Sự phát triển của một doanh nghiệp hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực được Đánh là là thành công không chỉ dựa trên báo cáo doanh thu hàng năm mà còn là lượng khách hàng mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Và để doanh nghiệp ngày càng phát triển, việc tìm kiếm và tập trung vào lực lượng khách hàng tiềm năng là bước cơ bản và cần thiết. Vậy theo bạn định nghĩakhách hàng tiềm năng và khách hàng tiềm năng tiếng anh là gì? Hãy cùng thienmaonline.vn lý giải thuật ngữ này trong chuyên ngành kinh tế nhé!
Khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
Khách hàng là nhân tố chính liên quan tới quá trình thành công của doanh nghiệp. Không riêng một lĩnh vực hoạt động nào mà khái niệm “khách hàng” được nhắc tới ở hầu hết mọi loại hình kinh doanh. Người ta chia khách hàng thành hai nhóm: Khách hàng bên ngoài doanh nghiệp và Khách hàng nội bộ còn trong Marketing “khách hàng” được phân thành 3 nhóm để dễ dàng tiếp cận với mục tiêu chiến lược cho mỗi nhóm là khác nhau bao gồm:
– Khách hàng trung thành
– Khách hàng mục tiêu
– Khách hàng tiềm năng
Trong đó khách hàng tiềm năng là nhóm đối tượng khách hàng cần được doanh nghiệp lên chiến lược tiếp cận chi tiết và kỹ càng nhất. Vì sao vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua định nghĩa khách hàng tiềm năng tiếng anh là gì? Dành cho những bạn muốn làm quen với thuật ngữ này trong tiếng anh chuyên ngành.
Bạn đang xem: đối tượng khách hàng tiếng anh là gì
Khách hàng tiềm năng là một cụm từ ghép giữa hai dành từ “khách hàng” và “tiềm năng”. Trong tiếng anh cụm từ này được dịch là “Potential Customers” mang nghĩa là những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và có dự định bỏ tiền ra mua, đầu tư cho sản phẩm khi doanh nghiệp cho ra mắt một sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường.
Không giống như những nhóm khách hàng khác đã sử dụng và mua sản phẩm, khách hàng tiềm năng là đối tượng khách hàng cần được chăm sóc đặc biệt, họ cần có thời gian để tìm hiểu về chất lượng, uy tin thương hiệu để đi đến quyết định mua hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không có khách hàng tiềm năng sẽ không có khách hàng mục tiêu từ đó sẽ không có sự gia tăng về số lượng khách hàng trung thành. Vì vậy, để tiếp cận thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp không thể áp dụng chiến lược Marketing hay chiến lược kinh doanh như với khách hàng mục tiêu và khách hàng trung thành mà cần lập chiến lược riêng với nhiều chính sách, hoạt động tiếp cận đúng tâm lý của họ.
Việc làm Marketing – PR
2. Khách hàng tiềm năng quan trọng như thế nào với doanh nghiệp
Khách hàng tiềm năng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong thời đại xã hội mà nền kinh tế thị trường phát triển mạnh như ngày nay, thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ kinh doanh cùng ngành. Từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định được tầm quan trọng của khách hàng tiềm năng để lập ra kế hoạch dài hạn nhằm vào tâm lý khách hàng, chăm sóc họ thật tốt để biến họ trở thành lượng khách hàng mục tiêu tiến xa hơn trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Vạch ra chiến lược cụ thể, phù hợp, đồng thời thực hiện tốt các kế hoạch đã định ra trên phân khúc này sẽ là thước đo thành công cho doanh nghiệp. Trước hết, cần xác định đúng phân khúc khách hàng tiềm năng, đừng nghĩ rằng bất cứ ai cũng trở thành khách hàng tiềm năng mang lại giá trị lợi ích cho doanh nghiệp đều xứng đáng để theo đuổi và xây dựng mối quan hệ tốt. Cũng có không ít doanh nghiệp thất bại trong việc đầu tư nguồn lực vào việc chăm sóc nhóm khách hàng mục tiêu đã được tìm kiếm từ trước. Đó là một ví dụ cho thấy hậu quả của việc chọn sai khách hàng tiềm năng gây lãng phí công sức thời gian mà không họ vẫn không mua hàng hoặc cũng có thể do nhà lãnh đạo đã vạch ra hướng đi sai trong việc thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Việc xác định khách hàng tiềm năng không phải là chuyện đơn giản nhưng cũng không hẳn là khó nếu doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu điều tra thị trường tiềm năng và thị trường mục tiêu đúng đắn. Phân tích số liệu rồi đưa ra đánh giá sát với thực tế, phân khúc các nhóm khách hàng theo lứa tuổi, ngành nghề, nơi cư trú,… để định hướng chiến lược phù hợp, tăng hiệu quả xúc tiến kinh doanh.
Việc làm Tiếp thị – Quảng cáo
3. Khách hàng tiềm năng được tìm kiếm khi nào?
Doanh nghiệp cần có chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm tung ra thị trường
Sẽ không có đáp án cụ thể ấn định một khoảng thời gian nào để bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Việc tìm kiếm này phải diễn ra mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm. Công việc này được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên phòng nghiên cứu thị trường hoặc nhưng chuyên viên Marketing hoặc cũng có thể được tiến hành từ chính các nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh,…Để có một nguồn “big data” khách hàng tiềm năng để chăm sóc có thể thông qua nhiều phương pháp công cụ và cũng có thể từ tiếp xúc trực tiếp nói chuyện với bất cứ ai trong các tình huống giao tiếp, trên máy bay, tại một bữa tiệc hay cuộc họp mặt,.. bất kỳ chỗ nào có người.
