Fitness là thuật ngữ quen thuộc đối với giới trẻ hiện nay. Nhưng bạn đã thực sự hiểu Fitness là gì và cách tập đúng đắn để đạt được Body Fitness chưa? Cùng Techweartìm hiểu về các khía cạnh khác nhau của Fitness dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Fitness là gì

*

Thân hình Fitness là mơ ước của nhiều người

Fitness là gì?

Fitness là sự phù hợp, vừa vặn, cân đối, sung sức. Theo định nghĩa trong từ điển, Fitness chỉ một người sở hữu thể trạng cân đối, khỏe và có lối sống lành mạnh. Nghĩa chung của Fitness là một bộ môn thể thao giúp con người hoàn thiện cơ thể, giúp họ sống khỏe và tốt hơn.

Tập Fitness đem lại cho bạn một cơ thể hài hòa và cân đối, không quá to như tập Bodybuilding. Body Fitness nhấn mạnh vào vẻ đẹp thẩm mỹ của cơ thể và nét hài hòa của cơ bắp hơn là yếu tố kích thước cơ bắp.

*

Thân hình cân đối là tiêu chí lớn nhất đánh giá Fitness

Sự khác biệt giữa Fitness và Bodybuilding

Không thể phủ nhận một sự thật là Body Fitness có nguồn gốc từ Bodybuilding. Cả 2 bộ môn đều hướng tới mục tiêu là xây dựng khối cơ bắp lớn – rõ ràng. Nhưng thực tế, chúng ta đều “ngầm hiểu” là Body Fitness có vẻ đẹp “dễ nhìn” và “đẹp” hơn so với Bodybuilding.

Phân biệt Fitness và Bodybuilding dựa trên thể hình

Nhìn chung, thể hình của các vận động viên tập Bodybuilding đều có các khối cơ bắp đồ sộ, dày, nét, chia khối rõ ràng. Trong khi người tập Body Fitness có độ dày cơ bắp vừa phải hơn, các khối cơ mềm mại hơn, nổi khối một cách vừa phải, xẻ nét ít hơn.

Tóm lại, Bodybuilding tập trung vào thể hình to đồ sộ – trong khi Fitness thì tập trung vào yếu tố cân đối là chính.

*

Thân hình Bodybuilding (Trái) và Fitness (Phải)

Phân biệt Fitness và Bodybuilding dựa trên phương pháp tập luyện

Mục tiêu chính của Bodybuilding là “cơ bắp lớn”. Do đó, kế hoạch tập luyện của họ thường bao gồm những bài tập với số lần lặp lại ít nhưng lại chú trọng vào trọng lượng mức tạ cao. Họ hiếm khi tập các bài Cardio (tim mạch).

Trong khi đó, Fitness thì ngược lại. Họ thường chú tâm nhiều vào các nhóm cơ lớn (lưng, ngực). Khi đã đạt được nền tảng, họ sẽ tiếp tục tập cơ bụng, chân và mông. Nhóm người tập Fitness thường tập trung vào chương trình tập Cardio và số lần lặp lại hơn là trọng lượng như Bodybuilding.

*

Fitness chú trọng vào số lần lặp (Rep) hơn là trọng lượng

Chế độ dinh dưỡng

Sự khác biệt cơ bản giữa Bodybuilding và Fitness là lượng calo nạp vào của người tập. Khi tập Fitness, trung bình người tập chỉ nạp khoảng 2500 calo. Trong khi đó, các Body builder lại thường xuyên tiêu thụ trên 5000 calo.

Ngoài ra, chế độ ăn uống của cả 2 không có quá nhiều khác biệt. Thực đơn của họ đều bao gồm protein, tinh bột, vitamin, các loại rau, trái cây và thực phẩm hỗ trợ (Whey, BCAA,…). Tuy nhiên, các Body Builder có xu hướng lạm dụng các loại thực phẩm hỗ trợ nhiều hơn Fitness.

*

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh là lý tưởng với người tập Fitness

Tóm lại, tùy theo từng mục tiêu mà bạn có thể luyện tập theo từng hướng cho phù hợp. Nếu bạn đã có ý định sẽ đi theo luyện tập Fitness, hãy tiếp tục đọc dưới đây để biết cách luyện tập Fitness theo phương pháp đúng đắn nhất.

Đâu là những yếu tố định nghĩa cơ thể đạt Fitness

Để được đánh giá là Fitness, cơ thể bạn cần cân đối được 5 yếu tố dưới đây.

Sức khỏe tim mạch – Cardio

Tiêu chí này thường được đo bằng sức bền của một người và sức khỏe tim mạch của người đó khi vận động. Mục tiêu của bài tập này là giúp người tập có thể cải thiện và nâng cao hệ tim tim mạch cũng như hệ hô hấp. Tập luyện tim mạch giúp đẩy mức độ nhịp tim người tập lên mức giới hạn chịu đựng phù hợp. Từ đó tăng khả năng chịu đựng những áp lực khác trong cuộc sống.

Một số hình thức tập bạn có thể tham khảo: đi bộ, chạy bộ, các bộ môn nhảy, các động tác Cardio,…

*

Tập Cardio cho hệ tim mạch khỏe mạnh

Sức mạnh và sức bền cơ bắp – Muscle

Sức mạnh cơ bắp thường được đo bằng số lần lặp lại một bài tập mà một người có thể thực hiện. Trong khi sức mạnh cơ bắp được đo bằng mức cân nặng mà người đó có thể mang vác. Đây là yếu tố huấn luyện nền tảng mà bất cứ người tập Fitness nào cũng phải trải qua. Các bài tập này được áp dụng để cải thiện sức mạnh cơ bắp của cơ thể, giúp nâng cao sự chuyển động và thăng bằng.

*

Cải thiện sức mạnh cơ bắp với tạ

Hình thức tập tham khảo: các bài tập tạ giúp săn chắc toàn bộ nhóm cơ trên cơ thể: bụng, lưng, đùi, hông, vai,…

Khả năng giữ thăng bằng, dẻo dai – Balance, Flexibility

Khả năng này được đo bằng cách xem cơ hoặc khớp của một người có thể kéo dài hoặc di chuyển linh hoạt tới đâu. Đồng thời cũng đo khả năng giữ thăng bằng của người đó. Một số hình thức tập nâng cao khả năng thường được biết tới như Yoga, Ballet hoặc các bài tập rèn khả năng dẻo dai, rèn luyện khả năng giãn cơ,…

Các bài tập giữ thăng bằng sẽ giúp tăng khả năng kiểm soát của thần kinh lên các nhóm cơ. Các bài tập này đòi hỏi sự phối hợp của các nhóm cơ trung tâm với các nhóm cơ khác. Hiệu quả mang lại là giúp người tập giảm các rủi ro chấn thương, nâng cao khả năng điều khiển cơ thể, giữ ổn định các khớp, làm dịu các cơn đau lưng và các cơ bắp khác, giúp gia tăng sự lưu thông máu đến các nhóm cơ.

*

Tập cân bằng khá quan trọng với người tập Fitness

Luyện tập tốc độ – Speed

Tốc độ là một yếu tố không thể thiếu giúp cơ thể người tập trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Đây là tiêu chí được đánh giá bằng tốc độ một cá nhân có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác. Bạn có thể thực hiện hiệu quả mọi hoạt động không những trong luyện tập mà cả trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

*

Luyện tốc độ trên đường bằng

Dinh dưỡng và các thành phần cơ thể – Body Composition

Hai người có cùng một cân nặng nhưng không đồng nghĩa với việc họ có cùng một tỉ trọng cơ thể tương tự nhau. Một cá nhân có nhiều cơ bắp sẽ gọn gàng, săn chắc hơn. Để đạt được tiêu chuẩn Fitness, bạn nên luyện tập kết hợp chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, uống đủ nước, cung cấp đủ protein, vitamin, các chất khoáng và chất béo có lợi cho cơ thể. Đạt được chỉ tiêu này sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, da và tóc đẹp hơn. Sắc thái của người tập cũng trẻ trung và giàu sức sống hơn.

*

Kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để đạt kết quả tốt nhất

Các bài tập cơ bản giúp bạn đạt được Fitness trong thời gian ngắn nhất

1. CORE TRAINING – HUẤN LUYỆN CƠ BẢN

– Là yếu tố huấn luyện nền tảng mà bất cứ học viên nào bắt đầu tập Fitness đều phải trải qua.

– Các bài tập này nhằm cải thiện và nâng cao sự chuyển động và thăng bằng.

– Mặt khác, nó còn góp phần lớn trong việc đốt mỡ thừa và làm săn chắc các vùng bụng, lưng, đùi và hông (các nhóm cơ trung tâm).

*

Plank là bài tập cơ bản bạn buộc phải học

2. CARDIO TRAINING – HUẤN LUYỆN TIM MẠCH

– Là hệ thống các bài tập nhằm cải thiện và nâng cao hệ tim mạch và hệ hô hấp, giúp người tập có một trái tim khỏe mạnh.

– Tập luyện tim mạch giúp đẩy mức độ nhịp tim người tập lên mức giới hạn chịu đựng phù hợp nhằm tăng khả năng chịu đựng được nhiều áp lực cao từ công việc và cuộc sống hay tránh những trường hợp khó thở.

– Ngoài ra, nó là một phương pháp đốt năng lượng hiệu quả.

*

Bạn có thể tham khảo các bài nâng tạ tại nhà

3. BALANCE TRAINING – HUẤN LUYỆN CÂN BẰNG

– Là yếu tố then chốt giúp việc tập luyện đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Tải Game Zombies – Plants Vs Zombies 2

– Giúp tăng khả năng kiểm soát của hệ thần kinh lên các nhóm cơ.

– Các bài tập đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhóm cơ trung tâm (bụng-eo-lưng-đùi) với các nhóm cơ khác trên cơ thể giúp làm săn chắc và giảm lượng mỡ thừa.

– Giúp cơ thể nâng cao việc điều khiển tư thế và giữ ổn định các khớp một cách tối ưu nhất.

– Yếu tố huấn luyện này cũng giúp cơ thể đốt cháy năng lượng rất cao trong thời gian ngắn.

*

Nâng cao khả năng giữ thăng bằng

4. SPEED & AGILITY TRAINING – HUẤN LUYỆN TỐC ĐỘ VÀ SỨC BỀN

– Là hệ thống các bài tập nhằm cải thiện và phát triển tốc độ của cả cơ thể hoặc một nhóm cơ cụ thể.

– Giúp cơ thể trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn nhằm thực hiện hiệu quả mọi hoạt động không những trong luyện tập mà trong sinh hoạt hằng ngày.

*

Tăng sức bền với các bài tập trong nhà

5. FLEXIBILITY TRAINING – HUẤN LUYỆN DẺO DAI, LINH HOẠT

– Là hệ thống các bài tập nhằm rèn luyện khả năng căng giãn, dẻo dai của các nhóm cơ.

– Giúp cơ thể nâng cao khả năng di chuyển.

– Giảm rủi ro do chấn thương mang lại.

– Gia tăng sự lưu thông máu đến các nhóm cơ.

– Cải tiến sự tuần hoàn cơ thể.

– Làm dịu các cơn đau lưng và các cơ bắp khác.

*

Huẩn luyện dẻo dai hạn chế tối đa chấn thương khi luyện tập

6. REACTIVE TRAINING – HUẤN LUYỆN PHẢN XẠ

– Là hệ thống các bài tập nhằm cải thiện và nâng cao khả năng phản ứng của cơ bắp.

– Giúp cho sự liên lạc giữa hệ thần kinh vận động với các nhóm cơ tham gia vận động một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.

*

Bạn có thể tham khảo boxing hoặc luyện tập với bóng phản xạ

7. RESISTANCE TRAINING – HUẤN LUYỆN SỨC ĐỀ KHÁNG

– Là hệ thống các bài tập luyện tập sức chịu đựng hay đề kháng nhằm cải thiện những khuyết điểm cụ thể trên cơ thể.

– Có tác dụng tốt trong việc cải thiện hệ tim mạch và nâng cao khả năng sinh lý.

– Giúp giảm mỡ thừa, phát triển cơ bắp và gia tăng sự trao đổi chất.

– Sự phối hợp nhuần nhuyễn với các bài tập cân bằng sẽ giúp đem đến kết quả tối ưu nhất cho cơ thể.

Xem thêm: Cách Tải Game Naruto Shippuden Ultimate Ninja Storm 4

– Giúp cơ thể đốt cháy năng lượng ngày dài hiệu quả.

Chuyên mục: Hỏi Đáp