Doanh nghiệp nhà nước không được phép đầu tư vào bất động sản ? Việc ban hành đạo luật về đầu tư công có ý nghĩa như thế nào ? Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư ?
Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi: Khẳng định ” Mọi dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước đều là dự án đầu tư công” là đúng hay sai? Vì sao? Xin luật sư trả lời giúp và các căn cứ áp dụng (luật? nghị định nào ạ ?…)

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khái niệm đầu tư công được đề cập tại khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019 quy định cụ thể như sau:

“15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này”.

Bạn đang xem: đầu tư công là gì

” Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.”

” Vốn nhà nước ngoài ngân sách nhà nước là bao gồm các loại vốn được quy đinh tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.) trừ vốn ngân sách nhà nước “

Như vậy, Dự án đầu tư công phải là dự án có sử dụng vốn đầu tư công không bao gồm vốn nhà nước ngoài ngân sách nhà nước. Vì vậy, Khẳng định trên là Sai.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Doanh nghiệp nhà nước không được phép đầu tư vào bất động sản ?

Trả lời:

Theo khoản 7 điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định như sau :

“7. Điểm b khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Như vậy, kể từ ngày Nghị định số 32/2018/NĐ-CP có hiệu lực thì doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm điều 10 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 để biết thêm về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản như sau :

“Điều 10. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Bạn có thể tham khảo thêm điều 11 của Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2014 để biết thêm phạm vi kinh doanh bất động sản như sau :

“Điều 11. Phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

c) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

đ) Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

e) Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

g) Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

i) Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, g và h khoản 1 Điều này;

b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

c) Đối với đất thuê, đất nhận chuyển nhượng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Xem thêm: Game đua Xe – Tổng Hợp Trò Chơi đua Xe Trên Android

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

b) Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất”.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Tại Hội thảo Tái cấu trúc đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam do Ủy ban Kinh tế tổ chức, nhiều đại biểu cho rằng, cần sớm ban hành đạo luật về đầu tư công. Khung pháp lý này sẽ là cơ sở quan trọng để nguồn vốn Nhà nước trở thành công cụ tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển của xã hội.

Cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế bền vững

Tăng trưởng kinh tế nước ta hiện chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, thông thường chiếm khoảng 40-42% GDP; phần vốn của Nhà nước và có tính chất của Nhà nước chiếm 30-35%. Năm 2009, vốn đầu tư của Nhà nước so với GDP là 17,3% trong tổng số vốn đầu tư công. Nếu xét cả về tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng trong tổng đầu tư Nhà nước, thì những ngành lớn, quan trọng, có thế mạnh trong phát triển dài hạn của đất nước đều có tỷ trọng đầu tư thấp. Do vậy, việc sử dụng đầu tư công để tác động tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế còn hạn chế. Sự lan tỏa của đầu tư Nhà nước cho các ngành công nghiệp tiên tiến, có công nghệ cao chưa rõ. Đáng lưu ý, cơ cấu đầu tư công hầu như không có sự chuyển biến đáng kể trong 10 năm qua. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với thực trạng này, Nhà nước đã không sử dụng đầu tư công như một công cụ tích cực để tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển xã hội.

Nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011 đã xác định: thực hiện chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, trước hết là điều chỉnh cơ cấu đầu tư, bao gồm đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm dần đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn đầu tư. Để bảo đảm mục tiêu này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, cần sớm nhận diện, đánh giá, phân tích và làm rõ hiệu quả đầu tư công hiện nay nhằm góp phần xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn mới. Một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn rất nhiều, tạo đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

*

Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162

Theo đánh giá của hầu hết ĐBQH và chuyên gia tham dự Hội thảo, đầu tư công trong những năm qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kỹ thuật của đất nước, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Song đánh giá hiệu quả đầu tư công không chỉ bằng cách đo đếm số lượng công trình, dự án được hoàn thành, mà cần dựa trên tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và hiệu quả đạt được. Đầu tư công không chỉ có nhiệm vụ duy nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn thực hiện nhiệm vụ ổn định nền kinh tế, tăng phúc lợi xã hội, tạo điều kiện nâng cao công bằng xã hội… Tính hiệu quả của đầu tư công không chỉ xác định bằng định lượng, mà còn thông qua các tác động đến cộng đồng, xã hội. Đồng thời, tái cơ cấu đầu tư công cũng là cơ cấu việc sử dụng vốn nhà nước, bảo đảm vốn đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn.

