Born and raised in Vietnam, be engaged in science in Europe, now exploring a “modern American dream”

Categories

1. Vì sao lại thế? (43)2. Vì cuộc đời là những chuyến đi … (26)3. Giải trí – Lảm nhảm (39)

Recent Posts

Huy’s Twitter

*

Blog NVT

An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.

Bạn đang xem: Embryo là gì

*

Blog NBC

An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.

*

Blog KHMT

An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.

*

Blog DTS

*

Blog Huy Duc

*

Blog LongTQ

*

Blog VHV

*

Blog HHK

*

Blog Zetamu

Blog Stats

39,524 hits

Chỉnh sửa phôi thai – Đạo đức (ethical issues) cần đặt lên trên khoahọc

Posted by Huy Q. Dinh on April 25, 2015

Cuộc cách mạng trong chỉnh sửa genome (hệ gene) do kỹ thuật CRISPR/Cas9  đã mang lại nhiều tín hiệu tốt cho sinh y học, người ta đã bắt đầu bàn đến việc “sửa chữa” các gene gây bệnh. Nhưng bên cạnh đó là những lo sợ về việc chỉnh sửa phôi thai người (embryos), đặc biệt là ở các nước chưa có chuẩn mực cao về đạo đức khoa học như cảnh bảo của các nhà khoa học có liên quan đến kỹ thuật genome editing này trên tờ NYTimes. Nghiên cứu về phôi thai người (human embryos) hầu như không được chấp nhận ở các nước Âu Mỹ vì những lý do đạo đức khoa học (ethical ) ví dụ sẽ có thể dẫn đến cuộc đua/chiến tranh vô nghĩa tạo ra người biến đổi gene, nhưng có vẻ ở Trung Quốc nó không được quản lý chặt chẽ.

Xem thêm: With Regard To Là Gì – Dùng In Regard To Hay In Regards To

Đầu tuần qua, nhóm tác giả từ TQ có đăng trên tạp chí mở (open access) Protein & Cell về kết quả công trình đầu tiên trên thế giới về chỉnh sửa gene từ phôi thai người sử dụng kỹ thuật CRISPR. Các tác giả có nói họ bị Nature và Sciences từ chối vì những vấn đề về đạo đức khoa học (ethical issues, ) mặc dù họ đã chọn những “non-viable embryos” (nghĩa là những phôi thai không thể phát triển thành người được, kỹ thuật này có trong nghiên cứu sinh sản vô tính (IVF – in vitro fertilization) bằng cách kết hợp DNA của hai sperms và một egg – “bộ ba” này có khả năng dividing (cell devision: phân bào?) như các phôi thai bình thường nhưng không phát triển được mà chỉ dừng lại thành một nhóm tế bào bé xíu do sự bất bình thường (abnormalities) của một số genes). Mục đích của nhóm này có thể là tốt nhưng có lẽ họ quá vội vàng, việc vội vàng này cũng dẫn đến nhiều vấn đề với các kết quả nghiên cứu của họ, và sau đó các tác giả đã nói họ muốn công bố như một cảnh bảo rằng kỹ thuật này còn rất không an toàn và non trẻ (immature). Cụ thể họ làm gì?
Các tác giả chọn các embryos có mutation (đột biến) ở gene tên là beta-globin (liên quan đến việc tạo ra hemoglobin, tức là các protein trong máu có chức năng vận chuyển oxygen từ phổi đến các tế bào khác và dẫn carbon dioxide trở lại phổi). Mutation này thường dẫn đến một loại bệnh di truyền nguy hiểm đến tính mạng là bệnh beta-thalassemia (http://en.wikipedia.org/wiki/Beta_thalassemia), thường xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi với những triệu chứng như máu thiếu hồng cầu, phát triển chậm và xương khớp có vấn đề mà nếu không chữa trị kịp sẽ nguy hiểm tính mạng (đó là lý do tại sao birth screening) rất quan trọng trong quá trình mang thai. Như vậy “sửa” được mutations này là rất quan trọng. Họ thí nghiệm trên 86 phôi thai, 71 trong số đó sống lâu đủ (48 giờ) để họ nghiên cứu quá trình chỉnh sửa CRISPR nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số này là có tế bào mang gene beta-globin không có mutation nói trên. Các tác giả dừng lại ngay bởi vì dấu hiệu không thành công đã quá rõ ràng, CRISPR có thể “sửa nhầm”, nghĩa là target đoạn DNA vào vị trí sai không những không chữa được bệnh mà còn tạo ra các loại bệnh khác, hoặc CRISPR có thể tạo ra trong phôi thai một mixture của các cells được sửa và cells chưa sửa xong, dẫn đến hiện tượng trong di truyền gọi là “mosaic”, sẽ không kiểm soát được trong IVF.
Nature News cho biết có khoảng 4-5 nhóm ở TQ đang nghiên cứu chỉnh sửa gene trên human embryos, rõ ràng họ rất háo hức tạo ra những breakthough discoveries từ kỹ thuật công nghệ sinh học mới nhất này, nhưng đây là việc quá nôn nóng và vi phạm các ethical issues. Các nhà khoa học ở các nước phát triển chắc chắn sẽ không có fundings để làm những việc này, họ phải chờ những quy trình kiểm tra tính an toàn ngặt nghèo, nhưng việc Feng Zhang và cộng sự tạo ra phương pháp CRISPR đơn giản và hiệu quả khiến cho các nước không có quy định chặt chẽ về đạo đức y khoa học có thể tạo ra những thí nghiệm nguy hiểm.
 http://www.nature.com/news/chinese-scientists-genetically-modify-human-embryos-1.17378?WT.mc_id=TWT_NatureNews

Like this:

Like Loading…

Xem thêm: cơm tiếng anh là gì

This entry was posted on April 25, 2015 at 7:25 AMand is filed under 0. Điểm tin khoa học.You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed.You can leave a response, or trackback from your own site.

Chuyên mục: Hỏi Đáp