Ngày nay các thông tin dữ liệu đều được truyền và nhận trên internet. Thậm chí là các dữ liệu còn được lưu trữ vô thời gian trên không gian mạng này. Với hình thức này tuy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong không gian lưu trữ thì cũng mang lại những hậu quả lớn về việc thông tin bị dễ dàng đánh cắp và bị mất do các virus xâm nhập. Vì vậy, để giữ cho dữ liệu được an toàn và bảo mật thì các doanh nghiệp và tổ chức sẽ tiến hành mã hóa dữ liệu (data encryption) trước khi truyền đi hoặc tiến hành lưu trữ trên không gian mạng.

Bạn đang xem: Encryption là gì

Data Encryption là gì?

Data Encryption hay mã hoá dữ liệu là động tác chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác hoặc khóa mã để chỉ những người có quyền truy cập vào khóa bí mật (còn gọi là khóa giải mã) hoặc mật khẩu mới có thể đọc được. Dữ liệu được mã hóa thường được gọi là bản mã, trong khi dữ liệu không được mã hóa được gọi là bản rõ. Hiện nay, mã hóa là một trong những phương pháp bảo mật dữ liệu phổ biến và hiệu quả nhất được sử dụng bởi các Tổ chức, doanh nghiệp. Có hai loại data encryption chính – mã hóa bất đối xứng, còn được gọi là mã hóa khóa công khai và mã hóa đối xứng.

Xem thêm: Tải Game Clan – ‎guide For Clash Of Clans

*

Các giải pháp Data Encryption hiệu quả cho doanh nghiệp

Các giải pháp bảo vệ dữ liệu sử dụng Data Encryption có thể cung cấp khả năng mã hóa cho các thiết bị, email và chính dữ liệu đó. Trong nhiều trường hợp, các chức năng mã hóa này cũng được sử dụng bởi các tính năng kiểm soát cho các thiết bị, email và dữ liệu. Các Công ty và Tổ chức phải đối mặt với thách thức bảo vệ dữ liệu và ngăn ngừa thất thoát dữ liệu khi nhân viên sử dụng các thiết bị cá nhân, các ổ lưu trữ di động và ứng dụng web thường xuyên hơn như một phần của quy trình kinh doanh hàng ngày của họ. Dữ liệu nhạy cảm có thể không còn nằm dưới sự kiểm soát và bảo vệ của Công ty khi nhân viên sao chép dữ liệu vào các thiết bị di động hoặc tải nó lên các đám mây. Do đó, các giải pháp ngăn ngừa thất thoát dữ liệu có thể ngăn chặn hành vi trộm cắp dữ liệu và làm lây lan các phần mềm độc hại từ các thiết bị di động cũng như các ứng dụng web và đám mây. Để làm được vậy, họ cũng phải đảm bảo rằng các thiết bị và ứng dụng được sử dụng đúng cách và dữ liệu được bảo mật bằng mã hóa tự động ngay cả sau khi nó được gửi ra khỏi Tổ chức.

Xem thêm: Backdrop Là Gì – Nghĩa Của Từ Backdrop

Mặc dù mã hóa dữ liệu có vẻ như là một quá trình khó khăn, phức tạp, tuy nhiên các giải pháp chống thất thoát dữ liệu đã xử lý công việc này một cách đáng tin cậy hàng ngày. Mã hóa cho dữ liệu không phải là việc mà Tổ chức, Doanh nghiệp có thể tự giải quyết một cách dễ dàng, thay vào đó nên lựa chọn các giải pháp có hỗ trợ tính năng mã hóa với thiết bị, email, v.v… nhằm đảm bảo dữ liệu của bạn an toàn.

Chuyên mục: Hỏi Đáp