Cho đến thời điểm hiện tại thì Luật Doanh nghiệp hiện đang là một trong những văn bản pháp lý quan trọng quy định các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bạn đang xem: Doanh nghiệp là gì
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh , quy mô ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức thành lập công ty là vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn đúng, chuẩn xác sẽ góp phần tác động tới sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp về sau.
Song thực tế, khi thành lập nhiều cá nhân, chủ sở hữu lại băn khoăn không biết Doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của Doanh nghiệp ra sao? Hiểu được những vấn đề đó, Luật Hoàng Phi thực hiện nội dung bài viết dưới đây.
Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo đúng quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.
Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi. Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.
Đặc điểm của doanh nghiệp?
Doanh nghiệp là gì đã có câu trả lời, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thông tin về các đặc điểm của doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như:
Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thông qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập.
Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêng của mình.
Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài. Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.
Xem thêm: Visual Là Gì – Những ý Nghĩa Của Visual
Song cũng có một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp thành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để quản lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp hiện hành, hiện tại có các năm loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi hoàn tất hồ sơ thủ tục như sau:
– Công ty cổ phần được viết tắt là Công ty CP;
– Công ty hợp danh;
– Doanh nghiệp tư nhân
Lưu ý: Để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu định hướng phát triển của doanh nghiệp thì chủ sở hữu doanh nghiệp khi có dự định thành lập cần nắm vững các ưu điểm cũng như các nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp.
Ngoài ra Khách hàng chú ý là chúng tôi thấy rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn các loại hình kinh doanh như Hộ kinh doanh, hay mô hình hợp tác xã là doanh nghiệp nhưng trong bài viết này chúng tôi cũng khẳng định luôn đây không phải là loại hình doanh nghiệp.
Các bước thành lập doanh nghiệp
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì trong quá trình chuẩn bị thủ tục cũng có sự khác nhau trong thành phần hồ sơ chuẩn bị. Tuy nhiên các bước thành lập Doanh nghiệp chung nhất, chúng tôi có thể giới thiệu đến Khách hàng như sau:
Bước 1: Lựa chọn một trong năm loại hình doanh nghiệp theo quy định để thành lập.
Bước 2: Khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp thì cá nhân, chủ sở hữu hay các thành viên nên đặt tên doanh nghiệp. Sau khi đặt tên thì nên kiểm tra xem tên có bị trùng hay gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký hay không.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập này Khách hàng có thể tham khảo trong Luật Doanh nghiệp cùng nghị định hướng dẫn hoặc Khách hàng lên trang chủ của Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh để xem hướng dẫn chi tiết.
Bước 4: Thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký theo đúng quy định.
Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.
Xem thêm: Quảng Cáo Facebook Là Gì, Bạn đã Biết Chạy Chưa
Bước 6: Nhận kết quả từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Chuyên mục: Hỏi Đáp