Chúc mừng bạn đã vượt qua vòng thi Test GSAT của Samsung và bước đến vòng phỏng vấn. Vòng này chủ yếu là để kiểm tra phản ứng và thái độ của ứng viên tuy nhiên bạn cũng cần chuẩn bị thật kỹ từ ăn mặc, cách nói chuyện, tác phong đến những câu trả lời thông minh nhất.

Bạn đang xem: Fresh staff là gì

Dưới đây là kinh nghiệm của một bạn đã từng phỏng vấn vào Samsung Display chia sẻ (Cảm ơn bạn Phan Hữu Cường nhé). Bên cạnh đó Blog.TopCV cũng có tổng hợp một số kinh nghiệm phỏng vấn Samsung sát với thực tế để các bạn có thể tham khảo.

Đầu tiên khi vào phỏng vấn Samsung các bạn phải tập trung trong một phòng và điểm danh rồi sắp xếp 6 bạn cùng một lượt phỏng vấn ngồi một dãy ghế rồi lần lượt cả 6 người đó vào phỏng vấn và được chia làm 2 phòng. Phỏng vấn thì có 2 phòng một phòng danh cho kỹ thuật và một phòng dành cho hành chính nhân sự. Thời gian phỏng vấn của mỗi phòng khoảng chừng 35 phút đến một tiếng và mỗi phòng thì có 5 người 3 người Việt và một bác Hàn một chị phiên dịch nữa.

Nào, bắt đầu với công tác chuẩn bị thôi!

*

Bạn cần chuẩn bị thật kỹ từ ăn mặc, cách nói chuyện, tác phong đến các kỹ năng phỏng vấn… trước khi vào phòng.

1. Ăn mặc ra làm sao?

Gọn gàng, ngăn nắp. Nếu bạn có ý định mặc quần bò, hay áo không có cổ, cúc kim loại thì bỏ đi nhé!Lúc mở cửa vào phòng thì cúi đầu chào người phỏng vấn rồi vào vị trí ghế. Họ mời ngồi thì mới bắt đầu ngồi. Tư thế ngồi (ngồi 2/3 ghế lưng thẳng, 2 tay để trên đùi)Biết là rất hồi hộp nhưng dù sao cũng lấy lại tinh thần đọc hết bài giới thiệu bằng tiếng Anh nhé. Cố gắng đọc trôi chảy, tự tin nhất có thể. Đọc mà ngắt ngứ là next đấy.Trong lúc trả lời thì mặt tươi lên, đừng có căng thẳng quá. Bạn có thể dùng body languge (ngôn ngữ cơ thể) nhưng ở mức độ vừa phải. Tay không được vung quá cằm. Thật thà trên mức độ khéo léo.Khi trả lời nên tỏ thái độ cầu thị, hỏi như thế nào cũng nên ưu tiên Samsung nhưng phải có câu trả lời chính đáng. Tránh câu trả lời sau “đá” câu trả lời trước.Khi trả lời người nào thì chú ý ánh mắt đến người đó nhiều nhất rồi phân phối ánh mắt đến những người còn lại.Đừng có khoe khoang ta đây làm được gì vì với họ đó là kiêu căng. Khiêm tốn sẽ lấy được cảm tình của những người phỏng vấn.

2. Chuẩn bị sẵn 1 bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

(Tham khảo bài này nhé)

Hello!My name is Truong Van Hung. I’m 23 years old. I was born in Ha Tay, now knows as Ha Noi. I am a student in Ha Noi university of industry. I am very interested to the discovery information technology (IT). In free time, I usually online, chat with my friend and reading the newspapers. I like smartphone because it is a clever product and very useful. The smartphone that I know they are N**** N8, HTC sension, Iphone 4S, Samsung Galaxy S II, Optimus 3D, Samsung Galaxy Note…. In future, I hope own one smartphone. I love laptop, especially ultrabook, a new product, thin and light, eg Series 5 Ultra, Lenovo IdeaPad U300s… I don’t like smoking because it is bad for health. My major is Electronic so after graduation I to work an electronics companies. My parents are farmers, they have to work hard to make money. I want to earn much money for my family. I would buy a cars and build a new house, then I will be married. I want to work for foreign corporations because I like discipline. In foreign companies I will be highly paid. More importantly I can raise the level of foreign language.

3. Chuẩn bị sẵn bài viết về Sam sung (tiếng Anh)

(Mẫu tham khảo)

I attended your company’s conference at the VietNam National University, I was very impressed and admired with the development of SAMSUNG company, especially the SAMSUNG company in VietNam and I really want to work for your company because of following some reasons.1. SAMSUNG has a high level stability in work due to the long-term development and sustainability and it is a multinational company with the international branches.2. SAMSUNG provides a better salary level than other foreign companies for fresh graduates and promotes opportunities to all qualified and dedicated employees to the company3. SAMSUNG has the modern and safe working environment, the remuneration and bonuses for staffs is fair and competitive.4. To make my dream come true is to obtain long-term work for a foreign company in order to gain valuable experience and skills and to seek promotion within the company.5. I am so interested in working with high-equipped technology machineries of which Samsung is the owner . I can learn from new technologies Moreover I can use my school-acquired knowledge to apply for work.I sincerely hope that i have the opportunity to work and contribute my knowledge to the development of the company. Thank you for your time and I am looking forward to your consideration of my application.

*

Chuẩn bị sẵn bài viết về Samsung, tự tin trình bày nó

4. 10 câu hỏi thường gặp và cách trả lời thông minh

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn

Có đến 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi này. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Cái nhà tuyển dụng (NTD) muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ, thành tích đã đạt được…).

Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh hóa chất!

Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết được điều này.

Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân. Hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”.

