Điện cung cấp cho bóng đèn để chiếu sáng, cung cấp cho quạt, điều hòa để làm mát, để chạy máy giặt, tivi,… Điện gần gũi là thế, nhưng không phải ai cũng có thể nêu được định nghĩa của điện, dòng điện cũng như điện áp. Nếu như có sự quan tâm về điện, thì bạn không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: điện là gì
Định nghĩa về điện
Điện là yếu tố chi phối hầu hết tất cả mọi hoạt động, mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện nay. Điện cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày; cho các nhà máy, xí nghiệp; điện có vai trò quan trọng trong y tế, giáo dục,… Nói chung là ngày nay chúng ta khó có thể hoàn thành công việc nếu như không có điện, mọi hoạt động sẽ bị đình trệ nếu như điện bị mất.
Vậy điện là gì mà lại có tầm quan trọng như vậy. Điện được định nghĩa là các hiện tượng vật lý mà nguyên nhân là do dự dịch chuyển hoặc đứng yên của các điện tích cúng như từ trường, điện trường do chúng tạo nên.
Điện trong tự nhiên có thể kể đến hiện tượng tia sét trong những ngày giông bão, hoặc cá chình điện – loài cá có thể phát ra một luồng điện trên 600V để giật kẻ thù, con mồi.
Đó là các loại điện tự nhiên, còn nguồn điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày thì được sản xuất từ những nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử.
Hiện nay, nhiều nguồn năng lượng từ tự nhiên cũng được tận dụng để tạo ra điện như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
Dòng điện là gì?
Dòng điện được định nghĩa chính là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích. Các hạt mang điện ở đây là các hạt electron mang điện tích âm (-) cùng proton mang điện tích dương (+) có khả năng dịch chuyển để tạo ra dòng điện.
Chiều dòng điện được quy ước chính là chiều chuyển động có hướng của các điện tích dương. Vì vậy, trong mạch điện có dây dẫn kim loại thì các hạt electron mang điện âm sẽ ngược với chiều của dòng điện.
Hiện nay chúng ta sử dụng hai dòng điện chính là điện xoay chiều và điện một chiều:
Dòng điện một chiều (DC) là dòng điện có chiều không đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện có thể biến đổi nhưng không thể đảo chiều. Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, ắc quy, năng lượng mặt trời,…Dòng điện xoay chiều (AC) là dòng điện có giá trị biến đổi theo thời gian. Sự biến đổi này tạo nên một chu kỳ nhất định. Cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều có thể thay đổi và cũng có thể đổi chiều. Điện xoay chiều được tạo ra từ máy phát điện xoay chiều cũng như biến đổi từ điện một chiều.
Xem thêm: Tai Game Pocket đại Chiến
Dòng điện có sự liên quan mật thiết tới từ trường. Theo định luật Ampere thì mọi dòng điện đều sinh ra từ trường. Cụ thể, khi dòng điện chạy trong một dây dẫn thì từ trường được sinh ra có dạng vòng tròn và bao quanh dây dẫn điện.
Cùng với đó, khi nằm trong từ trường thì mọi dòng điện đều chịu lực tương tác. Nguyên nhân là do các điện tích chuyển động trong từ trường chịu lực Lorentz.
Xác định chiều dòng điện dựa theo quy tắc bàn tay phải. Đây là một quy tắc rất phổ biến và được dùng nhiều trong cả vật lý lẫn toán học để xác định chiều dòng điện.
Quy tắc này được thực hiện như sau: Chúng ta nắm bàn tay phải lại, đặt tay sao cho bốn ngón tay hướng theo đường sức từ trong lòng ống dây. Khi đó, ngón cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
Định nghĩa điện áp
Điện áp hay còn được gọi là hiệu điện thế chính là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.
Hiệu điện thế được ký hiệu là U có đơn vị đo là Volt đọc là vôn và ký hiệu là V. Đơn vị đo này được đặt theo tên của nhà vật lý người ý Alessandro Volta.
Xem thêm: Ý Nghĩa Và Những đức Tính Của Người Khiêm Tốn Là Gì
Công thức tính hiệu điện thế được thể hiện như sau:
U = I.R
Trong đó
U: là hiệu điện thế (V)
I: là cường độ dòng điện (A)
R: là điện trở (Ω)
Điện áp giữa hai điểm trong một hệ thống điện được đo bằng vôn kế.
Trên đây chính là định nghĩa về điện, dòng điện cũng như điện áp. Chúng ta có thể thấy điện là vô cùng quan trọng, vì vậy để đảm bảo cho lượng điện đủ dùng cho cả sau này thì hãy cùng nhau chung tay tiết kiệm điện từ bây giờ. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với quý vị.
Chuyên mục: Hỏi Đáp