Trong tuần trước mình đã cùng nhau tìm hiểu cấu trúc thượng bì của da, hôm nay mình sẽ xem cấu trúc ở lớp trung bì bao gồm những gì nhé

Lớp trung bì được cấu trúc bởi hệ thống collagen và sợi elastin. Cấu trúc này tạo nên sức dẻo dai đàn hồi cho da để khi chúng ta kéo da, da sẽ trở lại hình dáng ban đầu. So với lớp thượng bì, thì lớp trung bì dày hơn rất nhiều. Độ dày của trung bì cũng thay đổi tuỳ thuộc vào từng vị trí trên cơ thể. Tương tự như ở lớp thượng bì, vị trí dày nhất cũng là ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Bạn đang xem: Dermis là gì

*

Ở lớp trung bì, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của các tế bào sau:

Fibroblast: chiếm phần lớn số lượng tế bào lớp trung bì.Có vai trò tạo collagen, elastin fibres, proteoglycans, growth factors (TNF-b), cytokines (TNF-a), và matrix metalloproteinases (MMPs, chức năng tiêu huỷ collagen). Thông quá các chức năng này, ta có thể thấy vai trò của fibroblast quan trọng như thế nào trong quá trình tái tạo da và chữa lành vết thươngĐại thực bào (macrophage)Tế bào mỡ: chiếm một phần nhỏ, vì ngay bên dưới trung bì là lớp mỡ

Ngoài ra, còn có các thành phần như:

Mạch máu, mạch bạch huyếtDây thần kinh cảm giácTuyến dầu, tuyến mồ hôiLỗ chân lông

Do ở lớp thượng bì hoàn toàn không có mạch máu, lớp trung bì có vai trò quan trọng quyết định tự tồn tại của thượng bì.

Lớp trung bì sẽ được chia thành 2 phần chính đó là : papillary dermis, mỏng nằm phía trên, và reticular dermis dày hơn ở phía dưới

Papillary dermis

Lớp này chiếm khoảng 1/5 độ dày của trung bì. Được cấu tạo bởi:

nhiều sợi collagen và elastin mỏngcác sợi mạch máu nhỏ nằm ngay bên dưới thượng bìcác đầu thần kinh cảm giác: để nhận biết cảm giác light touch, nóng, lạnh, đau, nhột, và ngứa

Reticular dermis

(reticul= giống hệ thống mạng lưới)

Vị trí tiếp nối giữa thượng bì và trung bì có hình dạng gợn sóng. Cấu trúc gợn sóng này giúp tăng diện tích tiếp xúc giữatrung vàhạ bì.

Diện tích bề mặt tiếp xúc nhiều hơn sẽ tạo điều kiện cho nhiều mạch máu tập trung ngay bên dưới thượng bì, từ đó cung cấp nhiều oxygen và nhiều chất dinh dưỡng hơn cho lớp đáy của thượng bì. Lớp đáy của thượng bì là lớp cấu tạo bởi stem cell (tế bào sản sinh ra các tế bào da) nên việc hấp thụ đầy đủ dưỡng chất để sản sinh ra tế bào da mới là hết sức quan trọng.

Ngoài ra, cấu trúc gợn sóng này còn giúp gắn kết hạ bì và thượng bị chặt chẽ với nhau hơn. Nhờ khả năng gắn kết chặt chẽ mà da có thể chịu được những lực trượt lực kéo trên da. Giả dụ, nếu 2 lớp da không được gắn kết bằng các khớp gợn sóng, thì khi chúng ta trượt hay kéo da, 2 lớp da sẽ bị trượt qua lại và bị tách ra vì không có chỗ để bám vào nhau.

Ở vân tay, vân gót chân, hay những vị trí chịu nhiều sức ma sát chúng ta có thể thấy sự gợn sóng rõ rệt nhất.

Stretch marks – Rạn da

Rạn da là kết quả của lớp trung bì bị tổn thương từ bên trong (internal scarring). Khi một vùng da bị căng quá mức, các liên kết giữa những collagen song song nhau bị gãy, và các mạch máu cũng bị phá vỡ. Đặc điểm này tạo ra hiện tượng vết rạn mới hình thành có màu hơi hồng hay đỏ.

Xem thêm: Chàm Môi Là Gì – Chàm Môi Và Những Thông Tin Cơ Bản Bạn Cần Biết

Cơ thể sẽ tự chữa lành vị trí rạn, bằng cách tái tạo những sợi collagen và elastin mới. Tuy nhiên, collagen được tái tạo bởi fibroblast lại mỏng hơn, rời rạc, bó dày và xếp song song nhau.

Bên cạnh đó, các sợi elastin nằm dọc ngay dưới lớp papillary dermis cũng bị mất đi khi da bị rạn. Ở phần papillary dermis, các elastin mới hình thành cũng rất mỏng và ngắn rõ rệt.

Ở giai đoạn trưởng thành, vết rạn sẽ không còn nhiều sự hiện diện của các mạch máu. Do đó vết rạn sẽ có màu trắng thay vì màu hồng như lúc ban đầu. Vùng da rạn lúc này được xem như là vùng da sẹo (scar).

Theo các nghiên cứu, phương thức điều trị rạn da mang lại hiệu quả cao nhất là radio frequency (RF) hay RF kết hợp với các phương thức điều trị khác. RF mang lại hiệu quả khá tốt khi vết rạn còn mới và có màu hồng.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy RF hiệu quả trên các vết rạn đã cũ. Tuy nhiên sau khi vết rạn đã chuyển sang màu trắng, vì không còn sự hiện diện nhiều của mạch máu, thì các phương thức chữa trị thường không mang lại hiệu quả đáng kể như khi vết rạn còn mới. Vì nếu không có mạch máu thì không có oxygen, tế bào miễn dịch, hay chất dinh dưỡng nào có thể tiếp cận để nuôi dưỡng vùng da rạn.

Xem thêm: Scratch Disk Là Gì – Cách Sửa Lỗi Scratch Disk Full Trong Photoshop

Trong bài viết sau mình sẽ tìm hiểu sâu hơn về rạn da và các cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhé ????

Stay tuned!

Nguồn tham khảo

Harmelin, Y., Boineau, D., Cadot-Leccia, N., Fontas E., Bahadoran P., Becker A.L., Montaudié, H., Castela, E., Perrin, C., Lacour, J.P. & Passeron,T. (2016). Fractionated bipolar radiofrequency and bipolar radiofrequency potentiated by infrared light for treating striae: A prospective randomised, comparative trial with objective evaluation.Lasers in Surgery and Medicine, 48(3), 245-253. doi:10.1002/lsm.22458

Tortora, G. J., Derrickson, B. H., Burkett, B., Dye, D., Cooke, J., Diversi, T., McKean, M., Mellifont, R., Samalia, L., & Peoples, G. (2015). Principles of anatomy and physiology. Retrieved from https://ebookcentral.proquest.com

Hague, A., & Bayat, A. (2017). Therapeutic targets in the management of striae distensae: A systematic review. Journal of the American Academy of Dermatology77(3), 559–568. https://doi.org/10.1016/j.jaad.2017.02.048

Kabashima, K., Honda, T., Ginhoux, F., & Egawa, G. (2019). The immunological anatomy of the skin. Nature Reviews. Immunology19(1), 19–30. https://doi.org/10.1038/s41577-018-0084-5

Chuyên mục: Hỏi Đáp