Tại sao thu nhập trung bình của một số nước rất cao trong khi các nước khác lại thấp? Tại sao mức giá tăng nhanh trong một thời kì và ổn định trong các thời kì khác? Tại sao sản xuất và việc làm mở rộng trong một số năm và thu hẹp trong các năm khác? 

Để đánh giá hoạt động của nền kinh tế có hiệu quả hay không cần nhìn vào tổng thu nhập mà người dân tạo ra trong nền kinh tế. Hai biến số chính để đo lường kinh tế vĩ mô chính là GDPCPI.

Bạn đang xem: Gdp deflator là gì

1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Gross domestic product

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định (Thường là 1 năm)

Trong đó: 

Giá trị thị trường: Mọi hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế đều được quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo giá cả của hàng hóa được người mua và người bán chấp nhận trên thị trườngTất cả các hàng hóa và dịch vụ: GDP đo lường mọi sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên thị trường, bao gồm các sản phẩm hữu hình như quần áo, giày dép, lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị… và các sản phẩm dịch vụ vô hình như du lịch, phim ảnh, giáo dục, y tế,…GDP không tính tới các sản phẩm tự tiêu trong hộ gia định và các sản phẩm lưu thông bất hợp pháp như việc sản xuất buôn bán ma túy,…Khái niệm “cuối cùng”: Hàng hóa cuối cùng là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, được bán cho người sử dụng cuối cùng và chúng được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. (Ví dụ: Áo). Hàng hóa trung gian là những hàng hóa như vật liệu và các bộ phận được dùng trong quá trình sản xuất ra những hàng hóa khác. (Ví dụ: Vải). Việc chỉ tính hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tránh được việc tính nhiều lần giá trị của các hoạt động sản xuất trung gian.Được sản xuất ra: Nghĩa là chúng ta chỉ tính giá trị sản xuất hiện tại, không bao gồm hàng hóa đã qua sử dụng.

1.1 Các phương pháp tính GDP:

Nền kinh tế giản đơn bao gồm: Hộ gia định & Doanh Nghiệp, Nền kinh tế đóng: Bao gồm Hộ gia đình, Doanh nghiệp và Chính Phủ, nền kinh tế mở bao gồm: Hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài.

Mô hình chu chuyển tiền-hàng trong nền kinh tế giản đơn

1.1.1 Phương pháp chi tiêu: (expenditure method)

GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C)đầu tư (I)chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng NX.

Y = C + I + G + NX

+ C (consumption) là chi tiêu của hộ gia đình bao gồm chi tiêu cho: hàng hóa lâu bền (durable goods), hàng hóa không lâu bền (nondurable goods) và dịch vụ (services)

+ I (investment) là tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân. I bao gồm đầu tư của các hãng (nonresidential investment) cho tư bản hiên vật mới (nhà xưởng, máy móc, công cụ) (fixed investment) cộng với hàng tồn kho (inventory investment) và đầu tư của hộ gia đình cho nhà ở mới (residential investment)

+ G (government purchases) là chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ. G không bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập

+ NX (net export) là giá trị xuất khẩu ròng. NX bằng tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ đi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

1.1.2 Phương pháp thu nhập (Phương pháp chi phí) – income method

GDP = W + R + i + Te + Pr + Dep

Trong đó

W (wage): tiền lươngR (rental income): tiền cho thuê tài sảni (net interest): tiền lãi ròngPr (Profit): :Là toàn bộ lợi nhuận doanh nghiệp. Te là thuế gián thu ròng. Te = Ti – Trợ cấp. Ti: indirect tax. VD: Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,…Trợ cấp: Ví dụ trợ giá trong nông nghiệp, xe bus,…De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định1.1.3 Phương pháp sản xuất (giá trị gia tăng): (production/ value added method)

– Giá trị gia tăng (Value Added, VA) là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (doanh thu) trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các doanh nghiệp khác (chi phí nguyên vật liệu).

– Phương pháp này có thể được dùng để đo lường đóng góp của từng ngành vào GDP

GDP = ∑ VAi (i=1,2,3,..,n)

VAi: GTGT tạo ra bởi ngành i

1.2 Các chỉ tiêu đo lường khác về thu nhập quốc dân

1.2.1 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product-GNP) là tổng thu nhập do công dân của một nước tạo ra.

GNP = GDP + NFA

GNP = C + I + G + NX + NFA = C + I + G + CA

trong đó NFA/NFIA là thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (net factor income from abroad) hay chênh lệch giữa thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước.

