Chúng ta ắt hẳn ai cũng đã một lần nghe tới từ “friendzone”. Nhiều người vẫn tự hỏi rằng friendzone là gì thế. EXP.GG sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
Friendzone có nghĩa là gì?
Nếu như dịch sát nghĩa, Friendzone có nghĩa là “khu vực bạn bè”. Nghe rất bình thường đúng không, thế nhưng biết bao nhiêu người phải đau đầu vì nó đấy.
Bạn đang xem: Friend zone là gì
Thực chất “friendzone” là một cụm từ ghép được nối bởi hai từ: “friend” nghĩa là bạn bè, “zone” là khu vực.
Một cách cụ thể hơn là trong mối quan hệ nam nữ, bên này theo đuổi bên kia. Thế nhưng một bên thì muốn tán tỉnh, cưa cẩm, bên kia thì chỉ coi đối phương là một người bạn và chỉ muốn giữ mối quan hệ bạn bè.
Không được bước ra khỏi “zone” nhé
Bạn có thể hiểu một cách khái quát hơn, friendzone là “khu vực” đặc biệt dành cho những chàng trai hay cô gái cố gắng theo đuổi người kia. Đến cuối cùng khi thổ lộ tình cảm thì bị từ chối bằng câu “chúng ta nên là bạn thì sẽ tốt hơn”, đại loại là như vậy.
Đôi khi những mối quan hệ kiểu này tương đối phức tạp. Một bên thì luôn muốn thể hiện tình cảm và sự quan tâm với hy vọng kết đôi thành cặp, bên kia thì đón nhận lấy tình cảm ấy một cách bình thường và còn có phần “tung hứng” đối phương.
Khi họ không muốn mối quan hệ giữa hai người đi xa hơn hai chữ “tình bạn”, bạn đã dính friendzone. Vậy làm thế nào để biết được rằng mình đang bị dính friendzone nhỉ?
Những dấu hiệu đặc biệt cho thấy bạn đã bị Friendzone
Nhiều người bị dính friendzone mà không hề hay biết. Hãy xem những dấu hiệu dưới đây để kiểm tra xem mình có đang gặp phải trường hợp nào không nhé.
1. Thái độ và tốc độ trả lời tin nhắn
Nếu như đối phương có tình cảm với bạn, mỗi khi tin nhắn trao đi là được nhận lại ngay lập tức, chậm lắm là 1-2 phút.
Còn nếu như vài phút tới vài tiếng mới reply một lần, họ sẽ kèm theo lời giải thích. Thế nhưng bạn nên hiểu rằng ẩn sâu trong lời giải thích ấy là hàm ý “mình không có hứng thú nói chuyện với bạn đâu”.
Hãy xét trên khía cạnh của nữ giới, những lời tán tỉnh cò cưa là không hề thiếu. Nhiều khi dồn dập một lúc 5-10 tin nhắn khác nhau, chẳng biết trả lời thế nào. Lúc này người nào gây được thiện cảm và chú ý hơn sẽ có cơ hội lớn.
“Nhắn tin sau” là bao giờ?
Những tin nhắn chậm trễ là một dấu hiệu thể hiện mức tình cảm của bạn trong lòng họ. Điều gì quan trọng thì ưu tiên lên trước thôi.
Bên cạnh tốc độ tin nhắn thì thái độ nhắn tin cũng là một điều đáng lưu ý.
Lắm lúc bạn nhắn cả một tràng dài, kể những câu chuyện hay ho thú vị. Vậy mà lời đáp nhận lại chỉ là những câu chữ ngắn ngủn một cách hờ hững hoặc cái icon nào đấy. Tệ hơn nữa là còn bị “seen” thì bạn nên nghiêm túc suy nghĩ lại về mối quan hệ như này nhé.
2. Không quan tâm tới diện mạo của mình khi gặp bạn
Để mà đi gặp người mình thích, con gái sẽ trang điểm và mặc đẹp, con trai sẽ vuốt vuốt tóc tai và xịt nước hoa thơm thơm. Phải có ấn tượng tốt thì mới mong tình cảm nảy nở như hoa mùa xuân.
Nếu như đối phương gặp bạn với một diện mạo bình thường nếu không muốn nói là mộc mạc nhất có thể, đó là một dấu hiệu đáng nghi ngờ rằng bạn đã dính “friendzone”.
