Cụm từ doanh nghiệp FDI đã không còn quá xa lạ trong nền kinh tế thị trường. Nhưng không phải ai cũng biết doanh nghiệp FDI là gì? Vai trò và tác động của nó như thế nào? Hãy cùng Kế toán Diamond Rise tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Doanh nghiệp FDI là gì?

*

FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment, có nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng nguồn vốn này. Thực ra, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có định danh rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.

Bạn đang xem: Doanh nghiệp fdi là gì

Hiện doanh nghiệp FDI hiện phân thành hai loại là:

Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và đối tác nước ngoài.

Doanh nghiệp sẽ được gọi là doanh nghiệp FDI khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mà không phân biệt số vốn góp đó là bao nhiêu. Hiện tại trên thị trường, doanh nghiệp FDI khá phổ biến và đây như là một cách để chủ đầu tư làm đa dạng, phong phú thêm các mô hình kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cao.

Có thể thấy được ở Việt Nam, hình thức doanh nghiệp này đã khiến thị trường kinh tế cạnh tranh và sôi nổi hơn. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới và cải cách các hoạt động kinh doanh để phù hợp với nhu cầu hiện nay.

Hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI hay gặp là:

Đối tác thành lập công ty Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài.Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam.

Các hình thức đầu tư FDI trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ được chia thành loại liên doanh, ngang hoặc dọc:

FDI theo chiều dọc: Đây là những hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư được mua lại hoặc thành lập ở nước ngoài.FDI theo chiều ngang: Nhà đầu tư sẽ tiến hành thiết lập cùng một loại hình hoạt động kinhd doanh tại nước ngoài khi hoạt động tại nước sở tại.FDI liên doanh là hình thức một cá nhân hay một công ty đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp không có các hoạt động kinh doanh đến nước sở tại.

Doanh nghiệp FDI có đặc điểm gì?

*

Doanh nghiệp FDI có một số đặc điểm sau:

Thiết lập quyền quản lý với quyền sở hữu đối với các nguồn vốn được đầu tư.Thiết lập nghĩa vụ và quyền của nhà đầu tư với nơi được đầu tư.Thể hiện quyền chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nhà đầu tư với nước bản địa.Doanh nghiệp FDI chính là sự mở rộng thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp đa quốc gia.Luôn có sự gắn kết của nhiều thị trường thương mại quốc tế và thị trường tài chính.

Vai trò của doanh nghiệp FDI với nền kinh tế thị trường

*

Bên cạnh góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực thì doanh nghiệp FDI còn có những đóng góp tích cực vào sự hình thành những mô hình kinh tế mới. Cụ thể:

Vì được đầu tư vốn từ người nước ngoài nên việc quản lý, điều hành của doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao hơn.Có thể khai thác tối đa nguồn nhân công dồi dào chủ yếu là lao động trẻ cùng các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Khi nhu cầu tiêu thụ mở rộng sẽ thúc đẩy quy mô sản xuất, đồng thời tăng lợi nhuận thu được.Nguồn vốn FDI luôn được đảm bảo.Giảm giá thành sản phẩm, năng suất nâng cao và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dùng.Nhờ FDI mà doanh nghiệp hay chủ đầu tư nước ngoài có thể xây dựng được chính sách bảo hộ.Tránh được phí mậu dịch và hàng rào bảo vệ mâu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.Chính việc hợp tác với công ty nước ngoài mà doanh nghiệp FDI được chuyển giao các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng trong việc quản lý công ty.Tạo nhiều điều kiện cho quá trình khai thác vốn nước ngoài và sự lưu thông tiền tệ.Doanh nghiệp FDI mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, là đòn bẩy cho kim ngạch xuất khẩu tăng và nâng cao đời sống người dân.Tạo động lực cho doanh nghiệp trong nước cải tiến kỹ thuật, tăng năng lực kinh doanh và nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm.

