Bạn đã từng nghe về V-Sync, G-Sync và Freesync chưa? Nếu chưa thì các game thủ nên bắt đầu tìm hiểu ngay nhé! Hôm nay, thienmaonline.vnsẽ giải thích V-Sync, G-Sync và Freesync là gì, sự khác biệt và hoạt động của chúng như thế nào?

*

Các công nghệ chống rách màn hình

1. Hiện tượng rách màn hình là gì?

Hiện tượng rách màn hình có nghĩa là một khung hình bị “ rách” ra làm nhiều mảnh tạo ra những khung hình không hoàn chỉnh, gây cảm giác khó chịu, nhức mắt cho người dùng.

Bạn đang xem: Freesync là gì

Hiện tượng này xảy ra là do tần số quét của màn hình không đồng bộ với mức FPS (số khung hình) của GPU xuất ra. Hầu hết các màn hình đều có tần số quét là 60Hz, có nghĩa là có thể hiển thị 60 khung hình trên mỗi giây. Nhưng khi FPS của GPU xuất ra vượt quá tốc độ quét của màn hình thì sẽ xuất hiện tình trạng rách màn hình. Tình trạng này làm các khung hình bị chồng chập lên nhau khung mới đè lên khung cũ.

*

Hiện tượng rách màn hình

2. Các công nghệ chống hiện tượng rách màn hình

V-sync, G-sync, Free-sync và Mega Sync đều là các công nghệ chống rách màn hình, mang đến cho người dùng những khung hình trọn vẹn.

2.1 G-sync là gì?

G-Sync là công nghệ chống rách màn hình của NVIDIA. G-Sync giúp đồng bộ hóa tần số quét của màn hình với tốc độ khung hình của card đồ họa để cải thiện hiệu suất trong các tựa game. Tất cả các card đồ họa GeForce GTX bắt đầu từ GTX 650 Ti Boost đều hỗ trợ G-SYNC miễn là màn hình chơi game tương thích.

*

Công nghệ màn hình G-sync

Màn hình G-Sync được trang bị một module đặc biệt cho phép tần số quét thay đổi theo cường độ công việc mà card đồ họa yêu cầu. Mỗi khi GPU vẽ xong một khung hình thì sẽ được báo cho module G-Sync, và khi module G-Sync nhận được tín hiệu thì màn hình làm mới hình ảnh.

*

G-sync trên card đồ họa Nvidia

Do đó, G-SYNC sẽ loại bỏ hiện tượng xé hình miễn là tốc độ FPS (khung hình trên giây) của người dùng nằm trong phạm vi tần số quét động bắt đầu ở 30Hz/FPS và đạt tần số quét tối đa của màn hình. Nhờ đó mà từng khung hình sẽ được xuất ra một cách hoàn hảo và trọn vẹn. Độ trễ cũng thấp hơn V-Sync.

Điều này cũng làm tăng giá của màn hình thêm $100- $400 tùy theo loại màn và thương hiệu. Khi sử dụng công nghệ G-Sync, bạn bắt buộc phải sử dụng GPU của Nvidia mới được.

Đầu năm 2019, Nvidia đã tạo ra công nghệ mới của G-Sync, giúp cho tất cả các màn hình hỗ trợ công nghệ đồng bộ khung hình (FreeSync) đều có thể chống xé hình. Công nghệ này được gọi là G-Sync Compatible nhưng hiện tại có rất ít mẫu màn hình đủ tiêu chuẩn để Nvidia chứng nhận tương thích G-Sync Compatible.

*

G-Sync Compatible ra mắt

Ngoài ra, G-Sync còn có mẫu màn hình G-Sync Ultimate. Đây là những mẫu màn hình có giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Nó không chỉ chống xé hình hoàn hảo mà còn phải đạt chứng nhận HDR1000 của VESA, vượt qua hơn 300 bài test của Nvidia để được công nhận

2.2 Free-Sync là gì?

Free-sync là công nghệ chống xé hình của AMD. Các màn hình hỗ trợ Free-Sync sẽ điều chỉnh tần số quét liên tục trong khoảng cho phép, sao cho trùng với tốc độ xuất hình của GPU (mức FPS) để loại bỏ hiện tượng xé hình. Về cơ bản, Free-sync dựa trên những tiêu chuẩn công nghiệp chung của AMD và VSA (Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video) nên không cần phải có module độc quyền như G-Sync của Nvidia.

Xem thêm: Biến áp Cách Ly Là Gì, Máy So Sánh Cấu Tạo Và Phân Loại

*

Công nghệ màn hình Free-sync

Vì không sử dụng module độc quyền nên Free-Sync rất dễ được áp dụng, kể cả trên những mẫu màn hình giá rẻ. Nhược điểm của công nghệ này là nó không thể hoạt động một cách hoàn hảo được như G-Sync.

Hiện nay, Free-Sync 2 – thế hệ sau của FreeSync – đã được ra mắt, cho độ trễ thấp hơn, độ sáng cao hơn, hiển thị màu đen sâu hơn và độ bao phủ màu rộng để hỗ trợ tốt nhất có thể cho nội dung HDR, hỗ trợ Low Framerate Compensation (LFC) (bù khung hình).

2.3 V-sync là gì?

V-Sync (Vertical Synchronization) có thể hiểu là đồng bộ số khung hình trên giây (frame per second–fps) trong game với độ làm tươi của màn hình (refresh rate). Về bản chất, V-sync là phiên bản trước của G-Sync. Chúng ta có thể tìm thấy V-sync trong cài đặt trình điều khiển hiển thị hoặc trong cài đặt các tựa game phổ biến.

Cơ chế hoạt động của Vsync là giữ khung hình cho đến khi màn hình sẵn sàng hiển thị nên sẽ loại bỏ hiện tượng rách màn hình nhưng độ trễ đầu sẽ cao hơn G-Sync.

Khi V-sync bị vô hiệu hóa, GPU sẽ gửi các khung hình tới màn hình ngay khi chúng được hiển thị, bất kể màn hình đã kết thúc chu kỳ làm mới hay chưa và sẵn sàng chuyển sang khung tiếp theo. Điều này gây ra hiện tượng xé màn hình nếu mọi thứ trở nên không đồng bộ.

*

So sánh giữa G-sync và Free-sync

*

Sự khác biệt giữa G-sync và Free-Sync

3. Nên mua G-sync, Free-Sync, V-sync để chơi game?

Khi bạn đã đọc đến đây, bạn cũng biết rằng V-sync là phiên bản cũ của G-sync nên bạn có thể bỏ qua công nghệ màn hình này. Bây giờ chúng ta chỉ xét giữa 2 công nghệ G-sync và Free-sync. Bạn có thể xem bảng so sánh sự khác biệt giữa G-sync và Free-sync cũng có thể thấy được những lợi thế cũng như nhược điểm của chúng.

Chính vì thế, nếu bạn đang dùng card đồ họa của Nvidia cùng với hầu bao rủng rỉnh thì có thể suy nghĩ chọn màn hình G-sync. Lúc này, các bạn game thủ sẽ có những trải nghiệm những tựa game có cấu hình cao mà không lo xảy ra hiện tượng xé màn hình. Ngược lại, bạn đang dùng card đồ họa của AMD thì nên chọn công nghệ màn hình Free-sync, giá nó cũng rẻ mà phù hợp với tất cả các màn hình từ thấp đến cao.

Xem thêm: Washer Là Gì – Nghĩa Của Từ Washer Trong Tiếng Việt

Qua bài viết trên, thienmaonline.vnhi vọng các game thủ đã có sự lựa chọn loại công nghệ màn hình nào để phục vụ việc chơi game của bản thân rồi. Một lời khuyên trước khi chọn loại mua các công nghệ màn hình trên, các bạn nên kiểm tra card đồ họa cũng như loại màn hình nhé!

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Chuyên mục: Hỏi Đáp