Một số người không biết Geisha là gì, là ai, hay là nghề gì?, rồi luôn định nghĩa sai về họ. Thoạt nhìn bên ngoài có người còn nhầm lẫn rằng họ là “ kỹ nữ Nhật” nhưng chẳng mảy may tìm hiểu rõ về tính chất công việc. Để tránh có suy nghĩ sai về họ thì sau đây là một số thông tin có thể giúp bạn hiểu được Geisha là gì?
Sự ra đời của Geisha
“Con người của nghệ thuật” đó chính là geisha. Được ra đời từ văn hóa Bushido. Người Samurai có một hệ thống luân lý đạo đức hoàn mỹ, đây là một bộ luật mà người Samurai phải tuân theo là: ngay thẳng, quang minh, chính đại, cao thượng, nghĩa hiệp.
Bạn đang xem: Geisha là gì
Họ lấy thi ca ,nhã nhạc, thư pháp làm trò giải trí và ưa được sự phục vụ từ nữ giới trong hình thức văn hóa lành mạnh hợp với tâm hồn võ sĩ, chứ không phải hình thức phục vụ tình dục. Nhu cầu giải trí tao nhã ấy đã dẫn tới sự ra đời của Geisha, chứ hoàn toàn không phải để thỏa mãn ham muốn tình dục.
Geisha là gì?
Nói một cách chính xác Geisha là người nghệ sĩ tài năng, họ hầu hết sử dụng kỹ năng nghệ thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc múa và kể chuyện, ngoài ra họ là một người có khả năng trò chuyện tốt. Được đào tạo chuyên nghiệp về các bộ môn như các nhạc cụ, hát, múa,…trong một thời gian dài.
Với đa số những người lần đầu biết về Geisha đều cho rằng họ là một hình thức mại dâm. Nhưng có một điều các bạn không biết nhiệm vụ của họ là biểu diễn tài nghệ văn hóa lành mạnh, cao cấp chứ không hề có chuyện Geisha và mại dâm là một.
Những bí mật về nàng Geisha Nhật Bản
1.Geisha ban đầu là nam giới
Ban đầu Geisha hầu hết là nam giới, hoạt động tự do trong các buổi tiệc bên ngoài các khu phố giải trí. Dần dần các kỹ năng của Geisha nam lẫn nữ đều trở nên có yêu cầu cao hơn. Cho đến sau này khi Geisha nam giảm dần và số lượng nữ tăng lên nên tên gọi Geisha bắt đầu được hiểu với nghĩa “ là người phụ nữ làm nghề giải trí với trình độ cao”.
Các geisha nam ngày xưa
2.Có mối quan hệ rộng
Công việc của họ chủ yếu là trong các buổi tiệc tụ họp, theo truyền thống là trong các quán trà, nhà hàng và công việc của họ là phục vụ về văn hóa cũng như trò chuyện. Những nơi này với lượng khách mỗi ngày khá lớn mà hầu hết là những người có địa vị cao trong xã hội.
3.Geisha không được kết hôn
Geisha không được kết hôn hoặc chỉ được kết hôn khi giải nghệ ( không làm Geisha nữa ). Nếu muốn kết hôn buộc họ phải từ bỏ nghề là có thể kết hôn và sống như những người phụ nữ bình thường.
4.Trưởng thành từ Maiko
Trước khi trở thành Geisha, các phụ nữ phải đến trung tâm để được đào tạo từ nhỏ , khi trưởng thành, mặc vừa Kimono thì sẽ trở thành Maiko. Có thể nhìn vào trang phục để nhận diện Geisha và Maiko.
Sự khác nhau trong cách ăn mặc
5.Không phải gái điếm
Mặc dù nhiệm vụ của họ bao gồm cả tán tỉnh, đùa cợt khêu gợi nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó.
Nói tóm lại họ chỉ mua vui chứ không bán thân, không phải là gái điếm hàm chỉ là những người rót rượu trong các bữa tiệc.
6.Quy định về độ tuổi
Muốn trở thành Geisha họ phải trải qua một quá trình đào tạo chuyên nghiệp, sau một thời gian sẽ trở thành người học việc, đến năm 21 tuổi họ mới có thể trở thành Geisha thực thụ.
7.Trang phục
Trang phục thường xuyên của họ là Kimono. Geisha tập sự mặc bộ Kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn nhẹ nhàng hơn.
8.Kiểu tóc
Các kiểu tóc được trang điểm cầu kỳ với lược và trâm và đa số hiện nay các Geisha đều sử dụng tóc giả trong cuộc sống hàng ngày của mình và những bộ tóc giả đó phải được bảo dưỡng định kỳ bởi các nghệ nhân có kỹ năng cao.