Xem thêm: Sửa Lỗi Limited – Wifi Laptop Bị Lỗi Chấm Than Limited Access

Thành lập doanh nghiệp FDI như thế nào?

Cơ quan cấp phép

Muốn thành lập doanh nghiệp FDI, đầu tiên bạn cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kinh doanh tại các cơ quan quản lý có thẩm quyền.Tùy vào vị trí đăng ký trụ sở của doanh nghiệp FDI mà cơ quan quản lý sẽ quyết định có cấp giấy hay không.Cấp giấy chứng nhận việc đăng ký đầu tư có thể là sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.

Thời gian cấp phép

Doanh nghiệp FDI là gì? Thời gian thành lập mất bao lâu? So với các hình thức doanh nghiệp khác, doanh nghiệp FDI ở Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục hơn so với những quốc gia khác.Tính từ ngày nộp hồ sơ xin thành lập lên cơ quan quản lý có thẩm quyền thì thời gian mà doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ mất khoảng 15 ngày.Nhưng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần thời gian để kiểm tra, đối chiếu và tham vấn các cơ quan ban ngành với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp FDI trước khi cấp giấy phép nên thời gian này có thể lâu hơn 15 ngày.

Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI

Thành lập doanh nghiệp FDI sẽ gồm hai bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nộp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Tiến hành nộp giấy đề nghị chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian để cơ quan nhà nước cấp giấy là 15 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ lên cơ quan.

Muốn tiến hành cấp giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải chứng minh được tính hợp pháp và khả thi của dự án với cơ quan quản lý nhà nước dựa trên những vấn đề sau:

Khả năng tài chính: Nghĩa là vốn đầu tư dự kiến, nguồn nhân công phục vụ thực hiện dự án và hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.Mặt pháp lý: Cần có cam kết của cơ quan nhà nước Việt Nam về luật đầu tư 2014, gia nhập WTO, Luật doanh nghiệp 2014 và những quy định luật pháp khác liên quan.

Bước 2: Nộp giấy đăng ký kinh doanh

Khi doanh nghiệp đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh ngay.Trong thời hạn 5 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký để thành lập doanh nghiệp FDI.

Các trường hợp bị hạn chế vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI ở Việt Nam là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn điều lệ nhất định. Thực tế nhà đầu tư sẽ không bị hạn chế về số vốn điều lệ nếu thể hiện dưới dạng tổ chức kinh tế cố 100% vốn nước ngoài. Chỉ trừ những trường hợp sau:

Với công ty niêm yết, công ty đại chúng hay các tổ chức tiến hành kinh doanh về quỹ đầu tư, chứng khoán thì số vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tuân theo quy định về luật chứng khoán.Với doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi hoặc cổ phần hóa sở hữu các hình thức được luật pháp quy định. Thì tỷ lệ vốn điều lệ ở các doanh nghiệp sẽ tiến nhành như các quy định cổ phần hóa của nhà nước.Nếu là trường hợp khai thác hai trường hợp trên thì số vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài cần được tuân thủ theo các quy định của luật pháp chuyên ngành hay các điều ước Việt Nam đã tham gia ký kết.

Xem thêm: Plot Twist Là Gì – Top Những Phim Có Plot Twist Hay Nhất

Trên đây là những chia sẻ của Kế toán Diamond Rise về doanh nghiệp FDI là gì và các vấn đề liên quan đến việc thành lập. Nếu như còn vấn đề gì còn thắc mắc hoặc cần tư vấn các dịch vụ khác như: kế toán trọn gói, lao động và bảo hiểm xã hội, quyết toán thuế cuối năm…Hãy sớm liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết cụ thể nhé.

Miền Nam

88 Bàu Cát 3, P. 14, Q. Tân Bình, TP Hồ Chí MinhPhone: +84 908-550-737E-mail: info
thienmaonline.vnGiờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30

Miền Bắc

164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà NộiPhone: +84 908-550-737E-mail: info

Chuyên mục: Hỏi Đáp