Liên minh Châu Âu (tiếng Anh: European Union) là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc.

*

Liên minh Châu Âu (European Union)

Khái niệm

Liên minh Châu Âu trong tiếng Anh là European Union; tên viết tắt là EU.

Bạn đang xem: Eu là gì

Liên minh Châu Âu (EU) là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản,EU có cácđịnh chếchínhlà:Hội đồngChâu Âu,Hội đồng Bộ trưởng,Nghị việnChâu Âu,Uỷ banChâu ÂuvàToà ánChâu Âu.

EU hiện bao gồm 27 nước thành viên vàcó trụ sở chính tại Brussels, Bỉ.

Tình hình EU:

-EUlà một thực thể chính trị và kinh tế lớn và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20 nước trong nhóm G20.

– EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17.57 nghìn tỉ USD;Thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt 32,900 USD/năm.

-Về đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI), do khủng hoảng kinh tế, năm 2010FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỉ euro, so với 281 tỉ euro của năm 2009.

-EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới,Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỉ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho các nước đang phát triển trong năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.

Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu

Về chính trị

Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng với tiềm năng và vị thế của hai bên, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau, trong đó có nhiều chuyến thăm Cấp cao.

Xem thêm: Drop Là Gì

Bên cạnh quan hệ song phương, Việt Nam và EU cũng hợp tác tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, ASEM và Liên hợp quốc trong nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề toàn cầu như môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố…

Về kinh tế

EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15 – 20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.

Thương mạilà trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Hiện EU là đối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 – 2010, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 4.3 lần từ mức 4.1 tỉ USD năm 2000 lên 17.75 tỉ USD năm 2010 (và khoảng 24.29 tỉ USD năm 2011).

EU là thị trườnglớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải.

Về đầu tư

Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng kí là 31.32 tỉ USD trong đó vốn thực hiện đạt 12.4 tỉ USD. Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng vốn đầu tư.

Hợp tác phát triển (ODA)

Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỉ USD,góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.EU cam kết khoảng 1.01 tỉ USD cho năm 2012, tương đương 13.24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài.Tài trợ không hoàn lại chiếm 32.5% (khoảng 324.05 triệu USD).

Xem thêm: Back Up Là Gì – định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích

Hợp tác chuyên ngành

EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế,khoa học công nghệ, giáo dục,pháp luật,ytế,tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch…

Chuyên mục: Hỏi Đáp