Đối với những người làm việc trong lĩnh vực khoa học, một câu hỏi kinh điển luôn được đưa ra “Xét nghiệm này chính xác cỡ nào?”. Thông thường, không có xét nghiệm nào là có thể trả lời chính xác tuyệt đối thể trạng của bệnh nhân. Luôn luôn có 2 tình huống đưa kết quả sai có thể xảy ra:

– Tình huống 1: Một người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng kết quả xét nghiệm lại chỉ ra “người này có bệnh”. Tình huống này được gọi là “Dương tính giả”.- Tình huống 2: Một người mang bệnh nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy “người này khỏe mạnh”. Tình huống này được gọi là “Âm tính giả”.

Bạn đang xem: độ nhạy là gì

Dương tính giả sẽ đem đến nhiều mối lo lắng cho bệnh nhân, thậm chí đôi khi họ còn phải trải qua những phác đồ điều trị không cần thiết. Nên nhớ rằng không phải phác đồ điều trị nào cũng ít tác dụng phụ, điều trị sai sẽ vừa gây tốn kém về kinh tế lại vừa không tốt cho sức khỏe của người bệnh. Một xét nghiệm cho kết quả dương tính giả quá nhiều sẽ gây thiệt hại kinh tế rất lớn trong xã hội, nhất là đối với những bệnh mà chi phí cho 1 liệu trình điều trị lớn, chẳng hạn như ung thư.

Âm tính giả cũng mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không kém, một người có bệnh nhưng xét nghiệm lại âm tính sẽ khiến họ không được điều trị kịp thời và có thể khiến họ bỏ lỡ những thời điểm phù hợp để điều trị. Chẳng hạn như ở bệnh ung thư, phát hiện sớm hay muộn có thể đưa đến 2 kết quả điều trị hoàn toàn khác nhau.

Đối với ung thư, âm tính giả chỉ mang đến thiệt hại cho bản thân người bệnh. Đối với các bệnh truyền nhiễm, âm tính giả có thể gây ra thảm họa cho cộng đồng. Việc để một bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm đi lại tự do đôi khi dẫn đến thảm họa sụp đổ toàn bộ hệ thống y tế.

 

ĐÁNH GIÁ MỘT XÉT NGHIỆM

 

Trong một bệnh bất kỳ, xã hội chỉ có 2 nhóm người đó là “người có bệnh” và “người khỏe mạnh”. Trong một xét nghiệm, xét nghiệm cũng được thiết kế để hướng đến chỉ trả 2 loại kết quả đó là “dương tính” và “âm tính”. Mối liên hệ giữa 2 nhóm người trong xã hội và 2 kết quả trong xét nghiệm được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Các tình huống có thể xảy ra trong xét nghiệm

  Sự thật
  Người có bệnhNgười khỏe mạnh
Xét nghiệmDương tínhA(chẩn đoán chính xác)B(dương tính giả)
Âm tínhC(âm tính giả)D(chẩn đoán chính xác)

 

Có khá nhiều thông số thống kê có thể sử dụng để thể hiện tính hữu ích của một xét nghiệm, trong phạm vi bài viết này sẽ chỉ đề cập đến 2 giá trị là “độ nhạy” (sensitivity) và “độ đặc hiệu” (specificity).

– Độ nhạy phản ánh khả năng một người có bệnh được chẩn đoán chính xác, tức là độ nhạy = A / (A+C).- Độ đặc hiệu phản ánh khả năng một người khỏe mạnh được chẩn đoán chính xác, tức là độ đặc hiệu = D / (B+D).

 

Độ nhạy và độ đặc hiệu chỉ thể hiện khả năng, vì vậy có thể tính khoảng tin cậy (CI) bằng các phương pháp chuẩn. Dĩ nhiên là phương pháp tính CI phải đúng với thực tế, và rõ ràng là không bao giờ có có chuyện giá trị trong khoảng tin cậy > 100%.

Một vấn đề quan trọng nữa cần quan tâm khi muốn đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu một cách chính xác đó là cần phải đánh giá cả phương pháp nghiên cứu. Một phương pháp nghiên cứu không phù hợp sẽ không đưa ra được những số liệu có giá trị cao.

 

CÁCH LỰA CHỌN MỘT XÉT NGHIỆM

 

Dĩ nhiên thật là hoàn hảo nếu một xét nghiệm mà cả 2 giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu đều đạt 100%, tức là tình trạng “âm tính giả” và “dương tính giả” đều không xảy ra. Tuy nhiên thực tế chỉ ra khi ta cố làm tăng độ nhạy của một phương pháp thì độ đặc hiệu sẽ giảm và ngược lại (Hình 1), vì vậy cần có sự lựa chọn.

