Domain Controller là một khái niệm không còn xa lạ đối với những doanh nghiệp sử dụng website hiện nay. Tuy nhiên Domain Controller là gì và cách sử dụng nó ra sao vẫn là câu hỏi vô cùng nan giải? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn lý giải những thông tin cơ bản về Domain Controller nhé!

Domain Controller là gì?

Nếu muốn biết Domain Controller là gì, trước tiên các bạn nên tìm hiểu khái niệm về Domain. Tên miền là 1 mô tả tập hợp người sử dụng ứng dụng, hệ thống, máy chủ dữ liệu, mạng Intehay bất cứ tài nguyên nào được quản lý theo bộ nguyên tắc chung nào đó.

Domain Controller là một hệ thống máy chủ được thiết lập nhằm mục đích quản lý, kiểm tra domain. Trong đó, 1 domain controller là 1 hệ thống chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề an ninh trên mạng. Domain Controller hoạt động giống như một người gác cổng với vai trò xác thực cũng như ủy quyền user.

Bạn đang xem: Domain controller là gì

*

Tìm hiểu Domain Controller là gì?

Bên cạnh đó, 1 domain có thể có nhiều Domain Controller. Nếu như 1 máy chủ muốn trở thành 1 Domain Controller thì phải cài đặt và khởi tạo Active Directory. Lúc này, Domain Controller quản lý Domain của mình thông qua Active Directory vừa mới khởi tạo.

Chính sự phổ biến của các hệ thống Windows trong doanh nghiệp đã khiến cho Domain Controller trở thành thuật ngữ chung được thảo luận tại nhiều hội thảo về kiến trúc mạng hiện nay. Tuy nhiên khi ngày càng có nhiều hơn các tổ chức tìm kiếm giải pháp quản lý truy cập và nhận dạng đám mây identity and access managerment (IAM) để thay thế Domain Controller thì số lượng người sử dụng giải pháp này cũng bị suy giảm một cách đáng kể.

Việc bảo mật thông tin tên miền là vô cùng cần thiết để ẩn những tin tức cá nhân liên quan đến domain để tránh những kẻ xấu muốn kiểm soát và chiếm quyền điều chỉnh tên miền của bạn. Vậy bạn đã biết bảo mật tên miền là gì hay chưa?

Nếu người dùng muốn xác thực và ủy quyền thì tất cả request của user sẽ được chuyển thẳng tới Domain Controller. Nhiệm vụ của bạn là xác thực danh tính trước khi được cấp phép truy cập theo request tương ứng bằng việc sử dụng username và password của mình.

Hệ thống Domain Controller đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các tổ chức. Chúng được tìm thấy trong phòng máy chủ của hầu hết các tổ chức và được tích hợp như một phần cơ bản của những dịch vụ Active Directory®.

Phân loại Domain Controller

Có hai kiểu Domain Controller được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Backup Domain Controllers (BDC) (tùy chọn) và Primary Domain Controller (PDC). Trong đó:

Primary Domain Controller (PDC): Toàn bộ tin tức bảo mật của domain sẽ được lưu trữ trong thư mục chính đó là Windows server. Backup Domain Controllers (BDC): Một BDC sẽ được đẩy lên PDC khi PDC gặp lỗi. PDC này được đẩy lên này sẽ giúp cân bằng khối lượng công việc trong các tình huống tắc nghẽn mạng. Tương ứng với mỗi chu kỳ của BDC thì PCD sẽ tự động sao chép cơ sở dữ liệu bên trong các thư mục chính.

Ngoài 2 loại Domain Controller trên, người dùng còn biết tới Additional Domain Controller trong giải pháp quản lý website của doanh nghiệp. Vậy Additional Domain Controller là gì? Thật dễ để lý giải bởi Additional Domain Controller (ADC) chính là các Domain Controller được thêm vào.

*

Vai trò của Domain Controller trong doanh nghiệp

Chức năng của Domain Controller

Khi tìm hiểu Domain Controller, các bạn sẽ biết lợi ích của Domain Controller đối với hoạt động quản lý các website của doanh nghiệp. Khi quản lý Domain Controller, bạn nên chú ý tới 2 chức năng chính của nó đó là Global Catalog Servers và Operations Masters.

Đối với Global Catalog Servers, Domain Controller sẽ có nhiệm vụ lưu trữ các đối tượng cho domain mà chúng được cài đặt. Hệ thống này được chỉ định để làm Global Catalog Servers lưu trữ các đối tượng từ những domain trong forest. Đối với Operations Masters, Domain controller thực hiện các chức năng cụ thể nhằm đảm bảo tính thống nhất cho hệ thống. Đồng thời chúng còn có tác dụng loại bỏ khả năng xung đột của các eentry bên trong cơ sở dữ liệu Active Directory.

Để người dùng có thể dễ dàng truy cập website của bạn thông qua tên miền tìm kiếm thì việc tìm hiểu dns là gì là điều bạn nên quan tâm cho hệ thống website của doanh nghiệp mình..

Xem thêm: Presentation Là Gì – Nghĩa Của Từ Presentation

Với chức năng như trên các Domain controller sẽ xác định mô phỏng Primary Domain Controller (PDC) và cơ sở hạ tầng tổng. Bên cạnh đó, hệ thống này còn trình nhận dạng tương đối (RID), sơ đồ tổng thể và tên miền master.

Các bước triển khai Domain Controller

Để có được mô hình Domain Controller, các bạn cần thực hiện theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tiến hành đặt IP tĩnh cho máy được lựa chọn làm Domain Controller.Bước 2: Xây dựng Domain Controller trên máy Server đã được chọn làm Domain Controller.Bước 3: Tạo user trong Domain Controller cho các máy Client.

Xem thêm: Fce Là Gì – Nội Dung Thi

Bước 4: Đặt địa chỉ IP và Join các Client vào Domain.Bước 5: Đăng nhập máy Client sau đó kiểm tra Domain Controller.

Tương tự quá trình triển khai Domain Controller, các bạn cũng có thể tự backup Domaein Controller theo hướng dẫn của những doanh nghiệp đã từng xây dựng thành công hệ thống này.

*

Mô hình triển khai Domain Controller

Trên đây là những thông tin cơ bản về Domain Controller. Qua đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi Domain Controller là gì rồi. Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về các phần mềm quản lý website và tìm kiếm một máy chủ giá rẻ hiệu quả cho doanh nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết sau tại thienmaonline.vn nhé!

Chuyên mục: Hỏi Đáp