0 Bình luận / 3554 Lượt xem

Vải Spandex – loại sợi nhân tạo với khả năng co giãn cực lớn nên được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay. Vậy vải spandex là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong đời sống hàng ngày? Tất cả sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết ngay sau đây.

Bạn đang xem: Elastane là gì

Vải spandex là gì?

Spandex là một loại sợi nhận nhân tạo được sản xuất ra để thay thế cao su còn có tên gọi khác là Lycra hoặc Elastane với độ đàn hồi tuyệt vời với bằng chứng thực tế là sợi spandex có thể kéo dài đến 500% so với chiều dài ban đầu của chúng.

Để tạo sợi spandex người ta sẽ kết hợi một polyglycol chuỗi dài kết hộ với một diisocyanate ngắn và có chứa ít nhất 85% polyurethane.

*

Tên gọi spandex là tên gọi ưa thích của loại vải này ở khu vực Bắc Mỹ. tại châu Âu tên gọi của vải spandex là các biến thể của “elastane”: trong đó élasthanne (Pháp), Elastan (Đức), elastano (Tây Ban Nha), elastam (Ý) và elastaan (Hà Lan). Còn tên gộ Lycra được biết đến chú yếu ở các quốc giá như Anh, Ireland, Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha, Brazil, Argentina, Úc, New Zealand và Israel.

Lịch sử phát triển

Sự phát triển của sợi spandex đã bắt đầu nhen nhóm từ thời điểm thế chiến thứ II, khi này các nhà khoa học đã tìm ra những giải pháp khác nhau để thay thế cho chất liệu cao su đang ngày càng khan hiếm trên thế giới.

Hai yếu tố thúc đẩy chính thúc đẩy nghiên cứu ra sợi spandex của các nhà khoa học thời điểm này chính là:

Đầu tiên, nhu cầu sử dụng cao su trong chiến tranh là rất lớn, hầu hết các thiết bị xây dựng đều đòi hỏi đến sự xuất hiện của chất liệu này. Tiếp đến là do giá cao su thường xuyên biến động nên việc phát triển một giải pháp thay thế cho chất liệu cao su có thể giải quyết triệt để cả 2 vấn đề trên.

Lúc đầu, mục tiêu của các nhà khoa học là phát triển một sợi đàn hồi bền vững dựa trên các polyme tổng hợp. Năm 1940, các chất đàn hồi polyurethane đầu tiên được sản xuất. Những polyme này là một chất thay thế thích hợp cho cao su.

Cùng thời gian đó, các nhà khoa học tại Du Pont đã sản xuất các polyme nylon đầu tiên. Những polyme nylon sớm này có đặc tính cứng nên các nhà khoa học buộc phải nỗ lực để đàn hồi hóa chúng. Cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra rằng các polyurethan khác có thể được tạo ra thành những sợi chỉ mịn, họ quyết định rằng những vật liệu này có thể hữu ích trong việc tạo ra nhiều sợi nylon có thể kéo giãn hơn hoặc làm quần áo nhẹ.

Các sợi spandex đầu tiên được sản xuất ở mức độ thử nghiệm bởi một trong những nhà tiên phong đầu tiên trong hóa học polymer, Farbenfabriken Bayer. Ông đã giành được bằng sáng chế của Đức cho phát minh của mình vào năm 1952.

Sự phát triển cuối cùng của các sợi được thực hiện độc lập bởi các nhà khoa học tại Du Pont và Công ty Cao su Hoa Kỳ. Du Pont đã sử dụng tên thương hiệu Lycra và bắt đầu sản xuất quy mô toàn bộ vào năm 1962. Họ hiện đang dẫn đầu thế giới về sản xuất sợi spandex.

Đến đầu năm 1958 sợi spandex chính thức được phát minh bởi nhà hóa học Joseph Shivers tại DuPont Laboratory Benger ‘s trong Waynesboro, Virginia. Cho tới năm được giới 1962 chất liệu này đã được công bố rộng rãi trên toàn thế giới và tạo ra cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp may mặc .

Quy trình sản xuất

Kéo sợi khô là phương pháp tạo ra 94,5% các sợi spandex thành phẩm trên thế giới hiện nay, quy trình này gồm các bước sau:

Bước 1: tạo ra prepolymer

Người ta sẽ trộn một glycol với một monomer diisocyanate với tỉ lệ 1:2 trong một bình phản ứng để tạo ra chất chuẩn bị prepolymer.

Bước 2: tạo dung dịch kéo sợi

Các prepolymer sẽ được cho phản ứng với diamine theo tỉ lệ 1:1. Phản ứng này được gọi là phản ứng mở rộng chuỗi. Dung dịch thu được sau phản ứng sẽ đem pha loãng bằng dung môi(DMAc) để tạo ra dung dịch kéo sợi. Dung môi giúp làm dung dịch loãng hơn và dễ xử lý hơn, và sau đó nó có thể được bơm vào tế bào sản xuất xơ.

Bước 3: quay sợi

Dung dịch kéo sợi sẽ được bơm vào máy quay hình trụ để tạo thành sợi spandex. Khi các sợi đi qua máy quay sợi sẽ được gia nhiệt bằng khí nito và dung môi hóa học để polymer lỏng phản ứng hóa học và hình thành các sợi rắn.

