Quy định về mời thầu đối với gói thầu phi tư vấn? Mẫu hồ sơ áp dụng, các quy định của pháp luật trong trường hợp tổ chức đấu thầu các gói thầu phi tư vấn đơn giản?

Đấu thầu là quá trình giữa chủ đầu tư hoặc bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu ngẫu nhiên nào đó đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của pháp luật. Hình thức đấu thầu là người muốn mua các gói thầu tổ chức một buổi đấu thầu gồm nhiều nhà thầu ( người muốn bán gói thầu) cạnh tranh nhau, mục đích nhằm là có được gói thầu chất lượng, thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp. Với mục đích là giành được quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mang lại mức lợi nhuận cao nhất có thể, các nhà đấu thầu phải thể hiện những lợi thế cho người mua thầu. Các lợi thế của những nhà cung cấp thường sẽ mang lại lợi ích cho người mua thầu, nhà cung cấp thầu nào mang lại lợi ích lớn nhất cho nhà mua thầu sẽ được nhà thầu lựa chọn. Như vậy mời thầu là một quy trình quan trọng trong đấu thầu.

Bạn đang xem: Dịch vụ phi tư vấn là gì

– Luật đấu thầu 2013

– Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT;

1. Quy định của pháp luật về mời thầu

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2013  Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Mời thầu chính là một quy trình quan trọng trong đấu thầu.

2.Theo quy định của pháp luật, cụ thể căn cứ vào Khoản 3 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2013 Luật Đấu Thầu 2013 quy định về bên mời thầu như sau;

3. Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

Thứ nhất, Căn cứ theo Luật Đấu thầu trường hợp cơ quan, tổ chức các điều kiện theo quy định thì tự mình làm bên mời thầu, còn trường hợp không điều kiện sự theo quy định thì có thể thành lập một tổ chức hoặc lựa chọn một tổ chức đầu thầu chuyên nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm thay chủ đầu tư làm bên mời thầu. Đồng thời, cũng quy định bên mời thầu phải có đủ các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, am hiểu pháp luật về đấu thầu;

+ Thứ hai, có kiến thức về quản lý dự án;

+ Thứ ba ,có trình độ chuyên môn phù hợp với các yêu cầu của gói thầu (về kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính và pháp lý);

Thứ hai, Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên là các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập khi sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên như mua sắm một số trang thiết bị, phương tiện làm việc, mua sắm phương tiện vận chuyển, mua sắm nguyên vật liệu, xăng dầu, hóa chất, mua sắm máy móc, thiết bị, phần mềm…

Thứ ba, đối với đơn vị mua sắm tập trung bao gồm:

– Đơn vị mua sắm tập trung quốc gia: Là đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ Tài chính để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tài sản tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc).

– Đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia: Là đơn vị thuộc Bộ Y tế hoặc đơn vị khác được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung thuốc thuộc danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia.

– Đơn vị mua sắm tập trung của các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh: Là đơn vị thuộc các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh được giao nhiệm vụ thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương.

2. Gói thầu phi tư vấn

Căn cứ theo tại Khoản 8, điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định về gói thầu phi tư vấn: ” Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Logistics, bảo hiểm; quảng cáo; tổ chức đào tào, nghiệm thu chạy thử; đo vẽ bản đồ; in ấn; tang lễ; vệ sinh; quản lý; vận hành tòa nhà; kế toán; truyền thông; vận tải công cộng; trồng và quản lý chăm sóc cây xanh; cấp, thoát nước; cấp điện, chiếu sáng; thu gom, phân loại xử lý chất thải, nước thải; nhiếp ảnh; đóng gói; sao chụp và các hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn”. Đối với gói thầu phi tư vấn đơn giản thì áp dụng theo Thông tư 14/2016 quy định đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó thông tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn có quy định riêng về gói thầu dịch vụ phi tư vấn có vốn sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế đó (Khoản 3, Điều 3, Luật Đấu thầu).

‘ 2. Đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn sử dụng vốn ODA, nếu được các nhà tài trợ chấp thuận thì áp dụng theo Mẫu này hoặc có thể sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo quy định về đấu thầu trong điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với nhà tài trợ đó.

Xem thêm: Cargo Là Gì – Nghĩa Của Từ Cargo

3. Đối với trường hợp đấu thầu quốc tế, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, tổ chức, cá nhân thực hiện việc lập hồ sơ mời thầu phải chỉnh sửa quy định về giá dự thầu, ngôn ngữ, đồng tiền, ưu đãi, thời gian trong đấu thầu và các nội dung liên quan khác cho phù hợp với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. 

3. Mẫu hồ sơ cho gói thầu phi tư vấn đơn giản

Khi áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu phi tư vấn cần căn cứ vào quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây sự cạnh tranh không lành mạnh.

Mẫu hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, chỉ dẫn nhà thầu: cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. 

Thứ hai, bảng dữ liệu đấu thầu :căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu, các nội dung thông tin chi tiết, cụ thể sẽ được thể hiện theo từng mục tương ứng với chương chỉ dẫn nhà thầu. 

Thứ ba, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu :bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và tài chính – thương mại. Căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực hiện gói thầu theo nội dung hướng dẫn.

Thứ tư, biểu mẫu dự thầu :gồm các biểu mẫu mà nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ dự thầu, về cơ bản

Thứ năm, yêu cầu về phạm vi cung cấp :bao gồm nội dung về phạm vi của gói thầu, kế hoạch thực hiện gói thầu và yêu cầu về kỹ thuật. Căn cứ quy mô và tính chất của gói thầu, mô tả chi tiết phạm vi của gói thầu, kế hoạch thực hiện cho phù hợp và đưa ra các yêu cầu về kỹ thuật trên cơ sở chú trọng vào sản phẩm đầu ra, tránh đưa ra yêu cầu không cần thiết dẫn đến hạn chế sự tham dự của nhà thầu hoặc gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Điều kiện chung của hợp đồng: gồm các điều khoản chung áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn đơn giản, thông thường thì phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Trường hợp gói thầu dịch vụ phi tư vấn không phải là thông dụng, đơn giản thì hoặc có thời gian thực hiện kéo dài qua nhiều năm mà việc áp dụng loại hợp đồng trọn gói không hiệu quả thì có thể áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Câu hỏi 1: Đối với Gói thầu phi tư vấn dưới 5 tỷ đồng, khi lựa chọn nhà thầu, sử dụng hình thức Chào hàng cạnh tranh thì có áp dụng Cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hay không?

Câu hỏi 2: Đối với gói thầu phi tư vấn, khi áp dung mẫu Hồ sơ mời thầu, thì áp dụng mẫu của Xây lắp hay Hàng hóa là phù hợp nhất?

Xin chân thành cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật sư tư vấn:

Câu hỏi 1: Đối với Gói thầu phi tư vấn dưới 5 tỷ đồng, khi lựa chọn nhà thầu, sử dụng hình thức Chào hàng cạnh tranh thì có áp dụng cấp doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hay không?

Theo quy định pháp luật thì chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với các gói thầu sau Khoản 1 Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu quy định:

“Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

1.Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.”

Trong đó, các gói thầu dưới 5 tỷ đồng áp dụng phương pháp chào hàng cạnh tranh theo khoản 1 Điều 23 Luật đấu thầu bao gồm:

+ Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+ Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+ Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Tuy nhiên, pháp luật chỉ dành ưu đãi cho các doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu cho gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu, còn với gói thầu phi tư vấn dưới 5 tỷ thì các nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ không được tham gia.

“Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước.

3. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu..”

Câu hỏi 2: Đối với gói thầu phi tư vấn, khi áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu, thì áp dụng mẫu của Xây lắp hay mua sắm hàng hóa là phù hợp nhất?

Trong vấn đề của bạn, bạn cần xác định gói thầu của bạn là gói thầu phi tư vấn hay là gói thầu xây lắp hay là gói thầu mua sắm hàng hóa để xác định áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu phù hợp.

Xem thêm: Recruitment Là Gì – Nghĩa Của Từ Recruitment

Nếu là gói thầu xây lắp bạn cần tuân theo mẫu hồ sơ mời thầu theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT Quy định về lập hồ sơ xây lắp

Nếu là gói thầu mua sắm hàng hóa thì cần tuân theo mẫu hồ sơ mời thầu theo Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định về lập hồ sơ mua sắm hàng hóa

*

Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu qua tổng đài: 1900.6568

Nếu là gói thầu phi tư vấn thì cần chỉnh sửa mẫu hồ sơ theo mẫu của hồ sơ mời thầu với gói mua sắm hàng hóa hoặc gói thầu xây lắp cho phù hợp với tính chất, quy mô của gói thầu mà bạn muốn mời thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT và Điều 6 khoản 3 Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT.

Chuyên mục: Hỏi Đáp