Feedback nghĩa là thông tin phản hồi hay ý kiến phản hồi. Phản hồi thông tin là một phần quan trọng của bất kỳ kỹ năng lãnh đạo nào
Feedback là gì? Ý nghĩa của feedback trong từng ngữ cảnh
1. Feedback là gì?2. Tại sao feedback quan trọng3. Các loại feedback4. Feedback trong ngữ cảnh mạng xã hội5. Feedback dùng trong tiếng lóng
1. Feedback là gì?
Feedback nghĩa là thông tin phản hồi hay ý kiến phản hồi. Phản hồi thông tin là một phần quan trọng của bất kỳ kỹ năng lãnh đạo nào. Quản lý dự án, trưởng nhóm, giáo viên, huấn luyện viên phát triển kỹ năng này trong suốt sự nghiệp của họ. Không chỉ đưa ra phản hồi, nhận phản hồi cũng là điều cần thiết để chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả.
2. Tại sao Feedback lại quan trọng
Feedback nếu được thực hiện thường xuyên sẽ giúp mọi người trong nhóm theo dõi được công việc. Điều đó có lợi cho tất cả mọi người trong bất kỳ hoạt động nào: làm việc trong một dự án, chuẩn bị cho một sự kiện, học tập, v.v.
Bạn đang xem: Feedback là gì
Phản hồi giúp nhóm của bạn tránh những sai lầm lớn bằng cách tạo ra một luồng giao tiếp rõ ràng và trung thực. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian sửa lỗi cho ai đó hay giảm thiểu các lỗi gây ra bởi việc truyền thông sai.
Khuyến khích các phản hồi trung thực có thể giúp hình thành các mối quan hệ tốt hơn với những người trong nhóm. Nó thường liên quan đến những lời phê bình, chỉ trích, điều mà hầu hết mọi người đều cảm thấy không thoải mái. Nhưng khi được đưa ra đúng cách, nó có thể giúp mọi người cùng phát triển.
3. Các loại feedback
Phản hồi thông tin có thể chia thành 2 loại: Phản hồi tích cực và phản hồi mang tính xây dựng.
Xem thêm: Kt3 Là Gì – Thủ Tục đăng Kí Kt3
Phản hồi tích cực còn được gọi là “khen ngợi”. Loại phản hồi này chủ yếu được sử dụng như một động lực. Phản hồi tích cực được sử dụng để khuyến khích một người tiếp tục một việc hay một cách tiếp cận cụ thể mà người đó đang làm tốt.
Phản hồi mang tính xây dựng phản hồi cho biết một người đã làm điều gì đó không đúng hay không phù hợp. Thông điệp mang tính xây dựng và giúp cá nhân cải thiện, chứ không đơn thuần là thông điệp về những gì một người nên làm. Phản hồi mang tính xây dựng thúc đẩy mọi người và tăng hiệu suất của họ. Phản hồi xây dựng có thể giúp người khác thấy những gì họ có thể đang làm sai, và được sử dụng như một lời khuyên chứ không phải phán xét.
4. Feedback trong ngữ cảnh mạng xã hội
Feedback trên Facebook hay trên các mạng xã hội khác tại Việt Nam thường gắn với ngữ cảnh mua bán hàng hóa online. Đó là những nhận xét, đánh giá của người dùng về một dịch vụ hay một sản phẩm nào đó mà người đó đã từng sử dụng hay từng trải nghiệm. Ở một góc độ nào đó, nó có ý nghĩa tương tự như từ review. Chúng ta thường gặp những câu như: “Chị để lại feedback tốt giúp em nhé”, “Dùng dịch vụ tốt chị review giúp em với nhé.”.… Đôi khi feedback hay review cũng mang tính chất không hài lòng khi người dùng chủ động vào đánh giá chưa tốt về sản phẩm, dịch vụ.
Xem thêm: Rest Api Là Gì – Khái Niệm Cơ Bản Về Restful Api
Với mỗi feedback có được từ khách hàng, cho dù là feedback tích cực hay không tích cực đều là những thông tin vô cùng có ích cho người cung cấp dịch vụ để tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ tới khách hàng.
5. Feedback dùng trong tiếng lóng
Feedback đôi khi được dùng trong tiếng lóng với nghĩa tiêu cực là lại quả. Nó đề cập tới những khoản tiền hậu hĩnh mà các quan chức tham nhũng nhận được từ các đối tác khi thực hiện các hợp đồng dự án.
Chuyên mục: Hỏi Đáp