Với sự phát triển của xã hội và tốc độ đô thị hóa nhanh, cấu trúc gia đình Việt Nam đang có sự thay đổi rõ nét. Gia đình hạt nhân (gia đình hai thế hệ) đang dần chiếm ưu thế so với gia đình truyền thống (ba thế hệ trở lên). Hiện nay, sự phát triển nhanh của gia đình hạt nhân còn gia tăng cuộc sống đơn thân và nỗi cô đơn của người già.
Hai hình thái gia đình này đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định. Gia đình truyền thống có sự hỗ trợ nhau về tinh thần, kinh tế, giáo dục giữa các thế hệ, nơi những giá trị văn hóa truyền thống, kinh nghiệm sản xuất được lưu truyền nhưng tự do cá nhân không hoặc ít được bộc lộ, những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp được lưu giữ nhưng cũng lưu giữ theo những lề thói cổ hủ, không còn hợp thời. Gia đình hạt nhân đề cao lối sống cá nhân, nơi mỗi cá nhân được nuôi dưỡng, giáo dục phát triển nhằm phát huy năng lực, sở trường của mình; gia đình hạt nhân dễ dịch chuyển và thích nghi với môi trường sống nhanh nhưng mối liên hệ, gắn bó hỗ trợ nhau có phần hạn chế.
Những đứa con sinh trưởng, lập nghiệp, sinh sống xa nơi “chôn rau cắt rốn” ngày càng nhiều. Những dòng người ly hương đổ về các đô thị, khu công nghiệp ngày càng đông đã khiến các làng quê – nơi “nuôi dưỡng” loại hình gia đình truyền thống – còn lại đa phần là người già. Bà Phạm Thị Thu ở xã An Đổ, huyện Bình Lục có chồng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Bà sinh được một người con. Ở vậy nuôi con, bà vui khi con lập gia đình có cháu bế bồng. Nhưng rồi con bà rời làng quê vào miền Nam lập nghiệp, bà ở nhà một mình. Có họ hàng ở gần, các ngày lễ tết nhiều đoàn đến thăm, tặng quà nhưng những tháng ngày “cơm niêu nước lọ” không biết đến khi nào. Tai bà giờ nghễnh ngãng, người ngang nhà hỏi thăm bà cũng không nghe rõ, chân đau nặng nên giờ bà càng buồn khi nhà quạnh vắng tiếng nói con cháu.
Bạn đang xem: Gia đình hạt nhân là gì
Bà Phạm Thị Thu kể về cuộc sống đơn thân của mình.
Chị Trần Thị Hằng ở phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý cho biết gia đình chồng chị, anh là con trai duy nhất. Hai anh chị công tác và sinh sống ở thành phố, mẹ già ở quê một mình. Lo lắng cho tuổi già của mẹ, anh chị đón mẹ lên ở cùng tiện bề chăm sóc nhưng bà ở lâu cũng chỉ hơn tuần là đòi về. Ở thành phố cuộc sống không quen, cả ngày con cái đi làm, các cháu đi học, bà ở cùng cũng chỉ lủi thủi một mình. Bận bịu công việc các con không thể về thăm thường xuyên, bà ở quê và ngày ngày ngóng điện thoại các con gọi về hỏi thăm. Chị Hằng cho biết, lâu lâu mải việc chưa kịp điện thoại về là bà lại giận và trách. Chị biết bà buồn, mong con ngóng cháu nên ngày nghỉ, lễ tết anh chị tranh thủ đưa con về thăm bà.
Xem thêm: Backplate Là Gì – Nghĩa Của Từ Backplate
Còn rất nhiều những gia đình như thế, con cái đáng nhẽ phải về thăm bố mẹ nhưng giờ bố mẹ thường là đến thăm các con. Nhớ con thương cháu nên một năm ba bốn bận, bà Mai ở xã Thanh Sơn (Kim Bảng) lại lên Hà Nội thăm con. Lỉnh kỉnh đủ thứ rau quả, trứng gà quê bà mang lên cho con. Đấy là khi còn mạnh chân, khỏe tay chứ từ ngày bị bệnh tiểu đường bà cũng ít đi lại hơn. Con bà thường xuyên biếu tiền mua thuốc, sữa uống nhưng bà cần hơn là những lời thăm nom và những bữa cơm ấm nóng đông đủ con cháu trong gia đình.
Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa nhanh cùng với xu thế gia đình hạt nhân là chủ đạo, số người già sống một mình cũng tăng cao. Từ xã hội nông nghiệp, sống trong cộng đồng tương trợ lẫn nhau, trong gia tộc tam tứ đại đồng đường, người già bỗng chốc không quen với cuộc sống đơn thân hay cuộc sống náo nhiệt nơi phố thị, càng không quen với cuộc sống nơi những nhà dưỡng lão. Tư tưởng trọng nam khinh nữ ở nước ta vẫn còn nặng nề bởi ngoài quan niệm nối dõi tông đường, có con trai là để khi cha mẹ về già có chỗ nương tựa. Nhưng sự phân hóa từ gia đình lớn thành các gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân thì người già, nhất là ở khu vực nông thôn phải sống một mình ngày càng nhiều.
Xem thêm: bão tiếng anh là gì
Ở các thành phố, nơi những người già có lương hưu, tự chủ về tài chính và có nhiều hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi thì người già ở khu vực nông thôn đa phần phải dựa vào con cháu, các sinh hoạt cộng đồng không nhiều và đều đặn nên khi sống đơn thân nỗi cô đơn càng cao và hơn nữa họ còn phải tự chăm sóc cho bản thân mình. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân cũng phần nào nâng cao sức khỏe người dân, trong đó có người cao tuổi nhưng về tinh thần cần lắm những nơi hoạt động cộng đồng với các loại hình sinh hoạt phù hợp để tạo thêm niềm vui và hạnh phúc cho người già. Ở nông thôn hiện nay, thiết chế nhà văn hóa hầu như thôn, xóm nào cũng đều có, nhưng để hoạt động được, là nơi tới giao lưu của người già thì không những cần người đứng đầu chi hội người cao tuổi tâm huyết mà còn cần sự quan tâm của cộng đồng và cấp ủy, chính quyền cơ sở. Chỉ có như thế khi hình thái gia đình truyền thống chuyển dần sang hình thái gia đình hạt nhân, người già mới được quan tâm hơn giúp họ sống vui, sống khỏe và sống có ích.
Chuyên mục: Hỏi Đáp