August 16, 2019February 8, 2020 Phạm Tâm TháiHọc lập trình15 Comments on Hướng dẫn lập trình Flask – Phần 1: Hello World!

*

Loạt bài viết này sẽ hướng dẫn lập bạn cách tạo ra một ứng dụng Web đơn giản với Python và Flask framework.

Bạn đang xem: Flask là gì

Để giúp cho bạn dễ theo dõi, sau đây là danh sách các bài viết trong loạt bài hướng dẫn này:

Phần 1: Hello, World (bài viết này)

Bạn có thể truy cập mã nguồn cho phần này tạiGitHub.

Tại sao lại dùng Python mà không phải các ngôn ngữ khác?

Python là một ngôn ngữ đa năng và dễ học. Các chương trình viết bằng Python thường ngắn gọn và dễ hiểu. Nó cũng sở hữu một thư viện với các hàm và lớp xây dựng sẵn để tạo ra hầu hết các ứng dụng một cách nhanh chóng, từ các chương trình quản lý hệ thống cho đến các ứng dụng Web hoặc xa hơn nữa là các ứng dụng về trí tuệ nhân tạo hoặc phân tích dữ liệu. Nhược điểm của Python là chạy chậm hơn một số ngôn ngữ biên dịch (C/C++ hoặc thậm chí là Java hay C#). Tuy nhiên, với các hệ thống phần cứng hiện nay thì điểm yếu này có thể được bỏ qua trong một số điều kiện nhất định. Python là một ngôn ngữ hoàn hảo để xây dựng các ứng dụng nhỏ và vừa cho nhu cầu cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Xem thêm: Aggressive Là Gì – Aggressive Trong Tiếng Tiếng Việt

Tại sao lại là Flask? Không phải Django mới là Web framework phổ biến nhất dựa trên Python hay sao?

Theo mức độ phổ biến, các ứng dụng Web trên nền tảng Django nhiều hơn là Flask. Tuy vậy, điều đó không đưa đến kết luận là Django tốt hơn Flask. Nếu muốn xây dựng một ứng dụng với thời gian ngắn nhất, Django dĩ nhiên là một lựa chọn tốt. Nhưng xét về tính linh hoạt, Django lại không bằng Flask. Với Django, các thành phần cơ bản của ứng dụng đã được định nghĩa sẵn, vì vậy khó tùy biến hơn. Ngược lại, Flask cho phép người lập trình lựa chọn và ghép nối các thành phần theo ý mình. Vì vậy, Flask là lựa chọn tốt cho những ai muốn tìm hiểu sâu về các Web framework và muốn có mức độ tùy biến cao.

Xem thêm: Ndk Là Gì – Bộ Phát Triển Android Native (Ndk) Là Gì

Để thực hành theo loạt bài hướng dẫn này, bạn cần chuẩn bị các bước như sau:

Cài đặt Python

Nếu máy của bạn không có sẵn Python, bạn cần cài đặt nó. Tùy theo hệ điều hành bạn đang sử dụng, bạn sẽ dùng những trình cài đặt khác nhau (nếu là Windows, bạn có thể download trực tiếp trình cài đặt từ trang chủ của Python – https://www.python.org/downloads/. Nếu là Mac OS X, bạn cần dùng homebrew, nếu là Linux, bạn phải dùng trình quản lý gói thích hợp tùy theo bản phân phối bạn đang sử dụng – apt trên Ubuntu hoặc Debian, dnf trên Fedora, yum trên RHEL hoặc CentOS …). Tuy nhiên, dù dùng hệ điều hành nào đi nữa, hãy chắc rằng bạn cài đặt Python 3 vì Python 2 sẽ kết thúc vòng đời và không được hỗ trợ kể từ tháng 1 năm 2020.

Để kiểm tra xem Python đã được cài đặt và hoạt động tốt trên máy của bạn hay không, bạn có thể dùng cửa sổ lệnh (Command Prompt hoặc Windows PowerShell trên Window, terminal trên Mac OS X hoặc Linux) và dùng lệnh python3 (nếu lệnh này không hoạt động, bạn có thể thử chỉ dùng python). Nếu Python được cài đặt và hoạt động, sau khi dùng lệnh này, bạn sẽ thấy kết quả như sau:

Chuyên mục: Hỏi Đáp