Vậy thì nên chọn một xét nghiệm có độ nhạy cao hay nên chọn một xét nghiệm có độ đặc hiệu cao? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ quay lại một chút về giá trị mà từng loại xét nghiệm mang lại.

Xem thêm: Toeic Là Gì – Cách Luyện Thi Toeic Hiệu Quả

 

*

Hình 1. Đồ thị tương quan giữa độ nhạy và độ đặc hiệu

 

Ý nghĩa của độ nhạy cao: Độ nhạy = A / (A+C), giá trị này càng càng gần 100% thì giá trị của C càng gần 0. Điều này đồng nghĩa “âm tính giả” càng khó xảy ra, như vậy một xét nghiệm có độ nhạy 100% có thể giúp người bệnh có thể an tâm nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Hiểu đơn giản, một xét nghiệm có độ nhạy cao là một xét nghiệm “thà bắt lầm còn hơn bỏ sót”. Điều này cực kỳ cần thiết trong ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Các xét nghiệm tầm soát nhanh bằng phản ứng miễn dịch (kháng nguyên – kháng thể) như HIV, HBV, HCV, … thường hoạt động dựa trên nguyên tắc này.

Đối với xét nghiệm tầm soát (test nhanh) thì độ nhạy là ưu tiên hàng đầu, một bột kit test nhanh có độ nhạy không đạt tiệm cận 100% thì giá trị độ đặc hiệu của bộ kit đó dù có cao cũng vô dụng, vì lúc này sử dụng bộ kit sẽ để lọt “người mang mầm bệnh” ra ngoài xã hội.

 

Ý nghĩa của độ đặc hiệu cao: Độ đặc hiệu = D / (B+D), giá trị này càng gần 100% thì giá trị của B càng gần 0. Điều này đồng nghĩa “dương tính giả” càng khó xảy ra, như vậy một xét nghiệm có độ đặc hiệu 100% mà trả kết quả dương tính thì có thể nói là “không còn nghi ngờ gì nữa”.

Xét nghiệm có độ đặc hiệu cao thường phù hợp với những bệnh nhân đã có dấu hiệu lâm sàng hoặc có kết quả nghi ngờ trong quá trình sàng lọc. Đây được xem là bước “khẳng định lại” trước khi đưa ra phác đồ điều trị và cực kỳ cần thiết với những bệnh mà phác đồ điều trị tốn kém hoặc gây hại đến sức khỏe như ung thư, …

Đối với các xét nghiệm mang tính “khẳng định lại” thì độ đặc hiệu cao được ưu tiên hơn, vì kết quả xét nghiệm sẽ mang tính quyết định phác đồ điều trị. Độ đặc hiệu không đủ cao sẽ có nguy cơ khiến các y bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp với bệnh nhân gây tốn kém về kinh tế mà lại không hiệu quả cao, thậm chí có thể bỏ lỡ các cơ hội điều trị của bệnh nhân.

 

Cần phối hợp cả 2 loại xét nghiệm: Trên thực tế, việc phối hợp cả 2 loại xét nghiệm là điều cần thiết để vừa tiết kiệm thời gian, chi phí trong tầm soát diệm rộng, vừa đảm bảo điều trị đúng người đúng bệnh, tránh những ảnh hưởng không đáng có đến sức khỏe và kinh tế của người bệnh.

 

Sơn Phạm – Lược dịch và Tổng hợp

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1) Cook C, Cleland J, Huijbregts P. Creation and critique of studies of diagnostic accuracy: use of the STARD and QUADAS methodological quality assessment tools. Journal of Manual & Manipulative Therapy. 2007 Apr 1;15(2):93-102.

2) Leeflang MM, Moons KG, Reitsma JB, Zwinderman AH. Bias in sensitivity and specificity caused by data-driven selection of optimal cutoff values: mechanisms, magnitude, and solutions. Clinical chemistry. 2008 Apr 1;54(4):729-37.

Xem thêm: Tss Là Gì – Tổng Chất Rắn Lơ Lửng

3) Saunders LJ, Zhu H, Bunce C, Doré CJ, Freemantle N, Crabb DP. Ophthalmic statistics note 5: diagnostic tests—sensitivity and specificity. British Journal of Ophthalmology. 2015 Sep 1;99(9):1168-70.

Chuyên mục: Hỏi Đáp