm phát ở các nước phát triển, bất chấp việc các ngân hàng trung ương đã bơm hàng chục ngàn tỷ USD vào nền kinh tế, vậy mà, lượng tiền vẫn cứ chạy lòng vòng trong hệ thống tài chính, mà không thể thoát được ra nền kinh tế thực. Đại dịch Covid-19 càng khiến cho giá cả hàng hoá thế giới lao dốc, giá dầu rơi vào ngưỡng âm, tình trạng thất nghiệp hàng loạt khiến cho tiền lương sụt giảm mạnh, cầu hàng hoá, dịch vụ rơi thẳng đứng.
Blanchard, nguyên Kinh tế gia trưởng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) còn phân tích thêm, với cuộc đại phong toả vĩ đại này, lần đầu tiên, các nhà kinh tế sẽ còn chứng kiến sự gia tăng ở quy mô lớn chưa từng có của 2 loại tiết kiệm, đó là tiết kiệm do người dân hạn chế mua sắm vì các lệnh giãn cách xã hội, nỗi lo sợ virus Corona và tiết kiệm phòng ngừa những bất định trong tương lai.
Tất cả tích hợp lại, đủ sức tạo ra một kỳ kỷ băng hà kéo dài trong kinh tế toàn cầu, dẫn đến suy thoái, giảm phát kéo dài.
Nhưng cũng có nhà kinh tế cho rằng, nếu các lệnh phong toả còn kéo dài, nguồn cung ứng hàng hoá khan hiếm sẽ làm giá cả tăng mạnh, dẫn đến lạm phát. Lạm phát là một sự gia tăng liên tục trong mức giá. Ngay cả khi nguồn cung ứng khan hiếm, thì đó cũng khó có thể trở thành cú sốc dai dẳng, khó dẫn đến một sự gia tăng liên tục trong mức giá.
Hơn nữa, khi nền kinh tế bị phong toả, cũng làm đứt gãy nguồn cung và do đó làm giảm khả năng kiếm tiền để chi tiêu của người lao động. Đóng cửa một nhà hàng làm hạn chế cung ứng dịch vụ ăn uống (giá tăng), nhưng cũng có nghĩa là nhân viên phục vụ bị sa thải, nhân viên nhà bếp không có thu nhập. Trong nhiều trường hợp, sự sụt giảm trong cầu hàng hoá đến từ cú sốc cung có thể còn lớn hơn cả chính cú sốc cung. Cung sụt giảm, nhưng cầu còn giảm nhiều hơn sẽ dẫn đến giảm phát, thay vì lạm phát.
Hiện tượng này được phát hiện trong một công trình vừa được công bố vào tháng 2/2020 bởi Veronica Guerrieri (và cộng sự). Công trình tuy mới ra mắt, nhưng đã được nhiều nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế sử dụng trong các nghiên cứu dự báo giảm phát giai đoạn hậu đại dịch. Giả dụ một số lĩnh vực như hàng không, nhà hàng và logistics (lĩnh vực dịch vụ) bị phong toả, thu nhập của công nhân lĩnh vực dịch vụ giảm sẽ buộc họ cắt giảm chi tiêu. Trong trường hợp này, cứ giả dụ là vẫn còn một vài khu vực sản xuất khác như sản xuất thiết bị y tế hoạt động, thì về lý thuyết, chi tiêu của công nhân khu vực sản xuất thiết bị y tế vẫn có thể bù đắp sự sụt giảm chi tiêu trong lĩnh vực dịch vụ.
Nhưng như các tác giả phát hiện, vấn đề là chi tiêu sụt giảm mạnh và bất ngờ trong lĩnh vực dịch vụ không thể được bù đắp bởi sự mua hàng tương ứng ở các cửa hàng thiết bị y tế. Trong trường hợp này, được gọi là thiếu các hàng hoá thay thế lẫn nhau, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng “cú sốc cung Keynesian”, là tình trạng mà cầu giảm nhiều hơn cung.
Khi việc giá giảm trên diện rộng của một loạt hàng hoá, dịch vụ diễn ra trong thời gian dài, các hoạt động kinh tế ngừng trệ, sẽ ngày càng có nhiều người mua nghĩ rằng, họ sẽ được lợi nếu cứ tiếp tục chờ đợi thêm để hàng hoá rẻ hơn. Nếu nghĩ như thế, họ sẽ càng không mua bất cứ thứ gì, ngoại trừ thực phẩm và một số ít hàng hoá thiết yếu, khiến vòng xoáy giảm phát kéo dài.
