Kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng diễn ra hàng năm, nhưng nhiều bạn học sinh đang học lớp 12 vẫn có nhiều câu hỏi về thuật ngữ điểm sàn, điểm chuẩn bên cạnh những thông tin về ngành nghề, mã ngành. Vậy thì điểm sàn, điểm chuẩn là gì và khác nhau như thế nào? Và những điểm đó có liên quan gì tới bạn sắp tới hay không?
Năm nào cũng vậy, sau kỳ thi đại học cao đẳng, chúng ta sẽ tới giai đoạn đợi điểm. Và rồi thì các trường cũng lần lượt công bố điểm thí sinh đạt được, nhưng kết quả cuối cùng là đậu hay rớt thì chưa chắc chắn. Sau khi có điểm thi thì các trường vẫn chưa thể công bố danh sách trúng tuyển, mà phải đợi Bộ giáo dục và đào tạo công bố điểm sàn cho các khối thi, đến lúc này các trường mới dựa vào điểm sàn để công bố điểm chuẩn và cùng với đó là danh sách thí sinh đậu.
Bạn đang xem: điểm sàn là gì
Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì
Vì sao lại có điểm sàn: có nhiều lý do, nhưng có những trường hợp cụ thể như sau. Một bạn học sinh đăng ký vào ngành A của trường đại học B, ngành A này được tuyển chỉ tiêu lên đến 50 học sinh, nhưng chỉ có 40 học sinh đăng ký. Bạn học sinh này thi đạt có 4 điểm, nhưng vấn đậu vào ngành A này (lấy điểm từ cao xuống thấp cho đủ số lượng). Vấn đề nảy sinh chính từ đây, nhiều học sinh điểm thấp vẫn vào đại học, như vậy là hơi bị bất công và khập khiễng.
Để đảm bảo những học sinh vào đại học phải có trình độ nhất định (không quá tệ), để đảm bảo công bằng, tránh khập khiễng, và một số lý do khác nữa, bộ Giáo dục và đào tạo họp và công bố điểm sàn hàng năm. Các trường không được tuyển học sinh có điểm số thấp hơn quy định vào đại học hoặc cao đẳng.
Điểm sàn là mức điểm quy định mà bộ GD&ĐT công bố dành cho từng khối và từng bậc đào tạo. Các trường không được tuyển thí sinh vào học mà có tổng điểm thấp hơn điểm sàn của bộ.
Xem thêm: Tải Game Thời đại Hiệp Sĩ, Knight Age 2
Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành (do trường quyết định). Thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra, thì gần như là đã không đậu vào ngành đó, và thí sinh cần phải tìm phương án khác.
Điểm sàn và điểm chuẩn có ảnh hưởng gì đến bạn
Nếu điểm thi của bạn thấp hơn điểm chuẩn của trường, bạn chắc gần như đã không trúng tuyển vào trường, và hướng khác là nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành khác. Đến lúc này bạn cần để ý đến điểm sàn rồi đó, nếu điểm số của bạn mà thấp hơn điểm sàn đại học, thì chắc chắn rằng bạn không thể nộp tuyển tiếp vào hệ đại học. Còn nếu điểm số của bạn trên điểm sàn đại học, thì lúc này bạn vẫn còn cơ hội để nộp hồ sơ xin tuyển sinh nguyện vọng 2 vào hệ đại học. Tương tự cho điểm sàn cao đẳng.
– Nguyên tắc xác định điểm sàn đảm bảo tất cả các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo kết quả tuyển không quá thấp để đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD&ĐT cũng sẽ cân nhắc để số lượng thí sinh trên điểm sàn có sự cân đối giữa các khu vực, giữa các loại hình trường.
Xem thêm: Promotion Là Gì – Quy Trình Làm Promotion Thành Công 2021
– Thực hiện các nguyên tắc này, thông thường mức điểm được xác định sao cho đảm bảo nguồn tuyển trung bình cả 4 khối A, B, C, D khoảng 200%. Tức là số thí sinh trên điểm sàn sẽ gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Chuyên mục: Hỏi Đáp