Khi tiếp xúc được với họ, sau một khoảng thời gian nói chuyện phiếm bạn có thể khéo léo chuyển hướng sang công việc của bản thân bằng cách hỏi họ trước về công việc của họ, chắc chắn rằng họ sẽ lại hỏi ngược lại bạn một cách lịch sự. Đó là một cách để chuyển chủ đề cuộc nói chuyện sang công việc hiệu quả mà không làm mất lòng bất cứ ai. Người đang nói chuyện có thể hiện tại chưa phải là khách hàng nhưng không có căn cứ đảm bảo tương lai họ cũng vậy.
Xem thêm: Parchment Paper Là Gì – Nghĩa Của Từ Parchment Paper
Yếu tố quan trọng trước tiên để có được khách hàng mới là sự tin tưởng. hãy cho họ thấy rằng bạn không cố gắng môi giới sản phẩm mà chỉ đang giới thiệu đến họ điều sản phẩm có lợi. Hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng không có điểm giới hạn, một khi sản phẩm còn tồn tại việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ không kết thúc. Sản phẩm này kết thúc vòng đời, sản phẩm mới lại ra đời, khách hàng tiềm năng có thể được chuyển hướng chiến lược tập trung hoặc có thể được tìm kiếm mới tùy thuộc vào đặc tính sản phẩm mới.
Việc làm Truyền thông
4. Mách doanh nghiệp phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Có ai trở thành khách tiềm năng của một sản phẩm nào chưa? Hàng ngày có rất nhiều người nhận được nhiều cuộc gọi giới thiệu sản phẩm nhưng bạn lại không cung cấp số điện thoại cho họ, bạn thắc mắc tại sao số của mình lại nằm trong danh sách “data” của những doanh nghiệp đó? Hiện nay có rất nhiều phương pháp để doanh nghiệp có được danh sách “data” khách hàng rồi tiến hành gọi điện bởi lực lượng “telesale” hoặc có cách tiếp cận khác hiệu quả hơn để bán được sản phẩm. Dưới đây là một số phương pháp mà đa số doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả.
Áp dụng phương pháp tìm kiếm phù hợp với nguồn lực doanh nghiệp
4.1. Sử dụng công cụ quảng bá trực tuyến
Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất trong thời đại công nghệ số lên ngồi hiện nay. Không áp dụng phương pháp này doanh nghiệp còn bị coi là lạc hậu, kém phát triển, tiến độ phát triển có thể chỉ dậm chân tại chỗ. Cũng như doanh nghiệp, khách hàng hiện nay đời sống khá cao, mọi người sử dụng Internet khá đông, các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn thông tin lớn này để lôi kéo họ về với đội ngũ khách hàng tin dùng sản phẩm của công ty mình.
Công cụ này có đa dạng hình thức quảng cáo cho bạn lựa chọn. Nếu đã xây dựng trang web riêng bạn có thể áp dụng việc nuôi dưỡng nó để phát triển website này lớn mạnh hơn bằng việc áp dụng SEO, xây dựng nội dung cho web với nhiều chủ đề nóng hàng ngày,… Hoặc có thể mất chi phí thuê công ty quảng cáo theo hình thức e-marketing: đặt banner quảng cáo trên Google, youtube hoặc quảng cáo trên một số trang mạng xã hội nội tiếng thu hút đông đảo người dùng như Facebook, Zalo,…
Công cụ quảng cáo trực tuyến này có một ưu điểm rất lớn đó là bạn có thể chủ động đặt mức chi phí hàng tháng cho quảng cáo và kiểm tra hiệu quả quảng cáo mà hiệu quả thu được lại rất hiệu quả. Nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận tốn kém chi phí.
4.2. Quảng bá thông qua các sự kiện xã hội
Hàng năm, diễn ra rất nhiều các hội chợ thương mại, triển lãm đây là cơ hội tuyệt vời để bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của mình đến với khách hàng tiềm năng. Tham gia tài trợ cho các sự kiện xã hội góp ích cho cộng đồng cũng là một cách hữu hiệu để bạn gây ấn tượng với khách hàng. Tuy nhiên phương này có vẻ mất khá tốn kém mà lượng khách hàng tiếp cận được cũng không chắc chắn sẽ hiệu quả.
4.3. Chọn lọc phương pháp hiệu quả từ đối thủ
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là công việc mà doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành. Không chỉ nghiên cứu sản phẩm mà doanh nghiệp bạn còn phải nghiên cứu cả cách thức quảng bá sản phẩm của để học tập, tiếp thu cái hay, cái hiệu quả, phân tích tính phù hợp với sản phẩm của mình để áp dụng lại hoặc cải tiến hình thức hiện tại của mình để có một chiến lược quảng bá riêng hiệu quả hơn, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng – cơ hội cho thành công trong tương lai.
Xem thêm: Autotune Là Gì – Tìm Hiểu Công Nghệ Auto
Không dừng lại hoạt động tìm kiếm khách hàng tiềm năng với những phương pháp trên. Còn có rất nhiều phương pháp khác dành cho doanh nghiệp bạn lựa chọn phù hợp với sản phẩm của mình. Chẳng hạn như hình đăng tin lên các sàn thương mại điện tử, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua điện thoại,… Nhà lãnh đạo là người căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, sản phẩm,… để lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mình.
Với nguồn thông tin cung cấp trên đây, không nhiều nhưng cũng đủ để bạn trả lời được câu hỏi khách hàng tiềm năng tiếng anh là gì? Hiểu được tầm quan trọng của khách hàng tiềm năng đem lại cho doanh nghiệp nguồn lợi rất lớn. Hãy lựa chọn phân khúc khách hàng tiềm năng thật đúng đắn để thành công đến với doanh nghiệp của bạn nhé!
Chuyên mục: Hỏi Đáp