Nếu gặp nhau mà không quan tâm ngoại hình thì “dở” rồi
Giả sử có một cuộc hẹn hò giữa hai người. Đến với buổi hẹn hò, bạn thấy đối phương chẳng khác gì lúc gặp nhau bình thường, chẳng có gì khác biệt giống như bạn tưởng tượng. Điều này thường áp dụng đối với các bạn nam đi gặp bạn nữ.
Phần lớn phái yếu đi chơi hay đi hẹn hò là phải chuẩn bị trước cả tiếng đồng hồ. Mặc bộ quần áo đẹp nhất, dành cả tiếng để trang điểm thật xinh đẹp, tắm rửa sạch sẽ,… để thu hút ánh nhìn và sự chú ý của đối phương.
Thế nhưng nếu “crush” từ đầu đến chân chẳng khác gì mọi ngày, rõ ràng là người ta có suy nghĩ khác. Đi gặp BẠN BÈ thì việc gì phải tốn công tốn sức như thế đâu.
3. Hành động và cử chỉ rất vô tư hồn nhiên
Nói chuyện với người mình coi là bình thường và với người mình thích là hai thái cực hoàn toàn khác nhau.
Bạn có thể vô tư cười đùa hô hố khi nói chuyện với những người bạn bình thường. Còn khi mà gặp người mình thích ấy, nói chuyện sẽ trở nên ấp úng ngại ngùng, một cái chạm tay là về không dám tắm. Thử đặt mình vào vị trí đối phương là bạn sẽ hiểu ngay vấn đề.
Không gì buồn bằng việc “ngã” vào friendzone
Nếu như trước mặt bạn, đối phương vẫn vô tư hồn nhiên ngoáy mũi hay ợ chua thì có thể bạn chưa phải là một người quan trọng để người ta quan tâm về điều ấy. Người ấy chỉ coi bạn là một người bạn bình thường thì mới như thế chứ.
Xem thêm: Quản Trị Nhân Lực Là Gì – Quản Trị Nguồn Nhân Lực Là Gì
4. Tâm sự nhiều với bạn, đặc biệt là kể về “crush” của họ
Trường hợp này thì nhận biết rất dễ dàng, chẩng ai lại đi kể về crush của mình với người mình thích cả.
Nếu như dính phải điều trên, 90% bạn nằm trong danh sách những người bạn của họ. 10% còn lại là do đối phương cố tình nói như vậy để muốn bạn tỏ thái độ có tình cảm với bạn, đôi khi “dùng kế khích tướng” cũng là một chiêu trò rất hay đó.
Đừng vội mừng, 10% ấy là rất ít ỏi. Không sao, bạn vẫn có thể hy vọng rằng mình không nằm trong friendzone với 10% cơ hội ấy.
Nghĩ nó cay…
Khi đối phương tâm sự nhiều với mình, đừng vội nghĩ là họ có tình cảm. Chỉ là bạn nói chuyện hợp và khiến đối phương thấy thoải mái nhưng chưa hẳn là thích. Hoặc có thể là thích bạn đấy, yêu thì chỉ một người nhưng thích thì có thể thích được NHIỀU NGƯỜI mà.
Đối phương không biết được tình cảm của bạn thì cứ vô tư thổ lộ thôi. Thử nghĩ mà xem, mỗi khi gặp bạn thì họ lại kể một tràng dài về crush “Hôm nay cậu ấy đẹp trai lắm”, “Mình không thể nào thôi nghĩ về người ấy”. Đau hơn nữa là “Cậu là người bạn duy nhất tớ muốn kể chuyện này đó”, về nhà mất ngủ khóc sưng cả mắt luôn ấy chứ.
5. Thái độ của họ sau khi bạn bộc lộ tình cảm
Khi biết được bạn có tình cảm đôi lứa với mình, đối phương kiểu gì cũng sẽ thay đổi thái độ với bạn luôn.
Thử nghĩ mà xem, bây giờ bạn đang có mối quan hệ bình thường như bao người bạn khác với crush. Một ngày nào đấy, họ biết được rằng bạn đang có tình cảm yêu đương đối với người ta…
Trong trường hợp này chắc tìm cái lỗ để chui quá
Sau khi biết được tình cảm của bạn, nếu như đối phương cũng có một chút thinh thích thì tốt. Còn nếu đã cho bạn vào friendzone rồi ấy, mọi chuyện có thể sẽ tệ hơn rất nhiều.