Hoàn thiện khung pháp lý là giải pháp căn cơ

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo, đối với một quốc gia có nguồn lực còn hạn chế như nước ta thì việc hoạch định được một cơ cấu đầu tư công hợp lý sẽ có tác động ngay đến việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại nếu cơ cấu đầu tư không đúng thì sẽ gây ra sự lãng phí lớn hơn cả sự tham nhũng hay thất thoát trong thực hiện. Một cơ cấu đầu tư đúng sẽ trả lời cho câu hỏi: trong mỗi giai đoạn cần ưu tiên đầu tư vào đâu? Lượng vốn như thế nào là thích hợp cho từng nội dung trong mỗi giai đoạn?

Để tái cơ cấu đầu tư công, nhiều ý kiến đề nghị cần từ bỏ mô hình tăng trưởng nóng, dựa chủ yếu vào tăng vốn đầu tư, chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, lấy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh làm tiêu chí chủ yếu. Và thay đổi cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng nhà nước kinh doanh để tăng cường chức năng nhà nước phúc lợi. Nhà nước không thể duy trì mãi vai trò là nhà đầu tư lớn nhất mà phải đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn khác, giảm tỷ trọng vốn Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tập trung đầu tư công vào một số trọng điểm, có tính đột phá như kết cấu hạ tầng quan trọng; một số ngành, lĩnh vực có tác động lan tỏa về mặt công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Viết Ngoạn, cơ cấu đầu tư công có mối liên hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế. Muốn có cơ cấu đầu tư đúng thì phải có chiến lược phát triển đúng đắn. Chiến lược này phải được xây dựng dựa trên quy hoạch phát triển đúng trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải, không cân đối; cái chưa cần lại đầu tư; đầu tư không đồng bộ… có nguyên nhân sâu xa là khâu hoạch định chiến lược và quy hoạch còn nhiều bất cập. Nên chìa khóa giải quyết cơ cấu đầu tư công là xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung và quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực.

Song giải pháp căn cơ để nâng cao hiệu quả đầu tư công trước hết là phải hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là sớm ban hành Luật về đầu tư công. Bởi hiện nay, dù có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về đầu tư công, song vẫn thiếu so với đòi hỏi thực tiễn của quản lý đầu tư công. Ví dụ, Luật Ngân sách Nhà nước vẫn chưa quy định trình tự, thủ tục phê duyệt, quá trình giám sát việc thực hiện, đánh giá các dự án, công trình đầu tư công. Luật Xây dựng mới chỉ tiếp cận đầu tư công dưới góc độ thiên về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của một dự án, chưa quan tâm đúng mức đến ảnh hưởng về mặt xã hội. Còn, Luật Đầu tư chỉ quy định liên quan đến các dự án, công trình sử dụng cho mục đích kinh doanh, chưa điều chỉnh đến các dự án, công trình phục vụ lợi ích công cộng. Ngoài ra, nhiều quy định của một số văn bản quy phạm phát luật hiện hành cũng chưa quy định cụ thể về giám sát đối với đầu tư công, do mới chú trọng đến quy trình, thủ tục, nghĩa vụ tuân thủ của công dân. Nhiều ý kiến đề nghị, quy định về giám sát trong luật chuyên ngành về đầu tư công cần xác định cụ thể đến cơ chế thực hiện, chế tài xử phạt… Có như vậy thì Luật về Đầu tư công mới không trở thành lá chắn cho nhóm lợi ích.

Xem thêm: Golang Là Gì – Và Tại Sao Bạn Nên Học Go

Đầu tư hiệu quả là đòn bẩy hữu hiệu cho phát triển kinh tế của quốc gia. Tìm được giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư là đóng góp thiết thực để đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế. Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền nhấn mạnh, sẽ tổng hợp và chắt lọc các ý kiến phát biểu tại Hội thảo để cung cấp cho cơ quan xây dựng chính sách và các ĐBQH. Trước Kỳ họp thứ Bảy, QH Khóa XII, các kiến nghị của chuyên gia về đầu tư công cũng đã được thu thập và trở thành tài liệu hữu ích cho ĐBQH khi thảo luận về kinh tế – xã hội trong năm 2010, kiến nghị các giải pháp cho năm 2011. Hoạt động này cũng giúp kết quả của Hội thảo có sức lan tỏa rộng khắp, không chỉ dừng lại ở trao đổi giữa cơ quan của QH với các chuyên gia kinh tế – xã hội. Qua đó, góp phần đưa nguồn vốn Nhà nước trở thành một công cụ tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều tiết sự phát triển của xã hội.

Chuyên mục: Hỏi Đáp