Thặng dư là một khái niệm rất quan trọng đối với các ngành học về kinh tế. Vậy thặng dư là gì? Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa & Cách tính giá trị thặng dư như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khái niệm Thặng dư là gì?

Thặng dư là một khái niệm thể hiện sự chênh lệch giữa thu nhập tài sản, tài nguyên và tổng chi phí biến đổi để tạo ra số tài sản, tài nguyên đó đó. Thặng dư chính là thước đo của thặng dư được tích lũy từ sản xuất trước khi khấu trừ thu nhập tài sản.

Bạn đang xem: Giá trị thặng dư là gì

Từ định nghĩa về thặng dư, ta có thể suy ra các khái niệm: Thặng dư tiêu dùng; Thặng dư sản xuất là gì? Thặng dư thương mại là gì? Thặng dư vốn cổ phần là gì?…

Thặng dư tiêu dùng (Consumer Surplus): là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng xảy ra khi mức giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm (dịch vụ) thấp hơn giá họ sẵn lòng chi trả.Thặng dư sản xuất (Producer Surplus): là khoản chênh lệch giữa số tiền mà nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp cho hàng hóa và số tiền thực tế mà họ nhận được khi thực hiện giao dịch. Thặng dư sản xuất là thước đo phúc lợi của nhà sản xuất.Thặng dư thương mại (Trade Surplus): là thước đo kinh tế của cán cân xuất nhập khẩu. Thặng dư thương mại xảy ra khi tổng giá trị xuất khẩu của một quốc gia lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu trong cùng một giai đoạn.Thặng dư vốn cổ phần (Capital Surplus): là khoản chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành.

*

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết tiểu luận thuê uy tín số 1 trên thị trường. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn!

Khái niệm Giá trị thặng dư (Surplus Value) là gì?

Giá trị thặng dư là gì?

Nội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận luận kinh tế trong Học thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx có thể gói gọn là: Giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất. Giá trị thặng dư chính là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân tạo ra. Và nó bị chiếm không trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Nhà tư bản phải chi phí vào việc mua tư liệu sản xuất và sức lao động nhằm thu lại được một số tiền dôi ra ngoài số tiền đã chi trong quá trình sản xuất. Số tiền đó chính là giá trị thặng dư.

Xét dưới góc độ thu nhập hiện nay, giá trị thặng dư là một phần của giá trị gia tăng và GDP. Giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ = GDP – (thu nhập của người người lao động từ sản xuất + thuế sản xuất + khấu hao tài sản cố định).

Tỷ suất giá trị thặng dư là gì?

Tỷ suất giá trị thặng dư là một tỷ số dưới dạng phần trăm được tính theo các số liệu liên quan đến giá trị thặng dư và và giá trị của tư bản mua sức lao động cần thiết (tư bản khả biến) để tạo ra giá trị thặng dư đó.

Tỷ suất này chỉ rõ trong một ngày lao động, phần thời gian lao động thặng dư mà nhà tư bản chiếm của người công nhân là bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động cần thiết mà họ được hưởng công.

Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = m/v * 100%.

Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, m là giá trị thặng dư và v là tư bản khả biến.

Ngoài ra, còn có một công thức khác là: m’ = t’/t * 100%.

Xem thêm:

Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, t’ là thời gian lao động thặng dư, t là thời gian lao động cần thiết.

2 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Ngày lao động của người công nhân chia 2 phần: thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Và có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cụ thể như sau.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Là phương pháp tính giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian ngày lao động của công nhân trong điều kiện năng suất lao động, thời gian lao động cần thiết và giá trị sức lao động không đổi.

Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động cần thiết 4 giờ và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Mỗi giờ công nhân tạo ra một giá trị mới là 8 đơn vị thì giá trị thặng dư tuyệt đối ở đây sẽ là 32.

Và tỷ suất giá trị thặng dư là: m’ = 32/32 * 100% = 100%.

Nếu kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi điều kiện khác không đổi thì giá trị thặng dư tuyệt đối tăng lên là 48. Và tỷ suất giá trị thặng dư cũng tăng lên thành: m’ = 48/32 * 100% = 150%.

Tuy nhiên, với phương pháp này thì chủ lao động gặp rất nhiều sự phản đối và đấu tranh của người lao động. Vì nó được cho là “bóc lột” sức lao động của họ. Người lao động không có thời gian cho những hoạt động sinh lý thiết yếu của con người như ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí…

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Là phương pháp tính giá trị thặng dư dựa trên việc rút ngắn thời gian lao động cần thiết. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ tìm cách để hạ thấp giá trị sức lao động. Từ đó sẽ tăng thời gian lao động thặng dư trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động vẫn không đổi.

Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết người công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để có thể trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.

Ví dụ: Ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động cần thiết 4 giờ và thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Nếu giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ thì thời gian lao động cần thiết giảm còn 3 giờ và thời gian lao động thặng dư tăng lên thành 5 giờ. Và tỷ suất giá trị thặng dư m’ lúc này từ 100% tăng lên thành 166%.

Xem thêm: Tải Game đấu Trường Thú, đấu Trường Thú, Bloody Roar 2

*

So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư

Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu về khái niệm thặng dư và giá trị thặng dư là gì cũng như các vấn đề liên quan đến giá trị thặng dư. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp