![*](https://licadho.org/wp-content/uploads/2021/07/imager_1_22755_700.jpg)
HIỆP ĐỊNH
CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ – GATS
Phụlục 1b
Phần Iphạm vi và Định nghĩa
Điều I:Phạm vi và định nghĩa
Phần IICác nghĩa vụ và nguyên tắc chung
Điều IIĐối xử tối huệ quốc
Điều IIITính minh bạch
Điều IIIbis Tiết lộ thông tin bí mật
Điều IVTăng cường sự tham gia của các nước đang phát triển
Điều VHội nhập kinh tế
Điều V bisCác Hiệp định hội nhập thị trường lao động
Điều VIQuy định trong nước
Điều VIICông nhận
Điều VIIIĐộc quyền và những người cung cấp dịch vụ độc quyền
Điều IXThông lệ kinh doanh
Điều XCác biện pháp tự vệ khẩn cấp
Điều XICác khoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài
Điều XIIHạn chế để bảo vệ cán cân thanh toán
Điều XIIIMua sắm chính phủ
Điều XIVNhững ngoại lệ chung
Điều XIVbis Ngoại lệ về an ninh
Điều XVCác trợ cấp
Phần IIInhững Cam kết cụ thể
Điều XVITiếp cận thị trường
Điều XVIIĐối xử quốc gia
Điều XVIIINhững cam kết bổ sung
Phần IVTự do hóa từng bước
Điều XIXĐàm phán các cam kết cụ thể
Điều XXDanh mục cam kết cụ thể
Điều XXI Sửađổi các Danh mục
Phần Vnhững quy định về thể chế
Điều XXIITham vấn
Điều XXIIIGiải quyết tranh chấp và thi hành
Điều XXIVHội đồng thương mại dịch vụ
Điều XXVHợp tác kỹ thuật
Điều XXVIQuan hệ với các Tổ chức quốc tế khác
Phần VIĐiều khoản cuối cùng
Điều XXVIIKhước từ quyền lợi
ĐiềuXXVIII Các định nghĩa
Điều XXIXCác phụ lục
CácPhụ lục
Phụ lục vềcác ngoại lệ đối với Điều II
Phụ lục về dichuyển của thể nhân cung cấp dịch vụ theo Hiệp định
Phụ lục vềcác dịch vụ vận tải hàng không
Phụ lục vềcác dịch vụ tài chính
Phụ lục hứhai về các dịch vụ tài chính
Phụ lục vềđàm phán các dịch vụ vận tải đường biển
Phụ lục về Viễnthông Phụ lục về đàm phán các dịch vụ về viễn thông cơ bản.
Bạn đang xem: Gats là gì
Phụlục 1b
Các Thànhviên,
Thừa nhậntầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với sự tăng trưởng vàphát triển của nền kinh tế thế giới;
Mong muốnthiết lập một khuôn khổ đa biên cho những nguyên tắc và quy tắc của thương mạidịch vụ nhằm mở rộng thương mại trong lĩnh vực này trong điều kiện minh bạch vàtừng bước tự do hóa và như là một công cụ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế củatất cả các đối tác thương mại và vì sự phát triển của các nước đang phát triển;
Mong muốnsớm đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ ở mức ngày càng cao bằng việc liêntục đàm phán đa biên nhằm tăng cường lợi ích của các bên tham gia trên cơ sởcùng có lợi và đảm bảo sự cân bằng chung về quyền và nghĩa vụ, đồng thời tôntrọng các mục tiêu chính sách quốc gia;
Thừa nhậnquyền của các Thành viên trong việc điều chỉnh và ban hành những quy định mớivề cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của mình nhằm đạt được mục tiêu chính sáchquốc gia và xuất phát từ sự chênh lệch hiện tại về trình độ phát triển của cácquy định về dịch vụ tại các nước khác nhau và nhu cầu cụ thể của các nước đangphát triển đối với việc thực thi quyền này;
Mong muốntạo thuận lợi để các nước đang phát triển tham gia ngày càng nhiều vào thươngmại dịch vụ và mở rộng xuất khẩu dịch vụ của mình, trong đó có phần nhờ vào việctăng cường năng lực dịch vụ trong nước, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của cácnước này;
Chú trọngđặc biệt đến những khó khăn nghiêm trọng của các nước chậm phát triển nhất dohòan cảnh kinh tế, sự phát triển, nhu cầu thương mại và tài chính đặc biệt củahọ;
Bằng Hiệpđịnh này, thỏa thuận như sau:
Phần 1
PHẠM VI VÀ ĐỊNH NGHĨA
Điều 1: Phạmvi và định nghĩa
1. Hiệp địnhnày áp dụng đối với các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ của các Thànhviên.
2. Theo Hiệpđịnh này, thương mại dịch vụ được định nghĩa là việc cung cấp dịch vụ:
(a) từ lãnhthổ của một Thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một Thành viên nào khác;
(b) trên lãnhthổ của một Thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bấtkỳ Thành viênnào khác;
(c) bởi mộtngười cung cấp dịch vụ của một Thành viên, thông qua sự hiện diện thương mạitrên lãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;
(d) bởi mộtngười cung cấp dịch vụ của một Thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trênlãnh thổ của bất kỳ Thành viên nào khác;
3. Theo Hiệpđịnh này:
(a) “biệnpháp của các Thành viên” là các biện pháp được áp dụng bởi:
(i) chínhquyền và các cơ quan có thẩm quyền trung ương, khu vực hoặc địa phương; và
(ii) các cơquan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn được chính quyềntrungương, khu vực hoặc địa phương ủyquyền.
Khi thực hiệncác nghĩa vụ và cam kết theo Hiệp định này, mỗi Thành viên phải thực hiện nhữngbiện pháp hợp lý có thể để đảm bảo việc tuân thủ của chính quyền và các cơ quancó thẩm quyền khu vực, địa phương và các cơ quan phi chính phủ trên lãnh thổcủa mình;
(b)”dịch vụ ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả cáclĩnh vực, trừcác dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ;
(c) “Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ” là bất kỳdịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sởcạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ.
Phần 2
CÁC NGHĨA VỤ VÀ NGUYÊNTẮC CHUNG
Điều 2: Đốixử tối huệ quốc
1. Đối vớibất kỳ biện pháp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này, mỗi Thành viênphải ngay lập tức và không điều kiện dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịchvụ của bất kỳ Thành viên nào khác, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xửmà Thành viên đó dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bấtkỳ nước nào khác.
2. Các Thànhviên có thể duy trì biện pháp không phù hợp với quy định tại khoản 1 của Điềunày, với điều kiện là biện pháp đó phải được liệt kê và đáp ứng các điều kiệncủa Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II.
3. Các quyđịnh của Hiệp định này không được hiểu là để ngăn cản bất kỳ một Thành viên nàodành cho các nước lân cận những lợi thế nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổidịch vụ được tạo ra và tiêu thụ trong phạm vi giới hạn của vùng biên giới.
Điều 3: Tínhminh bạch
1. Các Thànhviên phải nhanh chóng công bố mọi biện pháp có liên quan hoặc tác động đến việcthi hành Hiệp định này, chậm nhất trước khi các biện pháp đó có hiệu lực thihành, trừ những trường hợp khẩn cấp. Những Hiệp định quốc tế có liên quan hoặctác động đến thương mại dịch vụ mà các Thành viên tham gia cũng phải được côngbố.