Xem thêm: Key Metrics Là Gì – Mô Hình Lean Canvas

Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí kế hoạch và chăm sóc khách hàng của 1 công ty may mặc, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc cộng với khả năng nghe nói giao tiếp tiếng Anh thành thạo, tôi luôn luôn làm hài lòng những khách hàng người nước ngoài ở công ty cũ ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất”.

Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD. Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào NTD.

Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP. HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em, môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp”.

Theo chị X, ứng viên này là người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.

Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?

Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc. Hoặc bạn cũng giống như phần đông sinh viên Việt Nam, khá chắc về ngữ pháp và đọc viết tiếng Anh nhưng nghe nói lại kém, và bạn đang khắc phục bằng cách tham gia chương trình học tiếng Anh NÓI mô hình ít người tại ONLY SPEAKING chẳng hạn. Như vậy, NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?

Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu hỏi này. Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục NTD. Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt. Đồng thời, bạn cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện.

Chẳng hạn: “Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần mềm cho một bệnh viện. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”

Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa?

Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Lưu ý đối với câu hỏi này, nếu bạn trả lời: “Tôi chưa bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp”, NTD sẽ nghi ngờ và tiếp tục “tra hỏi” cho đến khi tìm ra sự thật. Cách tốt nhất là bạn nên “nói giảm, nói tránh” một chút, đồng thời chỉ ra cách giải quyết của bạn, chẳng hạn: “Không đến mức gọi là mâu thuẫn. Tôi chỉ có một vài lần bất đồng ý kiến với đồng nghiệp. Khi chuyện xảy ra, tôi đề nghị được gặp trực tiếp họ và dành thời gian để lắng nghe quan điểm của họ. Sau đó, chúng tôi thảo luận cho đến khi tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho đôi bên.”

Câu hỏi 8: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới là gì?

Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với NTD. Ví dụ: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng phân tích tài chính của một doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa Chartered Financial Analyst (CFA) ở Trung tâm X và một khóa tiếng Anh nghe nói tại TRUNG TÂM y chẳng hạn.”

Câu hỏi 9: Bạn đề nghị mức lương ra sao?

Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó kết hợp với mức lương bạn mong muốn và mức lương gần đây nhất của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu “khoảng” hơn là một con số chính xác.

Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự nhiệt thành của mình với công việc! Hãy hỏi NTD ít nhất một câu, có thể là về chế độ phúc lợi, điều kiện và thời gian làm việc …; chẳng hạn: “Tôi có phải làm việc vào ngày thứ bảy không?”. Không nên nói “Không, anh/chị đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.” Trả lời phỏng vấn tuyển dụng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì là nghệ thuật nên bạn cần nghiên cứu mới biết cách trả lời. Tuy nhiên, do cũng là nghệ thuật nên bạn phải linh hoạt, khéo léo thì mới trả lời phỏng vấn tuyển dụng thật sự tốt được.

Một số câu hỏi khác

1: Bạn biết gì về Samsung2. Nghành bạn học có bao nhiêu chuyên nghành nhỏ ?3. Dự định 2 năm tới bạn muốn làm gì ?4. Nếu như nhà bạn mất điện muốn nấu cơm ngon thì làm như thế nào ?5. Bạn biết gì về lĩnh vực hoạt động của SIDV ?6. Nhà bạn có sử dụng sản phẩm của SS không ?7. Bạn có bạn bè làm trong Sam Sung không ?8. Tại sao bạn muốn làm việc ở Samsung ?9: Công ty trả lương thấp bạn có làm không ?10. Công ty tuyển bạn vào dọn vệ sinh bạn có làm không?11. Bạn giỏi nhất môn gì ?12. Bạn có biết làm trong Samsung độc không?13. Tại sao bạn nghỉ công ty cũ ?14. Samsung xa nhà bạn vậy bạn có làm lâu dài không?15. Thất bại lớn nhất của bạn là gì?16. Bạn thấy bạn nổi bật hơn mấy bạn bên cạnh ở điểm nào ?17. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?18. Bạn làm gì nếu được nhận ?19. Mục tiêu của bạn trong 2 năm và 5 năm tới ?20. Bạn nghĩ người lãnh đạo cần tố chất gì ?21. Bạn quản lý công nhân họ không làm tốt bạn phải làm thế nào ?22. Sản phầm của Samsung có gì nổi bật so với các thương hiệu khác ?23. Bạn biết AMOLED là gì không?24. Thế còn LCD thì sao?25. Bạn có câu hỏi nào không ?26. Mai là ngày kỷ niệm 1 năm yêu nhau cô ấy đòi đi chơi cùng bạn nhưng công ty yêu cầu bạn phải làm việc tới đêm, bạn làm gì ?27. Người thân của em bị ốm nặng phải vào bệnh viện nhưng em phải ở lại cty làm việc, em làm gì ?28. Điểm mạnh của em là gì ?29. Thế điểm yếu của em là gì30. Bạn dự định làm cho cty bao lâu ?

Và cuối cùng: “Cảm ơn các em về buổi phỏng vấn ngày hôm nay ? Bây giờ các em có thể ra về!”. Bạn đứng lên chào nhà tuyển dụng, ra khỏi phòng hít một hơi thật dài và chờ đợi kết quả thôi.

Xem thêm: Subscriber Là Gì – Subscribe Trên Youtube, Facebook Là Gì

Trước khi có kết quả, hãy chắc chắn bạn đã tìm hiểu về môi trường làm việc cũng như chế độ của SamSung. Nếu chưa thì đọc lại bài chia sẻ này ngay nhé: Những điều cần biết khi ứng tuyển và làm việc tại Samsung.

Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế khi đi phỏng vấn ở SamSung, nếu có điểm nào chưa chính xác hay cần bổ sung, bạn đọc vui lòng comment phía dưới để Topcvcải thiện nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp