Chắc hẳn khi làm việc với máy tính đặc biệt là các phần mềm, hay khi bạn làm SEO cho website, bạn cũng đã từng tiếp cận và biết đến file XML. Tuy nhiên, nếu không làm việc thường xuyên và đi sâu vo nó thì không phải ai cũng hiểu rõ về định dạng này. Vậy hãy cùng Mona Media đi tìm hiểu cụ thể về định dạng file XML ở bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: File xml là gì

File XML là gì?

*

File XML dùng để lưu trữ thông tin trong lập trình rất phổ biến.

XML được viết tắt bởi cụm từ Extensible Markup Language với nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. Định dạng này được tổ hợp web toàn cầu W3C đề nghị tạo ra với mục đích phát triển và mở rộng các ngôn ngữ đánh dấu khác ngoài định dạng .txt, ASCII,… cách lưu trữ file XML này khá đơn giản, nhưng nó có thể mô tả được nhiều dữ liệu khác nhau. Chính vì vậy, XML tương đối hữu ích trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống, chương trình. Ví dụ: Định dạng file XML có thể là ngôn ngữ giao tiếp giúp trao đổi dữ liệu giữa 2 ứng dụng ASP và PHP.

Muốn vậy thì những đặc tả dữ liệu XML đều phải tuân theo một quy luật cũng như cú pháp nhất định. Bởi lẽ, hầu hết các file XML đều tuân thủ nghiêm khắc trong việc biên dịch.Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót trong quá trình thao tác và truyền tải dữ liệu vẫn có, khoảng 5 – 7%. Mặc dù con số này không cao nhưng cũng đáng để cân nhắc trước khi sử dụng.

Mặc dù vậy, bạn cũng có thể yên tâm khi mà ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML cũng sử dụng cú pháp XML để tạo nên. Nó có các bộ phận phần tử, thuộc tính không mềm dẻo, nên chỉ có tác dụng trong việc trình bày dữ liệu trên trình duyệt Browser mà thôi.

Tóm lại: bạn cần biết được

XML là ngôn ngữ đánh dấu được dùng để miêu tả dữ liệu.Các thẻ tag trong file XML chưa được xác định trước. Do đó, người dùng phải tự định nghĩa trong quá trình tạo file XML.

Tác dụng của file XML 

*

File XML có nhiều ứng dụng thực tế.

Mục đích chính yếu của định dạng XML là chia sẻ tài nguyên dữ liệu giữa các platform trên các hệ thống khác nhau. Đặc biệt, các hệ thống được kết nối mạng, file XML sẽ được chia sẻ nhanh chóng hơn. Bởi vậy, XML thường được dùng vào việc trao đổi, chia sẻ giữa các hệ thống với nhau.

Khi có sự trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thì những dữ liệu đó sẽ được tổ chức dưới dạng XML. Ví dụ cụ thể: Nếu một hệ thống quản lý nhà hàng muốn lấy thông tin khách du lịch từ hệ thống công ty lữ hành thì giữa hệ thống cần đảm bảo thực hiện các thao tác công việc sau:

Các hệ thống cần có sự thống nhất về cấu trúc file XMLCông ty lữ hành cần có trích xuất dữ liệu từ hệ thống của mình, đóng gói dữ liệu dưới dạng file XML theo cấu trúc đã thỏa thuận trước đó.Hệ thống phần mềm của nhà hàng sẽ dựa trên các quy ước, tiến hành phân tích, trích xuất dữ liệu từ XML nhận từ hệ thống của công ty lữ hành để có nguồn data khách hàng theo mong muốn.

Xem thêm: Pve Là Gì – Hệ Thống Pve Và Pvp

Đặc điểm của XML

Một số đặc điểm nổi bật file XML:

XML chỉ sử dụng cho dữ liệu có cấu trúc cụ thể.XML có cấu trúc tương tự với file HTMLXML mặc dù là một dạng file văn bản nhưng không dùng để đọc.Cấu trúc file XML thường rất dàiFile XML được biết đến là một moduleXML được ví như một nền tảng cho web ngữ nghĩa và RDF.XML được coi như một file cầu nối giữa hệ thống HTML và XHTMLFile XML được miễn phí bản quyền, có platform độc lập và được hỗ trợ rất tốt cho người dùng.

Ưu và nhược điểm của File XML

*

XML có những ưu nhược điểm riêng.

Để so sánh với các định dạng khác, chúng ta cùng phân tích ưu và nhược điểm của XML:

Ưu điểm

XML là dữ liệu độc lập. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của file XML. Nó được sử dụng để mô tả dữ liệu dưới dạng text. Vì vậy, hầu hết các phần mềm hay chương trình bình thường đều có thể đọc được nó.File XML có thể dễ dàng đọc và phân tích các nguồn dữ liệu. Do đó, nó được sử dụng chính vào mục đích trao đổi dữ liệu giữa các chương trình, hệ thống với nhau.File XML được tạo một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản.

Nhược điểm

Tỷ lệ sai sót trong khi sử dụng định dạng file XML lên tới 5 – 7%. Tuy nhiên đa phần các lỗi khi sử dụng file XML đều xuất phát từ người dùng cấu hình sai, vì vậy nếu bạn thật sự cẩn thận trong các thiết lập file của mình thì sai sót này có thể còn thấp hơn.

Cấu trúc của XML

Cấu trúc của file XML được thể hiện như sau:

Trong đó:

Content: là tên thuộc tính, thẻ mở, nội dung, tên của thẻ sẽ do người dùng tự xác định.Content: Nội dung chính của thẻ.Content: Thẻ đóng, tên, nội dung thẻ đóng và thẻ mở bắt buộc phải trùng nhau.

Ứng dụng file XML trong thực tiễn

XML thường được dùng làm cơ sở cho các định dạng tài liệu khác nhau. Một số định dạng bạn có thể biết như:

ATOM và RSS: mô tả cách ứng dụng đọc xử lý nguồn cấp web.Microsoft Office 2007 và các phiên bản tiếp theo đều sử dụng XML làm cơ sở cấu trúc tài liệu. Một số định dạng tài liệu bạn có thể thấy như .docx, chữ “X” được sử dụng xuất phát từ file XML. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp định dạng này trong excel và powerpoint.Microsoft .NET cũng sử dụng XML cho các file có cấu hình nhỏ của nó.

Để đọc file XML, bạn cần sử dụng những công cụ nhất định. Hiện nay có rất nhiều công cụ chỉnh sửa, biên tập, chuyển đổi định dạng XML bạn có thể tham khảo như:

Công cụ chỉnh sửa và biên tập file XML: Altova XMLSpy Enterprise Edition, XML Notepad, Notepad++,…Công cụ chuyển đổi định dạng XML: Word Cleaner, PDF to XML, Total CSV Converter, AZ XML to PDF Converter,…

Trong trường hợp nếu bạn chỉ muốn đọc (xem) dữ liệu, bạn có thể không cần dùng tới phần mềm mà chọn nháy chuột phải > chọn Open > Chọn file bằng trình duyệt Firefox/Chrome/InteExplorer.

Xem thêm: Tải Game Cờ Tướng Miễn Phí, Tải Game Cờ Tướng Miễn Phí

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về file XML mà Mona Media muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình chia sẻ, trao đổi dữ liệu trong các chương trình, hệ thống.

Chuyên mục: Hỏi Đáp