2. Trongtrường hợp việc công bố quy định tại khoản 1 của Điều này không thể thực hiệnđược, các thông tin đó phải được công khai theo cách thức khác.
3. Các Thànhviên phải nhanh chóng và ít nhất mỗi năm một lần thông báo cho Hội đồng thươngmại dịch vụ về các văn bản pháp luật mới hoặc bất kỳ sửa đổi nào trong cácluật, quy định hoặc hướng dẫn hành chính có tác động cơ bản đến thương mại dịchvụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định này.
4. Mỗi Thànhviên phải trả lời không chậm trễ tất cả các yêu cầu của bất kỳ một Thành viênnào khác về những thông tin cụ thể liên quan đến các biện pháp được áp dụngchung hoặc hiệp định quốc tế nêu tại khoản 1. Mỗi Thành viên cũng sẽ thành lập mộthoặc nhiều điểm cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của các Thành viên khácvề những vấn đề nêu trên cũng như những vấn đề thuộc đối tượng được yêu cầuthông báo quy định tại khoản 3. Các điểm cung cấp thông tin này sẽ được thànhlập trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO ( theo Hiệp định nàygọi là “Hiệp định WTO”) có hiệu lực. Mỗi nước Thành viên đang pháttriển có thể thỏa thuận thời hạn linh hoạt thích hợp cho việc thành lập cácđiểm cung cấp thông tin đó. Các điểm cung cấp thông tin không nhất thiết phảilà nơi lưu trữ các văn bản pháp luật.
5. Các Thành viêncó thể thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ bất kỳbiện pháp nào do mộtThành viên khác áp dụng được coi là có tác động đến việc thực thi Hiệp địnhnày.
Điều 3 bis:Tiết lộ thông tin bí mật
Khôngmột quy định nào trong Hiệp định này đòi hỏi bất kỳ Thành viên nào phải cungcấp thông tin bí mật mà việc tiết lộ thông tin đó có thể gây cản trở đến việcthi hành pháp luật, hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc làm phương hại đếnquyền lợi thương mại hợp pháp của một doanh nghiệp cụ thể, dù là doanh nghiệpnhà nước hoặc tư nhân.
Điều 4: Tăngcường sự tham gia của các nước đang phát triển
1. Sự thamgia ngày càng tăng của các Thành viên đang phát triển vào thương mại thế giớisẽ được tạo thuận lợi thông qua việc đàm phán các cam kết cụ thể giữa các Thànhviên phù hợp với Phần III và IV của Hiệp định này, liên quan đến:
(a) tăngcường năng lực, hiệu quả và tính cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong nước,trong đó có việc tiếp cận công nghệ trên cơ sở thương mại;
(b) cải thiệnkhả năng của các nước này trong việc tiếp cận các kênh phân phối và hệ thốngthông tin; và
(c) tự do hóatiếp cận thị trường trong các lĩnh vực và phương thức cung cấp mà các nước nàyquan tâm xuất khẩu .
(a) các khíacạnh thương mại và kỹ thuật của việc cung cấp dịch vụ;
(b) đăng ký,công nhận và tiếp thu các tiêu chuẩn chuyên môn; và
(c) sẵn sàngcung cấp công nghệ dịch vụ.
3. Các Thànhviên chậm phát triển được ưu tiên đặc biệt trong việc thực hiện khoản 1 và 2.Những khó khăn nghiêm trọng của các nước chậm phát triển trong việc chấp nhậncác cam kết cụ thể đã được đàm phán, có tính đến tình trạng kinh tế đặc biệt,nhu cầu phát triển, thương mại và tài chính của họ.
Điều 5: Hộinhập kinh tế
1. Hiệp địnhnày không ngăn cản bất kỳ Thành viên nào gia nhập hoặc ký kết một Hiệp định tựdo hóa thương mại dịch vụ giữa hai hoặc nhiều Thành viên, với điều kiện là hiệpđịnh đó:
(a) có phạmvi thuộc về lĩnh vực chủ yếu1,và
(b) không quyđịnh hoặc xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử giữa hai hoặc nhiều bên, theo tinhthần của Điều XVII, trong những lĩnh vực được nêu tại điểm (a), thông qua
(i) xóa bỏnhững biện pháp phân biệt đối xử hiện có, và/hoặc
(ii) cấmnhững biện pháp phân biệt đối xử mới hoặc áp dụng thêm các biện pháp này dù làtại thời điểm hiệp định đó có hiệu lực hoặc trên cơ sở một lộ trình hợp lý,ngoại trừ những biện pháp được phép áp dụng theo các Điều XI, XII, XIV và XIV bis.
2. Khi đánhgiá xem các điều kiện nêu tại điểm 1 (b) có được đáp ứng không, có thể xem xétmối quan hệ giữa hiệp định với tiến trình hội nhập kinh tế hoặc tự do hóathương mại rộng hơn giữa các nước liên quan.
3. (a) Trong trường hợp những nước đang phát triển là thànhviên của một hiệp định thuộc loại nêu tại khoản 1, thì những điều kiện nêu tạikhoản 1, đặc biệt là những điều kiện liên quan tới điểm (b) của khoản này, , cóthể được xem xét một cách linh hoạt phù hợp với trình độ phát triển của nhữngnước liên quan, cả về tổng thể, trong từng lĩnh vực và tiểu lĩnh vực.
(b) Cho dù cócác quy định tại khoản 6, trong trường hợp một hiệp định thuộc loại nêu tại khoản1 chỉ liên quan đến các nước đang phát triển thì sự đối xử thuận lợi hơn có thểdành cho các pháp nhân thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các thể nhân thuộc cácbên tham gia hiệp định này.
4. Bất kỳhiệp định nào nêu tại khoản 1 sẽ được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho thươngmại giữa các bên tham gia hiệp định và không tạo ra mức trở ngại chung cao hơnmức đã áp dụng trước khi các hiệp định đó được ký kết trong thương mại dịch vụvới bất kỳ thành viên nào không tham gia hiệp định, dù trong từng ngành hoặcphân ngành dịch vụ.
5. Khi kýkết, mở rộng hoặc sửa đổi cơ bản bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1, Thành viêncó ý định rút lại hoặc sửa đổi cam kết cụ thể trái với các cam kết đã nêu tạiDanh mục của mình, thì Thành viên đó phải thông báoít nhất 90 ngày trước khirút lại hoặc sửa đổi, và sẽ áp dụng các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 và 4của Điều XXI.
6. Nhà cungcấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác, là pháp nhân thành lập theo luậtpháp của một bên tham gia một Hiệp định nêu tại khoản 1 được hưởng sự đối xửtheo Hiệp định nói trên, với điều kiện là nhà cung cấp dịch vụ đó có hoạt độngkinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của các bên tham gia hiệp định này.
(b) Các Thànhviên là các bên tham gia vào bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 thực hiệntrên cơ sở một lịch trình, thì Thành viên đó phải báo cáo định kỳ cho Hội đồngThương mại Dịch vụ về việc thực hiện hiệp định nói trên. Trong trường hợp xétthấy cần thiết, Hội đồng có thể thành lập ban công tác để xem xét các báo cáođó.
(c) Trên cơsở báo cáo của ban công tác nêu tại điểm (a) và (b), Hội đồng có thể đưa rakhuyến nghị với các bên, nếu xét thấy phù hợp.
8. Một Thànhviên là bên tham gia bất kỳ hiệp định nào nêu tại khoản 1 không được yêu cầuđền bù đối với những quyền lợi thương mại mà bất kỳ một Thành viên nào khác cóđược từ hiệp định đó.
Điều 5 (b):Các hiệp định về hội nhập thị trường lao động
Hiệp định nàykhông ngăn cản bất kỳ một Thành viên nào trở thành thành viên của một hiệp địnhvề thiết lập thị trường lao động hội nhập hoàn toàngiữa các thành viên của hiệp định, với điều kiện là hiệp định này:
(a) miễn ápdụng yêu cầu liên quan tới cư trú và giấy phép lao động đối với công dân củacác bên tham gia hiệp định;
(b) đượcthông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ.
Điều 6: Cácquy định trong nước
1. Trongnhững lĩnh vực đã cam kết cụ thể, mỗi Thành viên phải đảm bảo rằng tất cả cácbiện pháp áp dụng chung tác động đến thương mại dịch vụ được quản lý một cáchhợp lý, khách quan và bình đẳng.
2. (a) Ngaykhi có thể, mỗi Thành viên phải duy trì hoặc thành lập các tòa án tư pháp,trọng tài hoặc tòa án hành chính hoặc thủ tục để xem xét nhanh chóng và đưa racác biện pháp khắc phục đối với các quyết định hành chính có tác động đếnthương mại dịch vụ theo yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ chịu tác động. Khinhững thủ tục này không độc lập với cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết địnhhành chính có liên quan, Thành viên này phải đảm bảo rằng các thủ tục trên thựctế được xem xét một cách khách quan và bình đẳng.
(b) Các quyđịnh của điểm (a) không được hiểu là nhằm yêu cầu các Thành viên phải thành lậpnhững tòa án hoặc thủ tục trái với thể chế hoặc bản chất hệ thống pháp luật củaThành viên đó.
3.Trongtrường hợp thủ tục phê duyệt được yêu cầu đối với việc cung cấp một dịch vụ đãcó cam kết cụ thể thì sau khi nhận được đơn xin cấp phép được coi là đầy đủtheo quy định của pháp luật trong nước, cơ quan có thẩm quyền của một Thànhviên sẽ thông báo cho người nộp đơn về quyết định của mình trong khoảng thờigian hợp lý. Nếu người nộp đơn có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền của Thành viênđó sẽ phải cung cấp không chậm trễ thông tin về hiện trạng của đơn xin phép.
4.Nhằmđảm bảo để các biện pháp liên quan tới yêu cầu chuyên môn, thủ tục, tiêu chuẩnkỹ thuật và yêu cầu cấp phép không tạo ra những trở ngại không cần thiết chothương mại dịch vụ, thông qua những cơ quan thích hợp có thể được thành lập,Hội đồng Thương mại Dịch vụ sẽ phát triển bất kỳ nguyên tắc cần thiết nào.Những nguyên tắc đó nhằm đảm bảo rằng các yêu cầu này:
(a) dựa trênnhững tiêu chí khách quan và minh bạch, như năng lực và khả năng cung cấp dịchvụ;
(b) không phiềnhà hơn mức cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ;
(c) trongtrường hợp áp dụng thủ tục cấp phép, không trở thành hạn chế về cung cấp dịchvụ.
5. (a) Trongnhững lĩnh vực mà Thành viên đã cam kết cụ thể, thì trong thời gian chưa ápdụng các nguyên tắc được đề ra trong những lĩnh vực này phù hợp với khoản 4,Thành viên đó không được áp dụng các yêu cầu về cấp phép và chuyên môn và cáctiêu chuẩn kỹ thuật làm vô hiệu hoặc giảm bớt mức cam kết đó theo cách thức:
(i) không phùhợp với các tiêu chí đã được nêu tại điểm 4(a), (b) hoặc (c); và
(ii) tại thờiđiểm các cam kết cụ thể trong các lĩnh vực đó được đưa ra, các Thành viên đãkhông có ý định áp dụng các biện pháp này
(b) Khi xácđịnh liệu một Thành viên có tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại điểm5(a) haykhông, cần tính đến các tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế liên quanđược Thành viên đó áp dụng.
6. Trongnhững lĩnh vực có các cam kết cụ thể liên quan đến dịch vụ nghề nghiệp, mỗiThành viên phải quy định những thủ tục phù hợp để kiểm tra năng lực chuyên môncủa người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp của các Thành viên khác.
Điều 7: Côngnhận
1. Nhằm mụcđích thực hiện toàn bộ hoặc một phần các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với việc phêduyệt, cấp phép hoặc chứng nhận của các nhà cung cấp dịch vụ và theo các quyđịnh của khoản 3, một Thành viên có thể công nhận trình độ học vấn, kinhnghiệm, khả năng đáp ứng các yêu cầu, giấy phép hoặc chứng chỉ do một nước cụthể cấp. Việc công nhận này có thể đạt được thông qua một quá trình hài hòa hóahoặc nếu không có thể dựa trên một hiệp định hoặc thỏa thuận với nước có liênquan hoặc mặc nhiên cho hưởng .
2. Thành viênlà một bên của hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1, bất kể Hiệp địnhhoặc thỏa thuận đó đang có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực trong tương lai, phảitạo cơ hội đầy đủ cho những Thành viên có quan tâm khác được đàm phán gia nhậphiệp định hoặc thỏa thuận này hoặc đàm phán về những hiệp định tương đương. Nếumột Thành viên mặc nhiên cho hưởng sự công nhận, Thành viên đó sẽ tạo cơ hộithích hợp cho bất kỳ Thành viên nào khác chứng minh rằng trình độ học vấn, kinhnghiệm, giấy phép, chứng chỉ hoặc việc đáp ứng các yêu cầu mà phải được côngnhận tại lãnh thổ của Thành viên khác.
3. Khi ápdụng các tiêu chuẩn, tiêu chí để cấp phép hoặc chứng nhận người cung cấp dịchvụ, Thành viên sẽ không cho hưởng việc công nhận theo cách mà có thể tạo ra sựphân biệt đối xử, hoặc hạn chế trá hình với thương mại dịch vụ.
4. Mỗi Thànhviên sẽ:
(a) trongthời hạn 12 tháng, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó,thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về các biện pháp công nhận hiện hànhvà nêu rõ các biện pháp đó có dựa trên cơ sở những hiệp định hoặc thỏa thuậnđược nêu tại khoản 1 hay không;
(b) thông báotrước càng sớm càng tốt cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc bắt đầu tiếnhành đàm phán hiệp định hoặc thỏa thuận nêu tại khoản 1, nhằm tạo cơ hội thíchhợp cho bất kỳ Thành viên khác nào thể hiện ý định tham gia đàm phán trước khicác cuộc đàm phán đi vào giai đoạn chi tiết;
(c) khẩntrương thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về việc áp dụng một biện phápcông nhận mới hoặc điều chỉnh đáng kể những biện pháp hiện hành và nêu rõ biệnpháp đó có dựa trên cơ sở những hiệp định hoặc thỏa thuận được nêu tại khoản 1 haykhông;
5. Khi cóđiều kiện thích hợp, việc công nhận sẽ được căn cứ vào các tiêu chí đa biênđược thừa nhận. Khi thích hợp, các Thành viên sẽ phối hợp với các tổ chức quốctế và tổ chức phi chính phủ liên quan để xây dựng và thông qua những tiêuchuẩn, tiêu chí quốc tế chung đối với việc công nhận và những tiêu chuẩn quốctế chung đối với việc hành nghề thương mại dịch vụ và nghề nghiệp có liên quan.
