Trong gian bếp của một nhà hàng, khách sạn, để đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của khách hàng, ngoài bếp trưởng còn có rất nhiều bộ phận khác đảm nhiệm từng công việc cụ thể. Demi Chef là một ví dụ. Thực hiện những công việc quan trọng, Demi Chef trở thành một bộ phận không thể thiếu trong gian bếp của một nhà hàng, khách sạn. Vậy Demi Chef là gì? Demi Chef làm gì? Cùng Hướng Nghiệp Á Âu theo dõi những thông tin bên dưới để biết chi tiết nhé!

Demi Chef là gì và Demi Chef làm gì?

Demi Chef là thuật ngữ dùng để chỉ tổ phó tổ bếp trong một nhà hàng, khách sạn. Bộ phận này hoạt động dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của tổ trưởng tổ bếp hoặc đầu bếp chuyên phụ trách một bộ phận nào đó.

Bạn đang xem: Demi chef là gì

*

Công việc chính của Demi Chef là hỗ trợ tổ trưởng tổ bếp điều phối công việc thường ngày; phân ca, phân công cho các vị trí cấp dưới; chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới khi có yêu cầu; đồng thời thay mặt tổ trưởng tổ bếp quản lý công việc khi tổ trưởng tổ bếp vắng mặt.

Công việc cụ thể của Demi Chef

Giống như các bộ phận khác, Demi Chef cũng đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, góp phần làm cho dây chuyền sản xuất của gian bếp hoạt động trơn tru và thuận lợi. Công việc chính của Demi Chef được cụ thể như sau:

Thứ nhất : Demi Chef trực tiếp kiểm tra món ăn sau khi hoàn thành để đảm bảo chúng đã được chế biến theo đúng quy trình, công thức và đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng cũng như tính thẩm mỹ. Ngoài ra, trong những trường hợp cần, Demi Chef cũng sẽ tham gia vào quy trình chế biến món ăn để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời thực đơn của khách hàng.

*

Thứ hai : Demi Chef chịu trách nhiệm về vệ sinh chung trong khu vực bếp, từ nguyên liệu đến dụng cụ và toàn bộ gian bếp. Phân công công việc cho cấp dưới để vệ sinh dụng cụ nhà bếp trước và sau khi chế biến, kiểm tra nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh trong khâu chuẩn bị, sơ chế và chế biến nguyên liệu. Đồng thời, tổ phó tổ bếp còn phải đảm bảo mỹ quan của gian bếp suốt trong thời gian hoạt động.

Xem thêm: Desk Là Gì – Desk Trong Tiếng Tiếng Việt

Thứ ba : Demi Chef chịu trách nhiệm về tài sản chung tại vị trí mà họ đảm nhận. Giám sát, theo dõi, quản lý và phân công công việc bảo quản, vệ sinh máy móc, trang thiết bị, dụng cụ. Ngoài ra, nếu tài sản hư hỏng hay mất mát, Demi Chef phải là người báo cáo với cấp trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thứ tư : Demi Chef hỗ trợ giám sát và điều hành công việc cho tổ trưởng tổ bếp khi tổ tưởng tổ bếp vắng mặt hoặc được yêu cầu. Cụ thể sẽ kiểm tra và giám sát việc chuẩn bị nguyên liệu; phân công công việc cho nhân viên cấp dưới vào đầu ca; giám sát và đảm bảo chất lượng công việc. Bên cạnh đó, tổ phó tổ bếp cũng phải tổng hợp và báo cáo công việc mình cho quản lý cho cấp trên…

Ngoài ra, Demi Chef đôi lúc còn phải thực hiện một số công việc khác như: Theo dõi kịp thời các vấn đề liên quan đến khu vực bếp, đảm bảo môi trường làm việc luôn an toàn và phòng ngừa các tai nạn xảy ra, đào tạo, hướng dẫn nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường, đồng thời thực hiện triển khai các văn bản, thông báo có liên quan đến nhân viên của tổ trong khu vực bếp.

Xem thêm: Phân Tử Là Gì – định Nghĩa Và Ví Dụ Về Phân Tử

Để có thể đảm nhiệm tốt tất cả những công việc trên, Demi Chef phải là người có tố chất chăm chỉ, chịu thương chịu khó, cầu tiến và ham học hỏi. Ngoài những kiến thức, kỹ năng nghề Bếp cơ bản và chuyên sâu, Demi Chef còn phải thường xuyên bổ sung cách quản lý công việc và nhân sự.Để từ đó, có thể nhanh chóng thăng tiến lên vị trí tổ trưởng tổ bếp với mức lương và sở hữu những cơ hội hấp dẫn.

Đối với những ai hoạt động trong nghề Bếp, ắt hẳn Commis Chef là một cụm từ quen thuộc. Vậy công việc của Commis chef là gì ? Nào cùng HNAAu tìm hiểu nhé !

Chuyên mục: Hỏi Đáp