Chế độ độc tài (dictatorship) là một thể chế nhà nước độc đoán mà ở đó nhà nước do một kẻ độc tài cai trị. Khái niệm này có thể có hai nghĩa là:

Độc tài kiểu La Mã là một công chức chí;nh trị thời Cộng hòa La Mã. Các kẻ độc tài được giao cho quyền tối thượng trong lúc khẩn cấp. Quyền hành của họ nguyên thủy không tùy tiện hay kỳ quặc mà phải tuân thủ pháp luật. Không có những chí;nh thể độc tài như vậy trong khoảng đầu thế kỷ thứ hai (TCN), nhưng sau này những kẻ độc tài như Sulla và Hoàng đế La Mã thực thi quyền lực có tí;nh cá nhân và độc đoán hơn. Trong nghĩa hiện dùng, chế độ độc tài đề cập đến hình thức cai trị độc đoán do các kẻ cầm quyền không bị pháp luật, hiến pháp hay các nhân tố chí;nh trị và xã hội trong quốc gia đó ràng buộc.

Đối với những học giả, như Joseph C.W. Chan ở Đại học Hồng Kông, chế độ độc tài là một thể chế nhà nước có quyền lực cầm quyền không được nhân dân ủng hộ. Trong khi đó chủ nghĩa toàn trị (totalitarianism) là thể chế ở đó nhà nước quy định mọi mặt hành vi cá nhân và tập thể của nhân dân. Hay nói cách khác, chế độ độc tài liên quan đến nguồn gốc quyền cai trị (nơi quyền đó phát sinh) và chủ nghĩa toàn trị liên quan đến phạm vi của quyền cai trị (cái nhà nước quy định).

Bạn đang xem: độc tài là gì

Theo giải thí;ch ở trên, chế độ độc tài tương phản với thể chế dân chủ (ở đó quyền lực nhà nước từ nhân dân mà ra), và chủ nghĩa toàn trị tương phản với chủ nghĩa tự do (nơi nhà nước nhấn mạnh quyền và tự do cá nhân). Mặc dầu các khái niệm của thuật ngữ đó có khác nhau nhưng chúng đều có liên quan với nhau trên thực thế rằng hầu hết các quốc gia độc tài đều để lộ ra các đặc điểm đặc trưng của chủ nghĩa toàn trị. Chí;nh vì vậy chúng ta thường hay nghe hai khái niệm đó được gộp thành một là độc tài toàn trị. Một khi quyền lực nhà nước không từ nhân dân mà ra thì quyền lực đó không bị giới hạn và có khuynh hướng bành trướng phạm vi của nó để kiểm soát mọi mặt đời sống nhân dân.

Thời hậu Thế chiến và Chiến tranh Lạnh

Trong thời kỳ sau hai cuộc Chiến tranh Thế giới, chế độ độc tài trở thành đặc điểm thường thấy của chí;nh quyền quân sự, đặc biệt ở Mỹ Latin, Châu Á và Châu Phi. Trong trường hợp các nước châu Phi và châu Á trước đây là thuộc địa, sau khi giành được độc lập từ làn sóng phi thực dân hóa thời hậu Thế chiến, các chế độ có tổng thống/chủ tịch dần dần trở thành các chế độ độc tài mang tí;nh cá nhân. Các chế độ này thường không bền vững.

Xem thêm: Start Up Là Gì – định Nghĩa đúng Về Startup

Cũng có ý kiến cho rằng những chế độ độc tài này về căn bản thường chịu ảnh hưởng bởi Chiến tranh Lạnh. Cả Mỹ lẫn Liên Xô đều cố bành trướng và duy trì vùng ảnh hưởng của mình bằng cách cung cấp tài chí;nh cho các nhóm chí;nh trị và bán quân sự, và khuyến khí;ch đảo chí;nh, đặc biệt là ở Châu Phi. Điều này dẫn đến nhiều nước có các cuộc nội chiến đẫm máu và hậu quả dẫn đến sự ra đời của các chế độ độc đoán. Ở Mỹ Latin, các nhà độc tài thường dùng những từ như mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản để biện hộ cho hành động của mình.

Xem thêm: Bài 1: Giới Thiệu Về Mã Nguồn Mở WordPress Là Gì

Những nhà độc tài hiện đại

*

Chỉ số Dân chủ theo nhận định riêng của Tạp chí; The Economist, 2006. Các quốc gia được tô màu đậm hơn thì càng độc đoán hơn.

Theo những khái niệm về độc tài, chúng ta có thể thấy những người sau đây là những nhà độc tài. Họ thường cầm quyền trong một thời gian dài, không nghỉ hưu hay từ chức mà chỉ thôi chức do bị lật đổ hoặc chết. theo quan điểm khác là thời gian cầm quyền thế nào là không độc tài và khi đương nhiệm mà bị ám sát như Kennedy thì sẽ không bao giờ được nghỉ hưu. Độc tài chẳng qua là xem họ có được người dân chọn lựa hay không.

Chuyên mục: Hỏi Đáp