Xem thêm: Triệu Chứng Cơ Năng Là Gì – Nang Cơ Năng Buồng Trứng Là Gì

CA là cán cân tài khoản vãng lai

(ngoài ra người ta còn sử dụng các thuật ngữ tương đương với GDP là GDI tổng thu nhập quốc nội, GNP là GNI tổng thu nhập quốc dân)

Có ba trường hợp xảy ra

+ GNP > GDP (NFA > 0): nền kinh tế trong nước có ảnh hưởng đến các nước khác

+ GNP

+ GNP = GDP (NFA = 0): chưa có kết luận

1.2.2 Sản phẩm quốc dân ròng (Net national product-NNP) bằng GNP trừ đi khấu hao

NNP = GNP – Dep

(ngoài ra người ta còn sử dụng thuật ngữ tương đương NNI thu nhập quốc dân ròng; nếu sử dụng GDP ta có NDP = GDP – Dep

1.2.3 Thu nhập quốc dân (National income-NI) bằng NNP trừ thuế gián thu ròng.

NI = NNP – Te

1.2.4 Thu nhập cá nhân (Personal Income – PI) là khoản thu nhập mà các hộ gia đình nhận dược từ các doanh nghiệp cho các dịch vụ yếu tố và từ các chương trình trợ cấp của chính phủ về phúc lợi và bảo hiểm xã hội cộng với lợi tức từ trái phiếu chính phủ.

1.2.5 Thu nhập khả dụng (Disposable Income – Yd) bằng thu nhập quốc dân trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản phí ngoài thuế phải nộp cho chính phủ, ví dụ: lệ phí giao thông, phí môi trường…

1.3 Mở rộng: Hệ thống tài khoản quốc gia – National Account System(NAS)

Những chỉ tiêu đo lường thu nhập ở trên nằm trong NAS là một hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia do UN ban hành quy chuẩn, giúp cho các quốc gia đo lường biến số vĩ mô về thu nhập theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hiện nay trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (2010) của Việt Nam, Tài khoản quốc gia (những số liệu phải công bố theo năm) bao gồm: 

+) Tổng sản phẩm trong nước (GDP); Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế theo yếu tố sản xuất; tốc độ tăng GDP; GDP thực tế bình quân đầu người

+) Tổng sản phẩm trong nước xanh (GDP xanh – green domestic products)

+) Tích lũy tài sản gộp; Tích lũy tài sản thuần

+) Tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư (C); Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước (G)

+) Thu nhập quốc gia (GNI); Tỷ lệ GNI so với GDP

+) Thu nhập quốc gia khả dụng (NDI); Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP; Tỷ lệ tiết kiệm so với tích lũy tài sản

+) Mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với GDP

+) Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)

+) Tỷ trọng đóng góp của K,L,TFP vào tốc độ tăng trưởng chung

Cách tính GDP theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia

+) Theo phương pháp sử dụng (chi tiêu)

GDP = Tiêu dùng cuối cùng (C,G) + Tích lũy tài sản(I) + Chênh lệch XNK (NX)

+) Theo phương pháp thu nhập

GDP = Thu nhập của người lao động từ sản xuất (w) + Thuế sản xuất ròng (Te) + Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất (Dep) + Thặng dư hoặc thu nhập hỗn hợp (r,i,Pe)

+) Theo phương pháp sản xuất

GDP = Tổng thặng dư của tất của tất cả các ngành + thuế nhập khẩu – trợ cấp sản xuất

1.4 GDP danh nghĩa, GDP thực tế và chỉ số điều chỉnh GDP

GDP danh nghĩa (nominal GDP) là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo giá hiện hành hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm đó.

GDP thực tế (real GDP) là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được tính theo mức giá cố định của 1 năm được chọn làm năm cơ sở hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm cơ sở (năm gốc)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Chỉ số điều chỉnh GDP (Deflator GDP – DGDP)

q: sản lượng

p: Mức giá

t: thời kỳ nghiên cứu

i: mặt hàng thứ i trong n mặt hàng.

1.5 GDP và phúc lợi kinh tế ròng (NEW – net economic welfare)

Những thiếu sót của GDP khi đo lường tổng sản lượng

– Sản xuất tự cung tự cấp của hộ gia đình

– Nền kinh tế ngầm

– Thu nhập không khai báo hoặc khai báo không trung thực

Những thiếu sót của GDP khi đo lường mức sống hay phúc lợi xã hội (một cách tổng thể)

– GDP chỉ đo lường giá trị các hoạt động kinh tế mà không tính tới phúc lợi xã hội, hạnh phúc (giá trị của nghỉ ngơi chưa đưa vào trong tính toán GDP) và các vấn đề xã hội khác (tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ ly dị, tình trạng nghiện thuốc)

– GDP không loại trừ những đầu ra/chi phí không có giá trị trong việc nâng cao đời sống (chi phí môi trường, chi phí an ninh…)

– GDP đo lường kích cỡ của chiếc bánh nhưng không chỉ ra cách chia chiếc bánh cho công bằng

Để phản ánh được chính xác mức sống của người dân chúng ta cộng vào GDP (GNP) giá trị của thời gian nghỉ ngơi, giá trị của hàng hóa tự cung tự cấp và giá trị do nền kinh tế ngầm tạo ra trừ đi những sản phẩm đầu ra độc hại. Kết quả chúng ta có được phúc lợi kinh tế ròng NEW.

Xem thêm: Waifu Nghĩa Là Gì – Những Waifu Được Fan Anime Yêu Thích Nhất

Ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ số Human Development Index (HDI), Index of Sustainable Economic Welfare (ISEW), Genuine Progress Indicator (GPI), gross national happiness (GNH), sustainable national income (SNI), Green National Product để đo lường một cách toàn diện phúc lợi kinh tế của một quốc gia.

Chuyên mục: Hỏi Đáp