Trả lời bạn đọc – Đường cơ sở là gì?Có bao nhiêu loại đường cơ sở được quy định trong Công ước Luật biển 1982?

*
*
*

Đường cơ sở là cách nói ngắn của từ “đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải”. Đường cơ sở có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định ranh giới các vùng biển; đường cơ sở được dùng để xác định nội thủy (vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở), lãnh hải (12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp (24 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lý tính từ đường cơ sở)…

Có hai loại Đường cơ sở: Đường cơ sở thông thường và Đường cơ sở thẳng.

Bạn đang xem: đường cơ sở là gì

1. Đường cơ sở thông thường “… là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận”.

2. Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở nối liền các điểm thích hợp và được áp dụng “ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những điều kiện tự nhiên khác”.

Việc vạch đường cơ sở thẳng phải tuân thủ theo các điều kiện:

– Tuyến đường cơ sở thẳng vạch không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển;

– Các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thủy, nghĩa là tuyến đường cơ sở thẳng vạch ra không được cách xa bờ;

– Các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô lên khỏi mặt nước, hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế;

– Khi vạch đường cơ sở thẳng phải lưu ý không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hay một vùng đặc quyền về kinh tế.

Các quốc gia ven biển, tuỳ theo hoàn cảnh khác nhau, có thể vạch đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở trong Công ước.

3. Bên cạnh 2 loại đường cơ sở nói trên, Công ước Luật biển 1982 còn quy định vềđường cơ sở quần đảo.

Đường cơ sở quần đảo là đường cơ sở thẳng của quần đảo nối các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá nổi xa nhất của quần đảo. Đường cơ sở thẳng này phải bảo đảm các điều kiện:

– Tuyến các đường cơ sở này bao lấy các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước so với đất, kể cả vành đai san hô, từ tỷ số 1/1 đến 9/1;

– Chiều dài các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên có thể có tối đa 3% của tổng số đường cơ sởbao quanh một quần đảo nào đócó một chiều dài lớn hơn nhưng cũng không được quá 125 hải lý;

– Đường cơ sở này không thể kéo đến hay suất phát từ các bãi cạn lúc chìm, lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây các đèn biển hay các thiết bị tương tự thướng xuyên nhô lên mặt nước hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá chiều rộng lãnh hãi;

– Tuyến các đường cơ sở không được tách xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo;

– Đường cơ sở quần đảo không được phép làm cho lãnh hải của một quốc gia khác tách rời với biển cả hay với một vùng đặc quyền về kinh tế.

1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính theo Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm: Tắt Sửa Lỗi Chính Tả Trong Word 2013, Bật Hoặc Tắt Kiểm Tra Chính Tả

2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và PouLo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản đến 1979.

3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887.

Phần vịnh thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề đường cửa vịnh được giải quyết.

4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem thêm: Diclofenac Là Thuốc Gì – Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

*

TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ


 

Điểm

Vị trí địa lý

Vĩ độ N

Kinh độ E

0

Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch sử của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia

A1

Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang

9015″0

103027″0

A2

Tại hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải(nay là tỉnh Cà Mau)

8022″8

104052″4

A3

Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo(nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

8037″8

106037″5

A4

Tại Hòn Bông Lang – Côn Đảo

8038″9

106040″3

A5

Tại Hòn Bảy cạnh – Côn Đảo

8039″7

106042″1

A6

Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải(nay là tỉnh Bình Thuận)

9058″0

109005″0

A7

Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải(nay là tỉnh Khánh Hòa)

12039″0

109028″0

A8

Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh(nay là tỉnh Khánh Hòa)

12053″8

109027″2

A9

Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh(nay là tỉnh Khánh Hòa)

13054″0

109021″0

A10

Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình(nay là tỉnh Quảng Ngãi)

15023″1

109009″0

A11

Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên(nay là tỉnh Quảng Trị)

17010″0

107020″6

(Bản đồ thể hiện Đường cơ sở của Việt Nam)

Chuyên mục: Hỏi Đáp