Xem thêm: Bartender Là Gì – Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Bartender
9.Ngủ không dùng gối
Trước khi trở thành một Geisha thực thụ, tất cả họ đều được huấn luyện việc ngủ mà không dùng đến gối mà chỉ kê lên một cái kê nhỏ, để giữ cho kiểu tóc của mình không bị rối sau khi ngủ dậy. Để rèn luyện thói quen này thì những người thầy rắc gạo quanh cái kê để nếu khi ngủ đầu lăn ra khỏi kê thì sẽ bị gạo dính vào tóc.
10.Trang điểm
Mặt phấn trắng dày, mắt kẻ đen, môi tô đỏ là cách trang điểm của hầu hết Geisha thực tập. Sau khi trở thành Geisha 3 năm họ bắt đầu thay đổi cách trang điểm theo xu hướng nhẹ nhàng hơn.
Ngày nay người ta nhìn vào ngoại hình mà hiểu sai nghĩa về họ, dù càng ngày càng suy giảm theo thời gian nhưng Nhật bản vẫn luôn giữ được truyền thông Geisha tốt đẹp chứ không phải theo cách nghĩ của đa số trong xã hội.
Geisha thời hiện đại
Các geisha hiện đại họ vẫn sống trong những ngôi nhà truyền thống được gọi là okiya tại các khu vực gọi là hanamachi (khu phố hoa), đặc biệt là trong thời gian học việc của họ. Tuy nhiên, nhiều người giàu kinh nghiệm lại chọn cách sống trong những căn hộ của mình. Thế giới thanh lịch và văn hóa mà các geisha là một phần trong đó được gọi là karyukai (thế giới của hoa và liễu).
Hanamachi
Hiện nay, nhiều người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào tạo sau khi đã hoàn thành bậc trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học, nhiều người cũng bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành.
Họ cũng học những nhạc cụ truyền thống như shamisen, shakuhachi (sáo trúc), và trống, cũng như các bài hát truyền thống, múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật), thơ ca và văn học. Từ việc quan sát những người khác cùng với sự trợ giúp của chủ nhà, những người học việc cũng trở nên điêu luyện hơn trong các nghệ thuật truyền thống phức tạp xung quanh việc chọn lựa và mặc kimono, cũng như cách ứng xử với khách hàng.
Nghệ thuật cắm hoa Ikebana
Ngày nay, Kyoto là nơi có truyền thống geisha còn lại lớn nhất. Hai trong số các khu phố geisha truyền thống và nổi tiếng nhất là Gion và Pontocho đều nằm ở Kyoto. Geisha ở các khu phố này được gọi là geiko. Các “khu phố hoa” Kagurazaka, Asakusa và Shimbashi tại Tokyo cũng nổi tiếng không kém.
Ở Nhật Bản ngày nay, người ta hiếm khi còn nhìn thấy geisha và maiko. Vào năm 1920, tại Nhật Bản có đến trên 80 nghìn geisha, nhưng đến ngày nay ước đoán chỉ còn dưới 1000 người. Tuy nhiên, các du khách khi đến khu Gion ở Kyoto rất dễ nhìn thấy một maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.
Sự suy tàn của văn hóa này có nguyên nhân từ nền kinh tế trì trệ. Sự suy giảm của mối quan tâm cho đến những loại hình nghệ thuật truyền thống, bản chất khó nhìn thấu được của thế giới hoa liễu, và chi phí cao cho việc được các geisha giải trí.
Geisha thường được thuê để tham gia các buổi tiệc và họp mặt, theo truyền thống là tại các quán trà (chaya) hoặc các nhà hàng Nhật Bản truyền thống (ryotei). Thời gian làm việc của họ được đo theo thời gian của một cây hương cháy hết, và nó được gọi là senkodai (tuyến hương đại) hay gyokudai (ngọc đại).
Một từ khác được dùng để miêu tả chi phí là “ohana”, hay phí hoa. Khách hàng sẽ thỏa thuận và sắp xếp qua văn phòng hiệp hội geisha (kenban). Đây là nơi quản lý lịch làm việc của mỗi geisha và sắp xếp các cuộc hẹn của họ trong cả việc huấn luyện lẫn tiếp khách.
Geisha trong văn hóa toàn cầu
Sự quan tâm ngày càng lớn đối với geisha và ngoại hình đặc biệt của họ đã khơi gợi lên nhiều hiện tượng văn hóa đại chúng ở Nhật Bản và cả phương Tây. Gần đây nhất là phong cách trang điểm theo “kiểu geisha” đã được đề xướng sau thành công và sự nổi tiếng của cuốn tiểu thuyết “Hồi ức của một geisha” (Memoirs of a Geisha) và bộ phim cùng tên.
Xem thêm: Mở đại Lý Sữa Có Lời Không, Kinh Nghiệm:
Cuốn tiểu thuyết Hồi ức của một Geisha
Năm 1999, nữ ca sĩ Mỹ Madonna đã xuất hiện trong video âm nhạc mang tên Nothing Really Matters trong trang phục kiểu geisha với bộ áo giống như một chiếc kimono và khuôn mặt được trang điểm rất đậm với phấn nền màu trắng.
Chuyên mục: Hỏi Đáp