Đường nho được biết đến như một chất phụ gia có tác dụng tạo độ đông đặc, sánh mịn, bông xốp… cho món ăn. Mặc dù giá thành khá cao nhưng vài năm gần đây, cái tên đường nho vẫn “làm mưa làm gió” trên các diễn đàn chia sẻ cách nấu ăn và thu hút được sự quan tâm, tin tưởng của nhiều bà nội trợ. Vậy đường nho là gì, có công dụng ra sao, có nên sử dụng đường nho trong chế biến món ăn không? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết này của thienmaonline.vn.

Bạn đang xem: đường nho là gì

*

đường nho là gì

Đường nho là gì?

Đường nho hay đường nho GDL – Glucono – Delta – Lacton là một phụ gia sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm hay làm bánh, có dạng bột trắng, mịn được chiết xuất từ những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như: nước quả, nho, rượu vang, mật ong.

Với tính axit nhẹ, không quá ngọt như đường ăn thông thường, đường nho có khả năng tạo độ đông như đường Gelatin, thạch cao Gypsum, muối Nigari nhưng không để mùi khó chịu, ngược lại còn mang tới vị thơm nồng cho món ăn.

Khi nếm, ban đầu đường nho có vị ngọt, sau đó dần cảm nhận được vị chua, tuy nhiên chỉ là vị chua nhẹ, ước tính bằng khoảng 1/3 độ chua của axit citric.

*

Làm sữa chua – Đường nho được sử dụng trong nhiều món ăn thường ngày

Đường nho có tác dụng gì?

Với tính chất và điều đặc điểm cấu tạo khác nhau, đường nho cho thấy khả năng “biến hóa” ở các vai trò, khả năng khác nhau trong chế biến món ăn.

Tạo độ đông và sánh mịn: Giống như một chất xúc tác thúc đẩy quá trình kết tủa, làm đông và sánh mịn cho món ăn, đường nho thường được sử dụng khi chế biến: tào phớ, đậu phụ, sữa chua…

Tạo độ xốp: Đối với các loại bánh cần độ bông xốp, đường nho cho thấy rõ vai trò của nó khi đáp ứng được yêu cầu này.

*

Đường nho tạo nên độ bông xốp, hấp dẫn cho những chiếc bánh bông lan

Điều chỉnh độ pH: Đường nho cũng được sử dụng trong quá trình sản xuất nem chua hay nước giải khát nhằm điều chỉnh độ pH.

Ngoài ra, với khả năng làm cho món ăn thêm phần thơm ngon, mềm, béo, đường nho thường được sử dụng nêm nếm cho các món chiên, xào, nấu canh… trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm.

Đường nho có hại không?

Mặc dù có một số tính chất hóa học nhưng đường nho được chiết xuất từ tự nhiên nên loại đường này không những không gây hại cho sức khỏe mà còn giúp tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, cũng giống như đường bình thường, khi sử dụng cần lưu ý cân đối lượng đường dung nạp vào cơ thể, tránh sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Đường nho có mấy loại?

Trên thị trường, hiện có 2 loại đường nho phổ biến là đường nho Phápđường nho Ý. Mặc dù về cơ bản, thành phần của 2 loại đường này tương tự nhau, nhưng theo đánh giá của nhiều người, đường nho Ý có tính ổn định, ít chảy nước, dễ bảo quản hơn đường nho Pháp. Tuy vậy, giá thành của đường nho Ý lại cao hơn và khó tìm hơn đường nho Pháp.

Mua đường nho ở đâu uy tín?

Hiện nay, với độ “hot” của đường nho, không khó để tìm mua nó từ các cửa hàng, siêu thị, shop online. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nên mua ở các cửa hàng, siêu thị lớn và kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn, hạn sử dụng của sản phẩm rõ ràng.

Bao nhiêu tiền 1kg đường nho?

So với các loại đường ăn thông thường, giá thành của đường nho khá cao. Tùy từng khu vực, cửa hàng, 1kg đường nho có giá dao động từ 420.000 – 500.000đ. Tuy nhiên, thực tế, trong hầu hết các món ăn, lượng đường nho được sử dụng là rất ít, vậy nên, có rất nhiều nơi vẫn bán lẻ với giá từ khoảng 50 – 90k/100g cho những người không có nhu cầu sử dụng nhiều.

Xem thêm: Mã Hs Là Gì – Mã Hs Code Là Gì

*

Nhiều cửa hàng, siêu thị cung cấp đường nho đã chia gói nhỏ để tiện cho người sử dụng

Tại sao nên dùng đường nho thay Gelatin?

Kết cấu bột của đường nho mịn, tinh khiết và dễ tan hơn Gelatin, do đó, nó có thể tạo được độ sánh mịn, mềm mại cho thành phẩm hơn.Đường nho được chiết xuất từ nho, rượu vang, mật ong, có khả năng mang lại vị thơm nồng cho món ăn, trong khi Gelatin được chế xuất từ da và xương động vật, nếu xử lý không cẩn thận lúc chế biến dễ để lại mùi tanh, ảnh hưởng tới hương vị của món ăn.Đường nho có màu trắng tinh khiết nên với một số món ăn đòi hỏi màu trắng, đẹp, mịn như: sữa đậu nành, tào phớ, sữa chua… đường nho có ưu thế hơn hẳn so Gelatin.

Những điều chưa biết về đường nho

Mặc dù khối lượng được tính bằng nhau nhưng độ ngọt của đường nho lại chỉ bằng khoảng ½ đường ăn thông thường.

Lượng đường nho sử dụng trong khi chế biến là rất ít. Ví dụ, chỉ cần 3-5gr (tương đương 1 thìa sữa chua) đường nho đã có thể làm đông 1 lít sữa đậu nành.

*

Chỉ 3-5gr đường nho đã có thể làm đông 1 lít sữa đậu nành

Cách làm tào phớ đường nho

Tào phớ làm từ đường nho là một trong những công thức được chia sẻ rầm rộ trong hầu hết các diễn đàn chia sẻ món ăn gần đây. Dưới đây là cách làm tào phớ đường nho thơm ngon cho 2-3 người ăn.

Hoặc xem hướng dẫn cách làm tào phớ chi tiết hơn tại đây.

Nguyên liệu:

Đậu nành (đậu tương) khô: 100gBột gạo: 25gLá nếp: 1 bóĐường nho: 1 muỗngĐường hoa mai: 300gNước: 1lKhăn sạch: 1 chiếc

*

Tào phớ là một trong những món ăn phổ biến sử dụng đường nho làm chất phụ gia

Các bước làm tào phớ đường nho

Sơ chế và nấu sữa đậu nành:

Ngâm đậu nành trong nước khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó đãi sạch vỏ, để ráo nước. Tiếp đó, xay đậu nành cùng 500ml bằng máy xay sinh tố khoảng 5-7 phút tới khi mịn hoàn toàn thì dùng khăn sạch để lọc 1-2 lần sạch bã đậu. Sau khi lọc xong thì đổ nốt 500ml còn lại vào nồi đậu nành. Lưu ý, bước này không cho cả 1 lít nước vào máy xay sinh tố vì cối xay nhỏ, dễ bị trào sẽ khó xay đậu hơn.

Hòa tan bột gạo cùng 45ml nước.

Thả lá dứa vào nồi nước đậu nành, đun với lửa nhỏ vừa khoảng 5 phút thì vớt lá dứa ra. Sau khi vớt lá dứa, đổ từ từ nước bột gạo đã pha, vừa đổ vừa khuấy đều để không bị cháy và vón cục. Tiếp đó, đun sữa đậu nành cho tới khi hết 20 phút thì tắt bếp, để ấm còn khoảng 80ºC thì bắt đầu pha đường nho với nước. Lưu ý, trong quá trình đun, thỉnh thoảng nên khuấy đều để sữa không bị cháy.

Làm tào phớ bằng nồi cơm điện:

Hòa 2/3 thìa sữa chua đường nho với 3 thìa cà phê nước lọc trong lõi nồi cơm điện, khuấy đều. Tiếp đó, đổ dứt khoát sữa đậu nành vào lõi nồi cơm đã pha nước đường nho, hớt bọt, phủ khăn xô sạch lên mặt nồi để thấm hơi nước rồi đậy kín nắp nồi cơm lại và ủ trong 40 phút là được. Lưu ý, chỉ pha đường nho khi đã sữa đậu nành đã để ấm còn khoảng 80ºC bởi đường nho chua rất nhanh, nếu pha trước sẽ làm cho sữa đậu nành chua, tào phớ bị cứng.

*

Miếng tào phớ trắng ngần, sánh mịn làm từ đường nho

Làm nước đường ăn kèm tào phớ:

Hòa tan 150g đường thốt nốt cùng 150ml nước, đun sôi rồi để nguội, thêm chút hoa nhài, hoa bưởi, vài lát gừng tùy sở thích để tăng hương vị của món ăn.

Dùng thìa mỏng hoặc miếng vỏ lon mỏng, hớt từng lớp mỏng tào phớ ra bát rồi chan nước đường lên và ăn kèm đá bào. Tùy vào sở thích gia đình, có thể cho thêm chân trâu, thạch hay một số nguyên liệu khác để có những trải nghiệm thú vị hơn.

Xem thêm: Elo Là Gì – Hệ Số Elo

Với những chia sẻ này về đường nho, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về công dụng và sự an toàn của phụ gia này trong chế biến thực phẩm cho gia đình rồi.

Chuyên mục: Hỏi Đáp