Người ấy sẽ luôn tìm cách tránh mặt bạn, những tin nhắn và cuộc nói chuyện với nhau sẽ ít dần hoặc không còn xuất hiện nữa. Thêm nữa, họ nói chuyện cũng rất gượng gạo vì bản thân người ta không muốn gì ngoài tình bạn mà.
Nếu bạn có đặt câu hỏi liên quan tới tình cảm, chắc chắn sẽ nhận lại thái độ trốn tránh, đánh trống lảng hoặc kệ bạn luôn.
Làm sao để “vùng vẫy” ra khỏi Friendzone?
Để thoát khỏi friendzone thì cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn hiện tại. Thường thì sẽ chia làm 2 trường hợp điển hình:
Chưa nằm trong danh sách friendzone
Đơn giản hơn nhiều nếu như bạn chưa nằm trong danh sách friendzone, nghĩa là vẫn còn đầy cơ hội.
Vẫn còn cơ hội, chưa phải là đã chấm hết
Có thể bạn đã nghe đâu đó câu nói “đã là bạn thì khó mà yêu nhau”. Đừng xác định làm bạn rồi mới yêu, hãy nhìn nhận tình cảm của mình ngay từ đầu để không phải buồn rầu về sau (thực ra thì vẫn buồn thôi).
Nếu là một người bạn bình thường, chắc chắn bạn cũng như bao người khác không hơn không kém.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm “tán tỉnh” và “nói chuyện”. Bạn không thể nào mong chờ tình cảm với đối phương bằng những câu hội thoại bình thường cả. Việc tán tỉnh ít ra sẽ khiến bạn được chú ý hơn.
Hãy vào vai một người đang cố gắng theo đuổi và chiếm lấy tình cảm đối phương. Thà vụt sáng bất ngờ rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Thể hiện rằng bạn có tình cảm ngay từ đầu và phát triển nó hợp lý. Thế nhưng đừng để quá trình này bị dậm chân tại chỗ. Cảm xúc như một quả bóng hơi, không bơm là xịt từ từ, vậy nên hãy bơm liên tục.
Còn nếu đã làm những điều trên mà vẫn chẳng thấy tiến triển gì đáng kể, chào mừng bạn tới với friendzone!
Đã nằm trong danh sách friendzone
Ca này thì khó hơn nhiều, khó hơn rất nhiều. Đối phương dường như đã xác định rõ tình cảm với bạn, không hơn không kém.
Những người có kinh nghiệm thường bảo nhau một mẹo hay, đó là “kệ cmn luôn”. Bạn không nhắn tin, không quan tâm, trở nên lạnh lùng và hời hợt.
Đừng để biến thành một “người bạn tốt” của nhau
Một khi đã quen thuộc với điều gì đó, nếu không còn nữa chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu. Nếu như người ta còn nhắn lại cho bạn để hỏi thăm và thể hiện sự quan tâm, lúc này cá đã cắn câu rồi đấy nhưng chưa chắc 100% đâu nhé.
Xem thêm: Ngữ Âm Là Gì – Âm Vị Học Tiếng Việt
Còn nếu như khi bạn để chế độ “offline” mà đối phương cũng chẳng quan tâm bạn đang như nào và làm gì. Tốt nhất là nên bỏ đi. Bạn không có vị trí trong lòng của người ta.
Ngoài ra cũng không thiếu những cách để bạn “vùng vẫy” khỏi friendzone, còn tùy vào từng người và từng thời điểm nữa. Hãy để người ta biết được tình cảm và sự chân thành của bạn, mưa dầm thấm lâu thì kiểu gì cũng khác. Phải lạc quan lên!
Qua những phân tích cụ thể ở trên, EXP.GG đã giúp các bạn hiểu được rõ hơn về Friendzone là gì cũng như dấu hiệu và cách giải quyết tình trạng oái oăm ấy. Mong rằng bạn đọc sẽ thuận lợi trong chuyện tình cảm, không bị dính friendzone để đỡ phải đau đầu vì buồn rầu nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp