Bài dịch và tổng hợp bởi Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thanh – Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec
SARS là chữ viết tắt của cụm từ Severe Acute Respiratory Syndrome, tạm dịch là “Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng”, là một bệnh liên quan tới đường hô hấp gây ra bởi một chủng coronavirus có tên là SARS-CoV. Dịch SARS bắt nguồn từ Quảng Đông, Trung Quốc, sau đó lan rộng sang hơn 30 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chi phí để điều trị, ngăn chặn dịch bệnh ước tính vào khoảng 40 tỉ đô (Báo cáo của WHO).
Virus SARS, là một loại coronavirus, thuộc họ Coronaviridae, có khả năng lây nhiễm và gây bệnh cho người, động vật có vú và một số loài chim. Virus gây dịch SARS trên người năm 2003 được xác định có nguồn gốc từ cầy hương (có tên khoa học là Paguma sp.,), đã gây ra đại dịch giết chết hơn 10.000 con cầy hương ở Quảng Đông, Trung Quốc. Virus này sau đó cũng được tìm thấy ở chó gấu trúc (có tên khoa học là Nyctereutes sp., và chồn (Melogale spp.) và một số loài mèo địa phương. Vào năm 2015, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy một số chủng tương tự như virus SARS có nguồn gốc từ dơi của Trung Quốc. Nghiên cứu đặc điểm di truyền của các chủng virus này cho thấy rất nhiều khả năng virus SARS-CoV gây dịch SARS năm 2002-2003 cũng có nguồn gốc từ dơi và lây nhiễm sang con người thông qua chợ bán thịt động vật hoang dã tại Trung Quốc. Năm 2006, một số nhà khoa học thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh tại trường ĐH Hồng Kong và Quảng Đông đã tìm ra bằng chứng về mối liên quan giữa virus SARS gây dịch ở cầy hương và người, khẳng định có sự lây nhiễm từ động vật sang người của chủng virus này.
Virus SARS gây dịch năm 2002-2003 có các đặc điểm di truyền đặc trưng của coronavirus như thuộc họ virus có vỏ với hệ gene được cấu tạo bằng trình tự RNA sợi đơn, chuỗi mạch dương, có kích thước khoảng 29.7 kb, lớn nhất trong số các virus có bản chất di truyền là RNA. Hệ gene SARS-CoV được cấu tạo bởi 13 vùng gene mã hóa cho 14 trình tự protein khác nhau. Vùng trình tự ORF1a và ORF1b là hai vùng trình tự mã hóa lớn nhất chịu trách nhiệm cho việc nhân bản virus, đồng thời quyết định độc lực (tính độc của virus). Ngoài ra có các proten cấu trúc khác đóng vai trò trong việc hình thành tạo nên vỏ capsid (protein vỏ), protein màng, protein gắn axit nucleic phục vụ cho việc đóng gói vật liệu di truyền, protein bề mặt hay protein gai (spike protein) đóng vai trò trong việc nhận biết và xâm nhập tế bào.
2. Các triệu chứng được ghi nhận
Người mắc bệnh SARS có triệu chứng tương tự như khi bị mắc cúm bao gồm các biểu hiện như sốt, cơ thể nhức mỏi, đau cơ, nhức đầu, tiêu chảy và run rẩy (ở mức độ nghiêm trọng). Không có một triệu chứng cụ thể nào đặc trưng cho người bị bệnh SARS, do vậy gây khó khăn trong công tác chẩn đoán phân biệt với cúm thông thường. Triệu chứng sốt được ghi nhận phổ biến ở hầu hết các trường hợp, tuy nhiên, ở một số trường hợp người già và những người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch không có biểu hiện sốt trong giai đoạn đầu của tiến trình mắc bệnh. Ho (thường là ho khô, ho khan), hơi thở ngắn và nông, và tiêu chảy thường xuất hiện trong khoảng thời gian ở tuần thứ nhất và/hoặc tuần thứ 2 của tiến trình bệnh. Một số trường hợp nặng, quá trình này tiến triển rất nhanh, chuyển nặng thành dạng suy hô hấp và cần được chăm sóc hỗ trợ đặc biệt.
3. Đường lây truyền
Con đường lây truyền chính của bệnh SARS là lây truyền qua đường tiếp xúc gần giữa người bệnh và người bình thường. Tiếp xúc gần được định nghĩa là những tiếp xúc trong quá trình chăm sóc hoặc ăn ở cùng phòng với người đã bị nhiễm SARS, hoặc có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường hô hấp hay dịch tiết cơ thể như máu, tinh trùng, phân của người bị nhiễm SARS.
Ví dụ cho việc tiếp xúc gần gồm có các hành động như hôn, ôm ấp, sử dụng chung dụng cụ ăn uống, nói chuyện với người bị nhiễm trong bán kính 1m, hoặc chạm trực tiếp vào người bệnh. Tiếp xúc gần không bao gồm các hoạt động như đi qua người bị bệnh hoặc ngồi cùng phòng chờ với người bệnh trong một khoảng thời gian ngắn.
Virus SARS-CoV được ghi nhận là có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua dạng giọt bắn dịch đường hô hấp. Khi người nhiễm virus ho hoặc hắt xì hơi, các giọt bắn từ dịch đường hô hấp sẽ được giải phóng ra không khí và bám trên bề mặt của vật dụng. Ở khoảng cách gần, giọt bắn có thể lây nhiễm trực tiếp qua đường thở thông qua đường hô hấp trên, bám trên bề mặt nhày của khoang miệng, mũi, mắt của những người đứng gần trong bán kính 1m. Virus cũng có thể lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp, cầm, nắm với bề mặt của đồ vật đã bị nhiễm rồi đưa tay lên chạm vào miệng, mắt, mũi. Ngoài ra, không loại trừ khả năng virus có thể lây truyền qua đường không khí, dưới dạng các hạt dịch lỏng siêu nhỏ (aerosol, hạt khí dung) hoặc bằng một vài con đường lây nhiễm chưa được tìm ra khác.
4.
Bạn đang xem: Dịch sars là gì
Xem thêm: Vamc Là Gì – Công Ty Quản Lý Tài Sản Vamc
Xem thêm: Tải Về Avatar 258 Auto Farm V1, Tải Avatar 2
Chẩn đoán và điều trị
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho virus SARS, tuy nhiên, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển vắc-xin cho virus này.
Người nghi ngờ bị nhiễm SARS nên đến bệnh viện để được kiểm tra và thực hiện các thủ tục cách ly cần thiết nhằm hạn chế việc lây lan. Các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ, nhằm tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các cơ quan đường hô hấp như hỗ trợ thở bằng máy cung cấp bổ sung oxy, sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cơ hội gây viêm phổi, sử dụng một số thuốc kháng virus, sử dụng thuốc steroid liều cao để điều trị sưng, phù nề phổi. Không có nhiều bằng chứng chứng minh rằng các phương pháp điều trị này là hiệu quả để điều trị virus SARS-CoV, tuy nhiên, các điều trị này nhằm tăng cường chức năng, tăng cường miễn dịch, điều trị nhiễm trùng cơ hội. Ribavirin, một loại thuốc kháng virus, đã được chứng minh là không có hiệu quả điều trị SARS.
5. Cách bảo vệ và phòng tránh
Cách bảo vệ và phòng tránh dịch SARS bao gồm thực hiện việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, nơi có nguy cơ lây nhiễm virus cao như bệnh viện, bến tàu, bến xe, trung tâm thương mại… Thực hiện vệ sinh tay chân, vệ sinh môi trường, khử khuẩn, khử trùng môi trường tại các khu vực có người mắc bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với người bị nhiễm trong vòng ít nhất 10 ngày, kể từ ngày hết các triệu chứng.
Để ngăn chặn sự lây lan của virus, việc cần làm là:
Che chắn miệng và mũi mỗi lần ho hoặc hắt xì hơi, sau đó phải rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô ngay khi có thể.Tránh việc dùng chung thức ăn, dùng chung đồ uống và các dụng cụ ăn uống với người bị nhiễm.Thường xuyên vệ sinh bề mặt vật dụng bằng các dung dịch sát khuẩn.Đối với người dân bình thường, có thể thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ vật, dụng cụ làm việc, vệ sinh môi trường bằng các dung dịch khử khuẩn, sát trùng. Chỉ khuyến cáo đeo khẩu trang ở chỗ đông người, nơi có nguy cơ phát tán virus cao. Không khuyến cáo đi du lịch tới các vùng dịch chưa được kiểm soát.Đối với nhân viên y tế trực tiếp thực hiện việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân SARS, ngoài việc thực hiện các khuyến cáo ở trên, nhân viên y tế cần được trang bị thiết bị bảo hộ chuyên dụng như quần áo bảo hộ, khẩu trang N95, găng tay, mặt nạ bảo hộ.
6. Vắc-xin cho phòng ngừa virus SARS
Nhiều nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo và sản xuất vắc-xin dành cho virus SARS-CoV kể từ sau khi đại dịch SARS xảy ra vào năm 2002 tại Trung Quốc. Các nghiên cứu tập trung vào việc xác định các vùng trình tự protein của virus có khả năng gây đáp ứng miễn dịch tốt hoặc các protein gây giảm độc lực của virus. Một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu sản xuất vắc-xin chống lại virus gồm có: vắc-xin sử dụng virus bị bất hoạt, vắc-xin sử dụng vector tái tổ hợp mang gene của virus, hay vắc-xin dưới đơn vị, vắc xin sử dụng virus đã bị làm yếu.
Một nghiên cứu vào năm 2014 của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã tìm ra rằng sự thiếu hụt protein vỏ (envelop protein) có khả năng làm giảm tính độc của virus. Ngoài ra, việc thay đổi hay loại bỏ một số thành phần trong protein vỏ, bao gồm vùng protein xuyên màng phụ trách hoạt động của kênh trao đổi ion, cũng có tác dụng làm giảm tính độc hay suy giảm khả năng nhân lên của virus. Đã có một thử nghiệm giai đoạn 1, sử dụng vắc-xin dùng virus đã bị bất hoạt, được tiến hành tại Đại học Y Bayer (Bayer College of Medicine, USA) trên 72 người tình nguyện, tuổi từ 18-40, tại Houston, Texas. Tuy nhiên, thử nghiệm này đã bị dừng lại vào năm 2012 (Clinicaltrials.gov: NCT00533741).
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vắc-xin dùng để phòng ngừa coronavirus
7. Diễn biến dịch bệnh
Ngày 16 tháng 11 năm 2002, dịch Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng bắt đầu từ Quảng Đông, Trung Quốc, ngay sát biên giới với Hong Kong. Chính phủ Trung Quốc báo cáo lên tổ chức Y tế thế giới vào ngày 10 tháng 2 năm 2003, ghi nhận 305 trường hợp mắc bệnh bao gồm 105 nhân viên y tế và 5 ca tử vong. Số lượng người bị lây nhiễm và số ca tử vong tăng cao tại Trung Quốc và bắt đầu lây lan ra khắc các trước trong khu vực và trên thế giới bao gồm tất cả các châu lục như châu Mỹ, châu Âu.
Theo thông tin ghi nhận từ tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã có 8.422 người mắc bệnh SARS trong thời gian diễn ra đại dịch vào năm 2003. Trong số đó, 916 người chết chiếm hơn 10,8% tổng số ca mắc bệnh. Các nước bị có số ca nhiễm và tử vong nhiều nhất gồm Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Canada, Singapore và Việt Nam. Tại Việt Nam, số ca nhiễm là 63 và số ca tử vong là 5. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2003, Việt Nam đưa ra thông báo kiểm soát được dịch SARS và không ghi nhận ca nhiễm mới nào thêm tính từ ngày 14 tháng 4 năm 2003. Dịch sau đó được ghi nhận kết thúc trên toàn thế giới vào tháng 7 năm 2003.
Kể từ năm 2004, không có một trường hợp nào được ghi nhận nhiễm SARS trên toàn thế giới. Vào cuối năm 2017, các nhà khoa học Trung Quốc truy tìm thấy dấu vết của coronavirus gần giống SARS có nguồn gốc từ dơi móng ngựa sống trong hang động tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thông qua vật truyền trung gian là cầy hương.
Chuyên mục: Hỏi Đáp