Điều 8: Độcquyền và các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền
1. Mỗi Thànhviên phải đảm bảo rằng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nào trên lãnh thổcủa mình không hành động trái với các nghĩa vụ của Thành viên đó theo quy địnhtại Điều II và các cam kết cụ thể, khi cung cấp dịch vụ độc quyền trên thịtrường liên quan.
2. Nếu một nhàcung cấp dịch vụ độc quyền cạnh tranh, trực tiếp hoặc thông qua các công tytrực thuộc trong việc cung cấp dich vụ ngoài phạm vi độc quyền của mình vàthuộc các cam kết cụ thể của Thành viên đó, thì Thành viên đó sẽ đảm bảo rằng nhàcung cấp dịch vụ sẽ không lạm dụng vị trí độc quyền của họ để tiến hành hoạtđộng trái với các cam kết trên lãnh thổ của Thành viên đó.
3. Theo yêucầu của một Thành viên có lý do để tin rằng một người cung cấp dịch vụ độcquyền của bất kỳ một Thành viên nào khác đang hành động không phù hợp với quyđịnh tại khoản 1 và 2, Hội đồng Thương mại Dịch vụ có thể yêu cầu Thành viên đãthành lập, duy trì hoặc cho phép người cung cấp dịch vụ này thông báo nhữngthông tin cụ thể về các hoạt động liên quan.
4. Kể từ ngàyHiệp định WTO có hiệu lực, nếu một Thành viên cho phép độc quyền về cung cấpmột dịch vụ trong danh mục cam kết cụ thể, thì Thành viên đó phải thông báo choHội đồng Thương mại Dịch vụ chậm nhất là ba tháng trước khi dự kiến thực hiệnviệc cho phép độc quyền và sẽ áp dụng các quy định tại các khoản 2, 3 và 4.
5. Các quyđịnh của Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp của người cung cấpdịch vụ độc quyền, trong trường hợp một Thành viên, chính thức hoặc thực tế,(a) cho phép hoặc thành lập một số lượng nhỏ những người cung cấp dịch vụ và(b) hạn chế đáng kể sự cạnh tranh giữa những người cung cấp đó trên lãnh thổcủa mình.
Điều 9: Thônglệ kinh doanh
1. Các Thànhviên thừa nhận rằng việc hành nghề kinh doanh nhất định của các nhà cung cấpdịch vụ, trừ những thông lệ được nêu tại Điều VIII, có thể hạn chế sự cạnhtranh và qua đó hạn chế thương mại dịch vụ.
2. Khi có yêucầu của Thành viên khác, một Thành viên phải tham gia quá trình tham vấn để xoábỏ những thông lệ nêu tại khoản 1. Thành viên này phải xem xét các yêu cầu mộtcách đầy đủ cảm thông và sẽ hợp tác thông qua việc cung cấp những thông tinkhông phổ biên có liên quan tới vấn đề đã được công bố công khai. Thành viên đượcyêu cầu cũng phải cung cấp các thông tin khác sẵn có cho Thành viên yêu cầutheo pháp luật của mình và theo thỏa thuận thoả đáng về việc Thành viên yêu cầuphải đảm bảo tính bảo mật thông tin đó.
Điều 10: Cácbiện pháp tự vệ khẩn cấp
1. Sẽ có cáccuộc đàm phán đa biên về các biện pháp tự vệ khẩn cấp được tiến hành dựa trênnguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ có hiệulực chậm nhất là ba năm, kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực.
2. Trong thờigian trước khi các kết quả đàm phán nêu tại khoản 1 có hiệu lực, bất kỳ Thànhviên nào có thể thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa đổihoặc rút lại một cam kết cụ thể sau thời gian một năm, kể từ ngày cam kết đó cóhiệu lực” các quy định của khoản 1 điều XXI không áp dụng trong trường hợp này;với điều kiện Thành viên đó phải chứng minh với Hội đồng rằng việc sửa đổi hoặcrút lại cam kết không thể chờ đến khi hết thời hạn ba năm quy định tại khoản 1Điều XXI.
3. Các quyđịnh của khoản 2 sẽ được ngừng áp dụng sau ba năm, kể từ ngày Hiệp định WTO cóhiệu lực.
Điều 11: Cáckhoản thanh toán và chuyển tiền ra nước ngoài
1. Trừ cáctrường hợp được quy định tại Điều XII, một Thành viên không được áp dụng nhữnghạn chế đối với việc chuyển tiền quốc tếvà thanh toán các giao dịch vãng lailiên quan tới các cam kết cụ thể.
2.Các quyđịnh của Hiệp định này không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các thành viênQuỹ tiền tệ quốc tế theo Điều lệ của Quỹ, gồm cả việc sử dụng các hoạt độngngoại hối phù hợp với Điều lệ, với điều kiện Thành viên đó không áp đặt các hạnchế đối với về bất kỳ giao dịch vốn nào trái với các cam kết cụ thể liên quanđến giao dịch này, trừ trường hợp được quy định tại Điều XII hoặc theo yêu cầucủa Quỹ.
Điều 12: Hạnchế để bảo vệ cán cân thanh toán
1. Trongtrường hợp cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại gặp khó khăn nghiêm trọnghoặc bị đe dọa gặp khó khăn nghiêm trọng, một Thành viên có thể thông qua hoặcduy trì các hạn chế về thương mại dịch vụ trong những lĩnh vực đã cam kết cụthể, bao gồm cả việc thanh toán hoặc chuyển tiền trong các giao dịch liên quanđến các cam kết cụ thể đó. Thừa nhận rằng trong quá trình phát triển hoặcchuyển đổi kinh tế, những sức ép nhất định đối với cán cân thanh toán có thểdẫn tới sự cần thiết phải sử dụng các hạn chế để đảm bảo việc duy trì mức độ dựtrữ tài chính phù hợp với yêu cầu thực hiện các chương trình phát triển kinh tếhoặc chuyển đổi kinh tế.
2. Những hạnchế nêu tại khoản 1:
(a) khôngđược phân biệt đối xử giữa các Thành viên;
(b) phải phùhợp với Điều lệ của Quỹ tiền tệ quốc tế;
(c) khôngđược gây tổn hại không cần thiết cho lợi ích thương mại, kinh tế và tài chínhcủa bất kỳ Thành viên nào khác;
(d) khôngđược vượt quá mức cần thiết để giải quyết những trường hợp được mô tả tại khoản1,
(e) chỉ mangtính chất tạm thời và được loại bỏ dần khi những trường hợp nêu tại khoản 1 đã đượccải thiện.
3. Khi xácđịnh tác động của những hạn chế đó, các Thành viên có thể dành ưu tiên cho việccung cấp dịch vụ có tính chất trọng yếu hơn đối với các chương trình kinh tếhoặc phát triển của mình. Tuy nhiên, các hạn chế đó sẽ không được thông quahoặc duy trì nhằm mục đích bảo hộ một ngành dịch vụ cụ thể.
4. Các hạnchế được thông qua hoặc duy trì theo khoản 1, hoặc bất kỳ sự thay đổi nào phảiđược thông báo kịp thời cho Đại hội đồng.
Xem thêm: Rừng Phòng Hộ Là Gì – Quy Định Đầy Đủ Nhất Về Rừng Phòng Hộ 2020
5. (a) CácThành viên áp dụng các những quy định của Điều này phải khẩn trương tham vấn vềcác hạn chế áp dụng theo Điều này với Hội đồng về các hạn chế cán cân thanhtoán.
(b) Hội nghịBộ Trưởng sẽ xây dựng các thủ tụctham vấn định kỳ với mục đích đưa ra những khuyến nghị đó với Thành viên liênquan trong trường hợp xét thấy cần thiết.
(c)Các cuộctham vấn này sẽ đánh giá tình trạng cán cân thanh toán của Thành viên liên quanvà các hạn chế được thông qua hoặc duy trì theo quy định của Điều này, có xétđến các yếu tố như:
(i) bản chấtvà mức độ của cán cân thanh toán và các khó khăn về tài chính đối ngoại;
(ii) môitrường thương mại và kinh tế đối ngoại của Thành viên tham vấn;
(iii) cácbiện pháp khắc phục khác có thể áp dụng.
(d) Các cuộctham vấn xem xét sự phù hợp của các hạn chế với yêu cầu của khoản 2, đặc biệtlà việc từng bước xóa bỏ các hạn chế phù hợp với đoạn 2(e).
(e) Trong cáccuộc tham vấn đó, tất cả các số liệu thống kê hoặc dữ liệu khác liên quan đếnngoại hối, dự trữ tiền tệ và cán cân thanh toán do Quỹ tiền tệ quốc tế trìnhbày, sẽ được chấp nhận và kết luận được dựa trên cơ sở sự đánh giá của Quỹ vềcán cân thanh toán và tình trạng tài chính đối ngoại của Thành viên tham vấn.
6. Trongtrường hợp một Thành viên không phải là thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế muốnáp dụng các quy định của Điều này, thì Hội nghị Bộ Trưởng quy định về trình tự xemxét và các thủ tục cần thiết khác.
Điều 13: Muasắm của Chính phủ
1. Điều II,XVI và XVII sẽ không áp dụng đối với các luật, quy định hoặc yêu cầu điều chỉnhviệc mua sắm của các cơ quan chính phủ về các dịch vụ phục vụ cho hoạt động củachính phủ và không nhằm mục đích thương mại hoặc dùng cho việc cung cấp dịch vụmang tính thương mại.
2. Sẽ có cáccuộc đàm phán đa biên về mua sắm Chính phủ trong dịch vụ theo Hiệp định nàytrong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.
Điều 14: Nhữngngoại lệ chung
Theo các yêucầu về việc không áp dụng các biện pháp có thể tạo ra sự phân biệt đối xử tùytiện và không có cơ sở giữa các nước hoặc trở thành một hạn chế trá hình trongthương mại dịch vụ, không có qui định nào của Hiệp định này ngăn cản các Thànhviên thông qua hoặc thực thi các biện pháp:
(a) cần thiếtđể bảo vệ đạo đức công cộng hoặc duy trì trật tự công cộng;
(b) cần thiếtđể bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật;
(c)cầnthiết để đảm bảo việc tuân thủ luật pháp hoặc quy định không trái với các quyđịnh của Hiệp định này, bao gồm cả các quy định liên quan đến:
(i) ngăn ngừacác hành vi lừa đảo và gian lận hoặc để giải quyết hậu quả của việc không thanhtoán hợp đồng dịch vụ;
(ii) bảo vệbí mật đời tư của những cá nhân trong việc xử lý hoặc phổ biến những thông tincá nhân và đảm bảo tính bảo mật lý lịch hoặc tài khoản của cá nhân;
(iii) antoàn;
(d) không phùhợp với Điều XVII, miễn là sự đối xử khác biệt nhằm đảm bảo thực hiện việc đánhthuế hoặc thu thuế trực tiếp một cách công bằng và hiệu quảđối với dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thành viên khác;
(e) không phùhợp với Điều II, với điều kiện sự đối xử khác biệt là kết quả của một hiệp địnhvề tránh đánh thuế hai lần hoặc các quy định của bất kỳ hiệp định hoặc thỏathuận quốc tế nào về tránh đánh thuế hai lần có giá trị ràng buộc đối với Thànhviên đó.
Điều 14bis: Ngoại lệ về an ninh
1. Không cóquy định nào của Hiệp định này được hiểu là:
(a) đòi hỏibất kỳ Thành viên nào phải cung cấp thông tin mà việc tiết lộ được coi là tráivới các lợi ích an ninh thiết yếu của mình;
(b) ngăn cảnbất kỳ Thành viên nào thực hiện bất kỳ hành động nào được coi là cần thiết đểbảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình:
(i) liên quantới việc cung cấp những dịch vụ được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp nhằmmục đích, hậu cần cho một cơ sở quân sự;
(ii) liênquan tới việc tách hoặc làm giàu vật liệu hạt nhân hoặc những vật liệu có chứahạt nhân;
(iii) thực hiện trong thời kỳ chiến tranh hoặc tìnhtrạng khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế; hoặc
(c) ngăn cảnbất kỳ Thành viên nào áp dụng bất kỳ hành động nào phù hợp với các nghĩa vụtheo Hiến chương Liên Hợp Quốc về gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế.
2. Hội đồngThương mại Dịch vụ phải được thông báo đầy đủ nhất trong phạm vi có thể vềnhững biện pháp được áp dụng theo quy định của điểm 1(b) và (c) và về việc chấmdứt các biện pháp đó.
Điều 15: Trợcấp
1.CácThành viên thừa nhận rằng, trong những trường hợp nhất định, trợ cấp có thể cótác động bóp méo thương mại dịch vụ. Các Thành viên phải tham gia đàm phán nhằmphát triển những nguyên tắc đa biên cần thiết để ngăn ngừa những tác động bópméo thương mại.Các cuộc đàm phán đó cũng sẽ đề cập đến tính thích hợp của thủ tục đối kháng.Các cuộc đàm phán đó công nhận vai trò của trợ cấp đối với các chương trìnhphát triển của các nước đang phát triển và có tính đến nhu cầu của các Thànhviên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển, về sự linh hoạt trong lĩnhvực này. Để tiến hành các cuộc đàm phán, các Thành viên phải trao đổi thông tinvề mọi khoản trợ cấp liên quan tới thương mại dịch vụ được dành cho những ngườicung cấp dịch vụ trong nước.
2. Bất kỳThành viên nào cho rằng mình bị làm tổn hại bởi trợ cấp của Thành viên khác cóthể yêu cầu tham vấn với Thành viên áp dụng trợ cấp về vấn đề này. Những yêucầu này phải được xem xét một cách cảm thông.
Phần 3
CAM KẾT CỤ THỂ
Điều 16: Tiếpcận thị trường
1. Đối vớiviệc tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp dịch vụ nêu tại Điều I,mỗi Thành viên phải dành cho dịch vụ hoặc người cung cấp dịch vụ của các Thànhviên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự sự đối xử theo những điều kiện,điều khoản và hạn chế đã được thỏa thuận và quy định tại Danh mục cam kết cụthể.
2. Trongnhững lĩnh vực đã cam kết mở cửa thị trường, các Thành viên không được duy trìhoặc ban hành những biện pháp sau đây, dù là ở quy mô vùng hoặc trên toàn lãnhthổ, trừ trường hợp có quy định khác trong Danh mục cam kết:
(a) hạn chếsố lượng nhà cung cấp dịch vụ dù dưới hình thức hạn ngạch theo số lượng, độcquyền, toàn quyền cung cấp dịch vụ hoặc yêu cầu đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(b) hạn chếtổng trị giá các giao dịch về dịch vụ hoặc tài sản dưới hình thức hạn ngạch theosố lượng, hoặc yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu kinh tế;
(c) hạn chếtổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ đầu ra tính theo sốlượng đơn vị dưới hình thức hạn ngạch hoặc yêu cầu về nhu cầu kinh tế;
(d) hạn chếvề tổng số thể nhân có thể được tuyển dụng trong một lĩnh vực dịch vụ cụ thểhoặc một nhà cung cấp dịch vụ được phép tuyển dụng cần thiết hoặc trực tiếpliên quan tới việc cung cấp một dịch vụ cụ thể dưới hình thức hạn ngạch hoặcyêu cầu về nhu cầu kinh tế;
(e) các biệnpháp hạn chế hoặc yêu cầu các hình thức pháp nhân cụ thể hoặc liên doanh thôngqua đó người cung cấp dịch vụ có thể cung cấp dịch vụ;
(f) hạn chếvề tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài bằng việc quy định tỷ lệ phần trăm tối đacổ phần của bên nước ngoài hoặc tổng trị giá đầu tư nước ngoài tính đơn hoặctính gộp.
Điều 17: Đốixử quốc gia
1. Trongnhững lĩnh vực được nêu trong Danh mục cam kết, và tùy thuộc vào các điều kiệnvà tiêu chuẩn được quy định trong Danh mục đó, liên quan tới tất cả các biệnpháp có tác động đến việc cung cấp dịch vụ, mỗi Thành viên phải dành cho dịchvụ và người cung cấp dịch vụ của bất kỳ Thành viên nào khác sự đối xử không kémthuận lợi hơn sự đối xử mà Thành viên đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịchvụ của mình.
2. Một Thànhviên có thể đáp ứng những yêu cầu quy định tại khoản 1 bằng cách dành cho dịchvụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của bất kỳ một Thành viên nào khác một sự đối xửtương tự về hình thức hoặc sự đối xử khác biệt về hình thức mà thành viên đódành cho dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của mình.
3. Sự đối xửtương tự hoặc khác biệt về hình thức được coi là kém thuận lợi hơn nếu nó làmthay đổi điều kiện cạnh tranh có lợi cho dịch vụ hay nhà cung cấp dịch vụ củaThành viên đó so với dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ tương tự của bất kỳThành viên nào khác.
Điều 18: Cam kết bổ sung
Các Thànhviên có thể đàm phán những cam kết về các biện pháp có tác động tới thương mạidịch vụ không thuộc phạm vi danh mục nêu tại Điều XVI và XVII, kể cả các camkết về tiêu chuẩn chuyên môn, chuẩn mực hoặc những vấn đề liên quan tới cấpphép. Những cam kết đó được ghi vào Danh mục cam kết của mỗi Thành viên.
Phần 4
TỰ DO HÓA TỪNG BƯỚC
Điều 19: Đàmphán về những cam kết cụ thể
1.Phùhợp với những mục tiêu của Hiệp định này, các Thành viên sẽ tiến hành nhữngvòng đàm phán liên tiếp, bắt đầu không chậm hơn năm năm kể từ ngày Hiệp địnhWTO có hiệu lực và định kỳ sau đó, nhằm đạt được mức độ tự do hóa ngày càng caohơn. Các cuộc đàm phán đó sẽ hướng tới việc giảm hoặc triệt tiêu các tác độngcó hại đối với thương mại dịch vụ của các biện pháp như là công cụ để thực hiệnviệc tiếp cận thị trường thực tế. Tiến trình đó được tiến hành nhằm tăng lợiích của tất cả các bên tham gia trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo cân bằng tổngthể giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
2. Tiến trìnhtự do hóa được tiến hành với sự quan tâm đúng mức đến các mục tiêu chính sáchquốc gia và trình độ phát triển của mỗi Thành viên riêng biệt, xét cả tổng thểnền kinh tế hoặc trong từng lĩnh vực riêng biệt. Sự linh hoạt thích đáng chocác Thành viên đang phát triển trong việc mở cửa thị trường với ít lĩnh vựchơn, tự do hóa ít loại hình giao dịch hơn, dần dần mở rộng việc tiếp cận thịtrường phù hợp với tình hình phát triển, và khi mở cửa thị trường cho các nhàcung cấp dịch vụ nước ngoài, đi kèm với các điều kiện để tiếp cận thị trườngtrên nhằm đạt được những mục tiêu nêu tại Điều IV.
3. Đối vớimỗi vòng đàm phán, hướng dẫn và thủ tục đàm phán sẽ được xây dựng. Để xây dựngđược những hướng dẫn đó, Hội đồng Thương mại Dịch vụ thực hiện đánh giá tổngthể và theo từng lĩnh vực thương mại dịch vụ trên cơ sở mục tiêu của Hiệp địnhnày, kể cả những mục tiêu được nêu tại khoản 1 của Điều IV. Hướng dẫn đàm phánphải thiết lập các phương thức thực hiện việc tự do hóa do các Thành viên chủđộng tiến hành kể từ các vòng đàm phán trước đó, cũng như việc đối xử đặc biệtdành cho các Thành viên kém phát triển nhất theo quy định tại khoản 3 Điều IV.
4. Tiến trìnhtự do hóa từng bước được đẩy mạnh thông qua từng vòng đàm phán bằng cả đàm phánsong phương, nhiều bên hoặc đa biên theo hướng tăng mức độ chung của các camkết cụ thể được các Thành viên đưa ra theo Hiệp định này.
Điều 20: Danhmục các cam kết cụ thể
1.Các Thànhviên sẽ đưa ra danh mục các cam kết cụ thể theo quy định tại Phần III của Hiệpđịnh này. Mỗi Danh mục cam kết, trong những lĩnh vực cụ thể phải quy định:
(a) điềukhoản, giới hạn và điều kiện tiếp cận thị trường;
(b) điều kiệnvà tiêu chuẩn về đối xử quốc gia;
(c) việc thựchiện những cam kết bổ sung;
(d) lộ trìnhthực hiện các cam kết đó, nếu có thể; và
(e) thời hạncác cam kết đó có hiệu lực.
2.Cácbiện pháp không phù hợp với cả hai Điều XVI và XVII được ghi vào cột dành choĐiều XVI. Trong trường hợp này hạng mục đó cũng được coi là đặt một điều kiệnhoặc tiêu chuẩn cho Điều XVII.
3. Danh mụccác cam kết cụ thể được kèm theo Hiệp định này và là một bộ phận không thể táchrời của Hiệp định.
Điều 21: Sửađổi các Danh mục
1. (a) CácThành viên (trong Điều này gọi là “Thành viên sửa đổi”) có thể sửađổi hoặc rút lại bất kỳ cam kết nào trong Danh mục của mình, vào bất kỳ thờiđiểm nào sau ba năm, kể từ ngày các cam kết đó có hiệu lực, phù hợp với các quyđịnh của Điều này.
(b)Thành viênsửa đổi phải thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa đổi hoặcrút lại một cam kết theo quy định của Điều này chậm nhất là ba tháng trước ngàydự định thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại.
2.(a) Theoyêu cầu của bất kỳ Thành viên nào có thể bị thiệt hại về quyền lợi theo Hiệpđịnh này (trong Điều này được gọi là “Thành viên bị thiệt hại”) do ýđịnh sửa đổi hoặc rút lại thông báo theo quy định của đoạn 1 (b), Thành viên sửađổi phải tiến hành đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận về việc điều chỉnh đền bùcần thiết. Trong các cuộc đàm phán và thỏa thuận đó, các Thành viên có liênquan phải cố gắng để mức độ tổng thể các cam kết có lợi chung không kém thuậnlợi hơn cho thương mại so với các mức cam kết trong Danh mục đã có được trướcphiên đàm phán đó.
(b) Những điềuchỉnh đền bù đó được áp dụng trên cơ sở đối xử tối huệ quốc.
3.(a) Nếukhông đạt được một thỏa thuận giữa Thành viên sửa đổi và Thành viên bị thiệthại trước khi kết thúc thời hạn quy định để đàm phán, Thành viên bị thiệt hạicó thể đưa vấn đề ra cơ quan trọng tài. Bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào muốnthực thi quyền có thể được hưởng đền bù phải tham dự phiên trọng tài này.
(b) Nếu khôngcó Thành viên bị thiệt hại nào yêu cầu giải quyết tại trọng tài, Thành viên sửađổi được tự do thực hiện việc sửa đổi hoặc rút lại cam kết.
4. (a) Thànhviên sửa đổi không được sửa đổi hay rút lại cam kết của mình cho đến khi đãthực hiện việc điều chỉnh đền bù phù hợp với kết luận của trọng tài.
(b) Nếu Thànhviên sửa đổi thực hiện việc sửa đổi hay rút lại và không tuân thủ đúng với kếtluận của trọng tài thì bất kỳ Thành viên bị thiệt hại nào đã tham gia phiêntrọng tài có thể sửa đổi hay rút lại những lợi ích tương đương đáng kể phù hợpvới kết qủa trọng tài. Cho dù có các quy định của Điều II, việc sửa đổi hay rútlại cam kết này có thể chỉ áp dụng duy nhất với bên sửa đổi.
5.Hội đồngThương mại Dịch vụ sẽ thiết lập những thủ tục để điều chỉnh hay sửa đổi cácDanh mục. Bất kỳ Thành viên nào đã thực hiện sửa đổi hay rút lại cam kết nêutrong Danh mục theo Điều này sẽ điều chỉnh Danh mục của mình theo thủ tục đó.
Phần 5
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỂCHỂ
Điều 22: Thamvấn
1.Các Thànhviên phải xem xét một cách cảm thông tới, và tạo điều kiện đầy đủ cho, quátrình tham vấn có sự kháng nghị của bất kỳ một Thành viên nào khác về bất kỳvấn đề gì tác động đến việc thực thi Hiệp định này. Thỏa thuận về Giải quyếtTranh chấp (DSU) sẽ được áp dụng cho những tham vấn nêu trên.
2.Hội đồngThương mại Dịch vụ hoặc Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), khi được một Thànhviên yêu cầu, có thể tham vấn với bất kỳ một hay nhiều Thành viên nào về cácvấn đề chưa thể tìm được giải pháp thỏa đáng thông qua tham vấn theo quy địnhcủa khoản 1.
3. Các Thànhviên không thể viện dẫn Điều XVII, dù là theo Điều này hay Điều XXIII, đối vớimột biện pháp được một Thành viên khác áp dụng trong khuôn khổ hiệp định quốctế giữa họ về tránh đánh thuế hai lần. Trong trường hợp các Thành viên khôngnhất trí rằng liệu biện pháp đó có thuộc diện điều chỉnh của hiệp định về tránhđánh thuế hai lần giữa họ hay không, các bên có thể đưa vấn đề ra giải quyếttại Hội đồng Thương mại Dịch vụ.Hội đồng sẽ đưa vấn đề ra trọng tài giải quyết. Quyết định của trọng tài làchung thẩm và ràng buộc các Thành viên.
Điều 23: Giảiquyết tranh chấp và thi hành quyết định
1. Nếu mộtThành viên cho rằng bất kỳ Thành viên nào khác không tiến hành nghĩa vụ hoặccác cam kết cụ thể theo Hiệp định này, Thành viên đó, với mục đích đạt được mộtgiải pháp hai bên cùng nhất trí, có thể đưa vấn đề ra DSB.
2. Nếu xétthấy tình huống đã nghiêm trọng tới mức cần có một hành động, DSB có thể chophép (các) Thành viên đình chỉ việc thực thi những nghĩa vụ và cam kết cụ thểtheo quy định tại Điều 22 của DSU.
3. Nếu bất kỳmột Thành viên nào cho rằng bất kỳ lợi ích nào mà mình có thể được hưởng mộtcách hợp lý từ những cam kết cụ thể của một Thành viên khác theo Phần III củaHiệp định này đã bị triệt tiêu hay suy giảm mà nguyên nhân là do việc áp dụngbất kỳ biện pháp nào dù không trái với các quy định Hiệp định này, thì Thànhviên đó có thể khiếu nại lên DSB. Nếu DSB xác định rằng biện pháp đó đã triệttiêu hoặc làm suy giảm quyền lợi như đã trình bầy, Thành viên bị thiệt hại cóquyền được hưởng sự điều chỉnh hai bên cùng nhất trí trên cơ sở khoản 2 ĐiềuXXII, sự điều chỉnh đó có thể bao gồm cả việc sửa đổi hoặc rút lại biện phápđó. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các Thành viên liên quan,Điều 22 của DSU sẽ được áp dụng.
Điều 24: Hộiđồng Thương mại Dịch vụ
1. Hội đồngThương mại Dịch vụ thực hiện những chức năng được giao để tạo thuận lợi choviệc thực hiện Hiệp định này và thúc đẩy những mục tiêu đề ra. Hội đồng có thểthiết lập những cơ quan trực thuộc nếu thấy thích hợp để hòan thành các chứcnăng được giao một cách hiệu quả.
2. Trừ khiHội đồng quyết định khác, các Thành viên có thể cử đại diện tham gia Hội đồngvà các cơ quan của Hội đồng.
3. Chủ tịchHội đồng do các Thành viên bầu ra.
Điều 25: Hợptác kỹ thuật
1.Các nhàcung cấp dịch vụ của các Thành viên có nhu cầu được trợ giúp kỹ thuật sẽ có thểtiếp cận dịch vụ của những điểm liên lạc được được nêu tại khoản 2 Điều IV.
2.Trợ giúp kỹthuật đối với các nước đang phát triển sẽ được thực hiện theo cấp độ đa biên doBan Thư ký tiến hành và sẽ được Hội đồng Thương mại Dịch vụ quyết định.
Điều 26: Quanhệ với các tổ chức quốc tế khác
Đại Hội đồngtiến hành những thoả thuận thích hợp về tham vấn và hợp tác với Liên Hợp Quốcvà các cơ quan chức năng của Liên Hợp Quốc, cũng như các tổ chức quốc tế liênchính phủ liên quan tới dịch vụ.
Phần 6
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 27:Khước từ quyền lợi
Một Thànhviên có thể khước từ những quyền lợi của Hiệp định này:
(a) đối vớiviệc cung cấp dịch vụ, nếu Thành viên đó chứng minh được rằng dịch vụ được cungcấp từ hoặc trên lãnh thổ của một nước không phải Thành viên hoặc của một Thànhviên mà Thành viên khước từ quyền lợi không áp dụng Hiệp định WTO ;
(b) trongtrường hợp cung cấp dịch vụ vận tải biển, nếu Thành viên đó chứng minh đượcrằng dịch vụ được cung cấp:
(i) bởi tàuđược đăng ký theo pháp luật của một nước không phải là Thành viên hoặc của mộtThành viên mà Thành viên khước từ quyền lợi không áp dụng Hiệp định WTO,và
(ii)bởimột người vận hành và/hoặc sử dụng một phần hay toàn bộ tàu của nước không phảilà Thành viên hoặc của một Thành viên mà Thành viên khước từ quyền lợi không ápdụng Hiệp định WTO .