Các dữ liệu công bố cho thấy cú sốc cung Keynesian nguy hiểm đến mức nào. Kỳ vọng lạm phát Mỹ trong một thập kỷ tới, theo tính toán của Ngân hàng Dự trữ chi nhánh Cleveland, giảm từ 1,7% trong tháng 1 xuống còn 1,2% trong tháng 4. Hãng tư vấn Oxford Economics dự báo, lạm phát toàn cầu năm 2020 thậm chí ở mức dưới 0 (giảm phát).
Còn theo IMF, CPI ở các nền kinh tế phát triển chỉ tăng 0,5% (so với mức tăng 1,5% năm 2019). Ở các nước trong khu vực, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan có khả năng rơi vào giảm phát. Thậm chí, ngân hàng trung ương ở các quốc gia áp dụng chế độ lạm phát mục tiêu như New Zealand, Australia cũng đang triển khai chính sách lãi suất 0% và bơm tiền mua vào trái phiếu chính phủ. Chỉ cách đây vài tháng, một chính sách như thế được xem là điều cấm kỵ ở các ngân hàng trung ương theo chế độ lạm phát mục tiêu. Ngân hàng trung ương Indonesia, Philippines cũng đang cân nhắc thực hiện các chính sách tương tự.
Xem thêm: định Giá Tiếng Anh Là Gì, định Giá
Việt Nam cần phải làm gì?
Chính sách tài khoá, tiền tệ mở rộng chưa từng có ở nhiều nước, một mặt để cứu nguy nền kinh tế, nhưng mặt khác cũng để chống lại một đợt giảm phát khó lường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong khi các chính sách chống lạm phát thường đem lại thành công (tăng lãi suất, hút tiền về, tăng thuế, giảm chi tiêu công), thì các chính sách đối phó với giảm phát lại rất ít hiệu quả.
“Nếu lạm phát là thần đèn, thì giảm phát là con quái vật cần phải hạ dứt điểm”, nguyên Tổng Giám đốc IMF Lagarde từng so sánh như thế giữa việc chống lạm phát và giảm phát (chú thích của người viết: Lagarde hàm ý có thể sử dụng thần đèn để đạt được điều ước “tỷ lệ lạm phát mục tiêu” và sau đó cần phải sớm triệu hồi trước khi “hắn” có thể đi gây hại).
Thế giới đã chứng kiến 2 trường hợp điển hình trong những thảm họa kinh tế tệ hại nhất thời hiện đại đến từ nhận xét của Lagarde. Đó là cuộc đại suy thoái những năm 1930 và Nhật Bản, với hàng thập kỷ giảm phát, không có tăng trưởng kinh tế, cho đến nay vẫn không thể thoát ra được (Japanification).
Sẽ không bao giờ thừa nếu đặt những quan ngại mà Lagarde cảnh báo vào bối cảnh kinh tế Việt Nam. Vậy đâu là những rủi ro có khả năng đóng góp vào giảm phát?
•Là quốc gia có độ mở kinh tế thuộc loại cao nhất thế giới, các yếu tố giảm phát toàn cầu (như phân tích phần trên) sẽ có tác động không hề nhỏ vào kinh tế Việt Nam.
•Giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
•Do sức mua quá suy yếu, nên CPI tháng 4 giảm 1,54%. Trong đó, nhóm giao thông giảm nhiều nhất là 13,86%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,4%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,17%; nhóm bưu chính – viễn thông giảm 0,02%; nhóm hàng hóa – dịch vụ khác giảm 0,13%. Việc có 6 trong 11 nhóm hàng hóa – dịch vụ có CPI giảm cho thấy, kinh tế Việt Nam dường như có dấu hiệu rơi vào “cú sốc cung Keynesian”, nếu tình hình sắp tới không có nhiều cải thiện.
•Tăng trưởng tín dụng trong quý I/2020 chỉ có 0,68%, thấp nhất trong vòng 6 năm. Các dữ liệu hầu hết cho thấy tổng cầu sụt giảm mạnh, với hàng chục ngàn doanh nghiệp rời khỏi thị trường, mức cao nhất trong hàng chục năm qua.
•Kênh đầu tư trên thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, bất động sản đóng băng, vàng có xu hướng bất ổn mạnh. Đó là những dấu hiệu cho thấy 2 dạng tiết kiệm mà Blanchard chỉ ra đang hình thành.
•USD trên thị trường quốc tế có xu hướng lên giá mạnh. Trong khi tiền đồng neo khá chặt theo USD khiến sức ép nhập khẩu lạm phát giảm.
•IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm chỉ còn 2,7% năm nay, khó có lý do tin rằng, lạm phát sẽ quay lại trong điều kiện tăng trưởng quá thấp so với mức tăng dự kiến 6,7% trước đại dịch.
Xem thêm: Gluconeogenesis Là Gì – Nghĩa Của Từ Gluconeogenesis
•“Virus trì trệ” chưa tìm được vaccine chữa trị luôn chực chờ kéo lùi tăng trưởng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp