Bạn đang xem: Di tích là gì
Lịch làm việc của Lãnh đạo bộ Kết nối hải quan một cửa quốc gia Văn bản dự thảo Tiếp nhận và trả lời ý kiến CSDL quốc gia về văn bản pháp luật Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Phổ biến pháp luật Chuyển đổi số Công bố thông tin Doanh nghiệp Nhà nước Phiếu thu thập số liệu về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT năm 2020 Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Bản tin tham khảo Quốc tế Kế hoạch ứng dụng CNTT 2019 Phòng chống bạo lực gia đình Nghiên cứu khoa học Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống ma túy 2018 Biên giới biển đảo Việt Nam Tài liệu hướng dẫn xây dựng, triển khai, ứng dụng CNTT phục vụ các cuộc họp trực tuyến
Tin tức và Sự kiện
Xem thêm: Cổ Phiếu Là Gì – Các đặc điểm Của Cổ Phiếu
Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
×
Đọc bài viết
Tạm dừng
Đọc tiếp
Dừng đọc
Đang tải… Vui lòng chờ giây lát × Bài viết không có file audio
Tương phản
Xem thêm: Exposure Là Gì – Cách Phân Biệt Expose Và Exposure
Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Các tiêu chí và phân loại cụ thể?
1. Theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Luật di sản văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009), di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể.
Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
2. Di tích lịch sử – văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
– Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
– Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
– Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
3. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
– Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
– Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.”
4. Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được phân thành 04 loại như sau:
Chuyên mục: Hỏi Đáp