Chắc hẳn khi lướt internet bạn đã gặp từ “geek” (geeks)* nhưng có khi nào bạn thắc mắc nó là gì? Vì sao nó thường xuất hiện trên mạng như vậy? Và bản thân chúng ta có phải là geek hay không? Hãy xem qua 5 dấu hiệu trong bài viết này để biết!
*Từ geek (số nhiều là geeks): Mang nghĩa truyền thống rất là tiêu cực, nó nhằm ám chỉ đến “những kẻ có lối sống lỗi thời và những mối quan hệ xã hội vớ vẩn”. Nhưng đến thời điểm hiện tại – kỉ nguyên của công nghệ số, trường nghĩa của từ này đã thay đổi 180 độ. Geek bây giờ được xem là những người tạo ra trào lưu, thay đổi cuộc sống của người khác bằng công nghệ như Tim Cook, Bill Gates, Satya Nadella hay các nhà phát triển ứng dụng, nói nôm na thì họ những chuyên viên công nghệ.
Bạn đang xem: Geeky là gì
Tuy nhiên, suy rộng ra thì geek được xem như một “nền văn hóa” mà tại đó: Nếu bạn là một người đam mê các sản phẩm công nghệ như smartphone, tablet,…; Có kiến thức về máy tính; Thời gian rảnh rỗi bạn dùng để tìm hiểu về công nghệ; Hoặc bạn luôn muốn “thể hiện” sự hiểu biết của mình bằng cách chia sẻ với mọi người;… thì bạn đã là một thành viên của “đại gia đình” geek. Và nếu chưa chắc chắn để xác định mình có phải là một geek hay chưa, bạn hãy xem qua những dấu hiệu nhận biết dưới đây!
1. Liếc ngang là biết ngay loại smartphone người khác đang dùng
Sẽ như “chuyện bình thường ở huyện” khi bạn là một iFan và có thể nhận ra tất cả các đời iPhone bằng cách liếc nhìn sơ qua khi nó đang trên tay người khác. Nhưng sẽ là một điều đặc biệt nếu bạn biết hay am hiểu “tất tần tật” về những sản phẩm của rất nhiều nhà sản xuất khác nhau. Lấy một ví dụ là nhìn thoáng qua và đoán tên thiết bị thuộc dòng smartphone Galaxy của Samsung chẳng hạn. Chắc hẳn là sẽ không ai nhớ rõ hết mọi loại điện thoại được công bố ra thị trường nhưng chỉ cần biết nhiều về những thiết bị nổi trội, được dư luận quan tâm thì bạn đã rất tuyệt rồi!
2. Biết nhiều về sản phẩm hơn cả nhân viên tư vấn bán hàng
Hiện nay các trang review, đập hộp của cả trong và ngoài nước đều xuất hiện như “nấm mọc sau mưa”, cho nên việc tìm hiểu về một sản phẩm mới, thứ mà bạn quan tâm hay muốn mua đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng ta sẽ không cần phải ra tận siêu thị để trải nghiệm mà chỉ cần gõ vài dòng lên Google thì đã xuất hiện rất nhiều video hay chủ đề được mở trên diễn đàn nào đó có chia sẻ kinh nghiệm về điều này. Chính vì vậy và đối với nhiều người, dù chưa cầm thiết bị trên tay nhưng họ đã tường tận về tất cả mọi “ngóc ngách” trên thiết bị mới đó.
Xem thêm: Cung Lượng Tim Là Gì – Cung Lượng Tim Cung Lượng Tim
Đây là một điều rất tốt và luôn được khuyến khích thực hiện trước khi bạn đưa ra quyết định “chạy” đến siêu thị và tậu “người tình mới” về nhà. Tuy nhiên, dù đã biết hết về sản phẩm mình định mua thì chúng ta cũng nên thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng với những nhân viên tư vấn bán hàng tại siêu thị khi họ giới thiệu đến bạn những điều mà bạn đã biết rồi, thậm chí biết còn nhiều hơn họ. Vì dù sao, đó cũng là công việc của tư vấn viên và việc được tư vấn cho bạn là cũng là một niềm vui đối với họ đấy! Hãy nhớ luôn dành nụ cười và một lời cám ơn đến những người tư vấn, bạn nhé!
3. Một người “thợ sửa máy” cho người thân, bạn bè
Bạn có đứa bạn thân luôn nhờ: “Xem hộ tao cái CH Play đi! Sao không tải được ứng dụng mới?” hay bố mẹ thì hỏi: “Sao không gõ tiếng Việt khi nhắn tin được nữa con?”,…. Nếu bạn luôn được người khác nhờ kiểm tra, cho ý kiến về những vấn đề như thế thì chắc hẳn đối với họ, bạn là một người “thợ sửa máy” tay ngang rất tuyệt vời. Đôi khi có thể là do chúng ta “ăn may” mà khắc phục được hay có lúc phải mày mò, tức điên cả người lên để tìm cách giúp người khác nhưng quy chung những điều đó khiến bạn trở nên hữu ích bằng những hiểu biết của bản thân, ít nhất là với những người mà bạn giúp đỡ. Hãy luôn luôn giúp đỡ mọi người từ những việc nhỏ vì như vậy giúp bạn trưởng thành, làm tốt hơn ở những thứ lớn lao khác.
Xem thêm: Encode Video Là Gì – Phân Biệt “Video Codec” Và “Video Coding Format”
4. Hay “phán xét” người khác thông qua smartphone của họ
Bạn thường tự hỏi “Sao người đó giàu có mà lại dùng cái điện thoại “cùi bắp” đấy?” hoặc luôn đưa ra những nhận định rất hài hước kiểu như “Thằng bạn mình để màn hình chủ chẳng ngăn nắp gì cả nên chắc nó ở bẩn lắm đây!”. Dù đó là một “sở thích” hay thói quen có vẻ lập dị và không được tích cực cho lắm, song nếu là một geek thì có lẽ bạn sẽ không tránh khỏi việc tự biến mình thành “vị thẩm phán” lạ đời như thế này.
Tuy nhiên, hãy rèn luyện cách quan sát, nhìn nhận khách quan hơn với mọi người, mọi thứ xung quanh trước khi đưa ra những nhận xét của riêng mình, vì dù sao nó vẫn là một cảm xúc mang tính chất chủ quan và không nên áp đặt lên người khác.
Trong những dấu hiệu trên thì bạn nhận ra mình “sở hữu” bao nhiêu điểm rồi? Hãy cho biết ý kiến cá nhân của bạn ở bên dưới bên viết này nhé!
thienmaonline.vn (tham khảo Technobuffalo)
Chuyên mục: Hỏi Đáp