(c) đối với nhàcung cấp dịch vụ là một pháp nhân, nếu chứng minh được rằng người cung cấp dịchvụ đó không thuộc một nước Thành viên khác hoặc thuộc một nước Thành viên màThành viên khước từ quyền lợi không áp dụng Hiệp định WTO .
Điều 28: Cácđịnh nghĩa
Theo Hiệpđịnh này:
(a)”biện pháp” là bất kỳ một biện pháp nào được một Thành viên thi hành,dù dưới hình thức luật pháp, quy định, quy tắc, , thủ tục, quyết định, hoạtđộng qủan lý hoặc bất kỳ hình thức nào khác,
(b) “cungcấp một dịch vụ” bao gồm việc sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hoặc giaomột dịch vụ,
(c) “biệnpháp của các Thành viên tác động đến thương mại dịch vụ” bao gồm các biệnpháp về:
(i)việcmua, thanh toán hay sử dụng một dịch vụ;
(ii) tiếp cậnhay sử dụng các dịch vụ gắn liền với việc cung cấp dịch vụ mà các dịch vụ đượccác Thành viên yêu cầu phải đưa ra phục vụ công chúng một cách phổ biến;
(iii) sự hiệndiện, bao gồm cả hiện diện thương mại, của những người thuộc một Thành viên đểcung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một Thành viên khác;
(d)”hiện diện thương mại” là bất kỳ loại hình kinh doanh hay tổ chứcnghề nghiệp nào, bao gồm :
(i) việcthiết lập , mua lại hay duy trì một pháp nhân, hoặc
(ii) thànhlập hay duy trì một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện,trên lãnh thổ củamột Thành viên nhằm mục đích cung cấp dịch vụ,
(e)”lĩnhvực” dịch vụ là:
(i) liên quanđến một cam kết cụ thể, một hoặc nhiều hoặc tất cả hoặc các ngành trong lĩnhvực dịch vụ đó được liệt kê tại Danh mục cam kết của một Thành viên,
(ii) trongnhững trường hợp khác, toàn bộ lĩnh vực dịch vụ đó, bảo gồm tất cả các ngànhdịch vụ.
(f) “dịchvụ của một Thành viên khác” là dịch vụ được cung cấp,
(i) từ hoặctrên lãnh thổ của Thành viên khác, hoặc trong trường hợp dịch vụ vận tải biển,do một con tầu được đăng ký theo luật pháp của Thành viên khác đó, hoặc do mộtngười thuộc Thành viên đó cung cấp dịch vụ thông qua hoạt động của một con tàuvà/hoặc sử dụng toàn bộ hay một phần con tàu đó; hoặc,
(ii) của mộtngười cung cấp dịch vụ thuộc Thành viên khác, trong trường hợp việc cung cấpdịch vụ đó thông qua sự hiện diện thương mại hoặc sự hiện diện thể nhân;
(g) “nhà cung cấp dịch vụ” là bất kỳ người nào thực hiện cung cấp một dịch vụ;
(h) “nhà cung cấp dịch vụ độc quyền” là bất kỳ người nào, dù thuộc khu vực cônghay tư nhân, được một Thành viên cho phép, hay được thành lập một cách chínhthức hay trên thực tế là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất dịch vụ đó, trong phạmvi thị trường tương ứng của lãnh thổ Thành viên này;
(i)”người tiêu dùng dịch vụ” là bất kỳ người nào nhận hoặc sử dụng mộtdịch vụ;
(j) “người”bao gồm pháp nhân và thể nhân;
(k) “thểnhân của một Thành viên khác” là một thể nhân thường trú trên lãnh thổ củaThành viên đó hoặc bất kỳ Thành viên nào khác, mà theo luật pháp của Thành viênnày người đó:
(i) là côngdân của Thành viên khác đó hoặc;
(ii) có quyềncư trú lâu dài trên lãnh thổ của Thành viên khác đó, trong trường hợp của mộtThành viên:
1. không có quốctịch; hoặc
2. đang dànhđáng kể sự đối xử dành cho những người thường trú như đối xử với công dân củamình về các biện pháp có tác động đến thương mại dịch vụ, được thông báo khichấp nhận hoặc gia nhập Hiệp định WTO, miễn là không một Thành viên nào bị buộcphải dành cho những người thường trú sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử đượcThành viên khác đó dành cho những người thường trú trên lãnh thổ của họ. Nhữngthông báo này bao gồm cả việc bảo đảm của một Thành viên trong việc chịu tráchnhiệm đối với người thường trú như trách nhiệm của thành viên đó đối với côngdân của mình phù hợp với luật pháp và quy định của thành viên đó;
(l) “phápnhân” là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hay tổ chức hợp pháptheo pháp luật hiện hành, dù có hoạt động vì lợi nhuận hay không, và thuộc sởhữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm công ty, công ty tín thác, hợp danh,liên doanh, công ty một chủ hay hiệp hội.
(m)”pháp nhân của Thành viên khác” là những pháp nhân hoặc:
(i) đượcthành lập hay tổ chức theo luật pháp của Thành viên khác đó, và đã tham gia mộtcách đáng kể vào những giao dịch kinh doanh trên lãnh thổ của Thành viên đóhoặc bất kỳ Thành viên nào khác; hoặc
(ii) trongtrường hợp việc cung cấp dịch vụ được thực hiện thông qua hiện diện thương mại,được sở hữu hoặc kiểm soát bởi những người sau đây:
1. thể nhâncủa Thành viên đó; hoặc
2. pháp nhâncủa Thành viên khác được xác định theo quy định tại điểm (i),
(n) pháp nhânlà:
(i) do nhiềungười thuộc một Thành viên sở hữu, nếu trên 50% lợi ích cổ phần thuộc sở hữucủa những người thuộc Thành viên đó;
(ii)donhiều người thuộc một Thành viên kiểm soát, nếu những người đó có quyền để cửđa số Thành viên của ban lãnh đạo hoặc điều hành các hoạt động của pháp nhân đómột cách hợp pháp;
(iii) trựcthuộc một người khác, nếu kiểm soát, hoặc bị kiểm soát bởi người khác đó, hoặckhi pháp nhân đó và người khác cùng chịu sự kiểm soát của cùng một người; và
(o)”thuế trực thu” bao gồm mọi loại thuế đánh vào tổng thu nhập, tổngvốn hoặc đánh vào các phần thu nhập hoặc phần vốn , kể cả thuế đánh vào nhữngthu nhập từ việc bán tài sản, thuế đánh vào bất động sản, thừa kế và quà biếu,thuế đánh vào tổng tiền công, tiền lương do doanh nghiệp trả, cũng như thuếđánh vào giá trị vốn tăng thêm.
Xem thêm: Sửa Lỗi Dính Chữ Trong Word 2013, Khắc Phục Lỗi Dính Chữ Trong Word 2007
Điều 29: CácPhụ lục
Các Phụ lụccủa Hiệp định này là một bộ phận không thể tách rời của Hiệp định.
CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục về các ngoại lệ đối với Điều II
Phạm vi
Chuyên mục: Hỏi Đáp