Bước 4: tạo sợi spandex

Khi các sợi thoát ra khỏi máy quay sợi thì nhiều sợi rắn sẽ tập hợp lại với nhau để tạo thành sợi spandex thành phẩm với độ dày đúng mong muốn. Mỗi sợi spandex được tạo thành từ nhiều sợi riêng lẻ nhỏ.

Bước 5: Xử lý sợi

Các sợi spandex thu được sau đó sẽ được xử lý bằng chất kết thúc là Magnesi stearat hoặc một polyme khác để ngăn chặn sự bám dính giữa các sợi với nhau giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dệt may. Cuối cùng các sợi sẽ được chuyển qua con lăn lên ống chỉ và đem dệt thành vải.

Đặc tính của vải spandex

Ưu điểm

Co giãn tốt

Đây là ưu điểm nổi bật nhất của vải spandex. Vải spandex có thể được kéo giãn căng nhiều lần và vẫn có thể phục hồi nguyên vẹn chiều dài và hình dạng ban đầu của nó. Các nhà khoa học đã thực nghiệm và chứng minh một sợi spandex có thể kéo dài hơn 500% chiều dài ban đầu của nó mà không ảnh hưởng gì.

Độ bền cao

Vải spandex có thể dễ dàng chịu đựng việc định hình nhiệt nên có thể dễ dàng chuyển đổi vải nhăn thành vải phẳng hoặc chuyển từ vải phẳng thành hình tròn cố định. Chất liệu vải này còn có thể chịu được thoái hóa bởi dầu..

Xem thêm: Fmcg Là Gì – Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Fmcg

Các ưu điểm khác

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì vải spandex còn có thể một số ưu điểm tuyệt vời nữa như nhẹ, trơn, mềm và cực dễ nhuộm màu.

Chất liệu spandex không tích điện.

Khả năng chịu mài mòn tốt.

Vải spandex không hề tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt vải.

Nhược điểm

Về khả năng thấm hút thì sợi spandex không được đánh giá cao.

Chất liệu vải cũng không bền khi sử dụng thuốc tẩy.

Phân loại

Vải spandex pha cotton

Loại vải này có sự pha trộn giữa sợi cotton và sợi spandex nên thừa hưởng đầy đủ những đặc tính của 2 chất liệu này từ khả năng co giãn đến khả năng thấm hút và mềm nhẹ. Vải cotton spandex thường được dùng để may áo fonr hoặc áo sơ mi co giãn. Vải này rất ít bám bẩn và có thể dễ dàng được giặt sạch.

*

Vải poly spandex

Hay còn có tên gọi khác là vải Nylon spandex với khả năng co giãn cực tốt và có độ bóng nhẹ làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Vải poly spandex có trọng lượng nhẹ, dễ bảo quan, bề mặt trơn bóng, sang trọng tạo nên tính thẩm mỹ vô cùng đẹp.

Vải len spandex

Len spandex cũng có độ co giãn cực kỳ tốt, khả năng chống co ngót và độ mềm mại vừa đủ giúp chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc như các sản phẩm áo khoác.

Ứng dụng

Với những ưu điểm tuyệt vời kể trên hiện nay chất liệu vải spandex được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc.

Có rất nhiều trang phục được may từ chất liệu vari spandex như trang phục thể thao, đồ bơi, đồ lót, đồ tắm, quần trượt tuyết, skinny jeans, các loại quần bó sát, trang phục cho vận động viên đạp xe, chèo thuyền.

*

Bên cạnh đó sợi vải spandex còn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm niềng răng chỉnh hình, găng tay, gối vi sinh, thắt lưng khiêu vũ của các nam vũ công hoặc dây đai áo ngực, vỏ bọc ghế,…

Cách vệ sinh bảo quản

Để duy trì hình dạng và độ linh hoạt tối đa của sợi spandex bạn chỉ nên giặt các sản phẩm này bằng tay, sử dụng nước ấm và các chất tẩy rửa nhẹ nhàng.

Trong quá trình giặt tuyệt đối không được vắt và không làm khô bằng máy sấy, thay vào đó hãy chọn vị trí thoáng mát có gió tự nhiên để làm khô các sản phẩm từ loại vải này.

Nên hạn chế tối đa việc là ủi quần áo từ sợi Spandex. Nếu nhất thiết phải là hãy chọn mức nhiệt thấp nhất, ủi nhanh chóng, không nên để bàn là quá lâu tại một vị trí sẽ khiến vải bị hư hại nghiêm trọng.

Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy trên sợi vải spandex vì nó sẽ phá hủy các sợi.

Không bao giờ sử dụng phương pháp giặt khô cho chất liệu spandex.

Xem thêm: Học Phần Là Gì – Học Phần Và Tín Chỉ Là Gì

Tìm hiểu các chất liệu khác

Để hiểu về các chất liệu khác trong ngành may mặc và sản xuất chăn ga gối đệm, Đệm Xinh đã tổng hợp đầy đủ các chất liệu tại bảng sau:

Vải RenVải LanhVải Kaki
Vải KateVải LụaVải Bamboo
Vải ModalVải SatinVải Gấm
Chất liệu FoamVải JacquardVải Polyester
Vải TencelLông vũVải Cotton
Vải ĐũiVải JeansVải Nỉ
Vải VoanVải TCVải Acrylic
Vải Len Vải Thô Vải Thun
Vải Spandex Vải không dệt 

Tổng kết

Trên đây chính là những thông tin hữu ích về chất liệu sợi vải Spnadex. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn mua được 1 sản phẩm vải spandex ưng ý nhất.

Chuyên mục: Hỏi Đáp