thienmaonline.vn đăng lúc 11:12 11/06/2019
Danh từ (Noun) là từ dùng để chỉ người, đồ vật, con vật, địa điểm, hiện tượng, khái niệm, … thường được ký hiệu: “N” hoặc “n”
Bạn đang xem: Danh từ riêng là gì
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh luyện thi THPT Quốc Gia You and i hay i and you – đại từ nhân xưng có dễ như bạn nghĩ? Academic Writing: tìm hiểu về phương pháp luyện kỹ năng Viết tiếng Anh theo phong cách học thuật)
Từ lúc mới bắt đầu học tiếng Anh, chúng ta đã được làm quen với danh từ. Danh từ là một dạng rất phổ biến, nó không chỉ là đối tượng trực tiếp hay gián tiếp thực hiện hành động mà còn ảnh hưởng đến cách chia thì của động từ. Việc sử dụng thành thạo danh từ trong tiếng Anh sẽ giúp bạn phân biệt được các loại từ trong câu, thêm vào đó là cách điền từ để giúp câu có ngữ pháp đúng khi làm bài tập, bài kiểm tra. Hôm nay hãy cùng thienmaonline.vn mở rộng kiến thức của mình về danh từ trong tiếng Anh nhé.
DANH TỪ TRONG TIẾNG ANH
Xem thêm: Fake Là Gì – Thế Nào Là Hàng Fake
Lời Khuyên:
– Để học Ngữ Pháp hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh của thienmaonline.vn Grammar và học nhiều hơn tại website: https://www.grammar.vn
– Chúc bạn học tốt!^^
I. DANH TỪ LÀ GÌ?
Danh từ (Noun) là từ dùng để chỉ người, đồ vật, con vật, địa điểm, hiện tượng, khái niệm, … thường được ký hiệu: “N” hoặc “n”
Xem thêm: Probably Là Gì – Nghĩa Của Từ Probable
Eg:
Table (n): cái bàn Sea (n): Biển Cat (n): Con mèo
II. VAI TRÒ CỦA DANH TỪ TRONG CÂU
1. Làm chủ ngữ trong câu
Eg:
My dog is yellow (Còn chó của tôi màu vàng.)
S V Adj
Trong đó: S (Subject): Chủ ngữ
V (verb): Động từ
Adj (Adjective): Tính từ
=> Ta thấy, danh từ “Dog” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
2. Làm tân ngữ trong câu
Eg:
We read books everyday (Chúng tôi đọc sách hàng ngày)
S V O Adv
Trong đó: S (Subject): Chủ ngữ
V (verb): Động từ
O (Object): Tân ngữ
Adv (Adverb): Trạng từ
=> Ta thấy, danh từ “Dog” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
3. Làm bổ ngữ cho chủ ngữ
Eg:
My father is a teacher ( Bố tôi là giáo viên)
=> Trong ví dụ “A teacher” là một danh từ và được dùng làm bổ ngữ cho chủ ngữ “my father”.
4. Bổ ngữ cho giới từ
Eg:
I met him at the station yesterday. ( tôi đã gặp anh ấy tại nhà ga ngày hôm qua )
=> Trong đó: “at” là giới từ và “station” là danh từ -> Đây là một cụm giới từ chỉ địa điểm, nơi chốn.
5. Bổ ngữ cho tân ngữ
Eg:
They named their cat Sen. (Họ đặt tên cho con mèo của họ là Sen.)
=> Trong đó: Sen là danh từ chỉ tên riêng và nó đứng sau và làm bổ ngữ cho tân ngữ “the cat”.
III. PHÂN LOẠI DANH TỪ
– Cách phân loại thứ nhất dựa vào tính chất, đặc điểm: có 2 loại danh từ.
1. Danh từ cụ thể (Concrete nouns): Dùng để chỉ những đối tượng cụ thể có thể nhìn thấy được như con người, đồ vật, con vật, địa điểm, …)
Danh từ cụ thể được chia làm 2 loại:
+ Danh từ chung (Common nouns): Dùng để chỉ tên chung cho một loại đối tượng hay một loại vật dụng, nơi chốn …
Eg:
School (n): (trường học) Hotel (n): Khách sạn Man (n): người đàn ông
+ Danh từ riêng (Proper nouns): Dùng để chỉ tên riêng (tên người, tên vật, tên địa điểm,..)
Eg:
His name is Luan: (Tên của anh ấy là Luan.) -> “Luan” là danh từ riêng chỉ tên người I live in Danang. (Tôi sống ở Đà Nẵng.) -> “Danang” là danh từ riêng chỉ tên địa điểm.
2. Danh từ trừu tượng (Abstract nouns): Dùng để chỉ những thứ trừu tượng không thể nhìn thấy được mà chỉ cảm nhận được như (cảm xúc, cảm giác, vị giác,…)
Eg:
Happiness (n): hạnh phúc Sadness (n): sự buồn bã Spirit (n): tinh thần
– Cách phân loại thứ hai dựa vào số lượng ta chia làm 2 loại danh từ:
1. Danh từ đếm được : là những danh từ có thể thêm trực tiếp số đếm vào trước nó.
Eg:
One student: một học sinh Two pens: 2 cái bút Seven dollars: 7 đô la
=> Ta thấy “one”, “two” và “seven” là số đếm. Và những danh từ theo ngay sau những số đếm này là gọi là các danh từ đếm được.
*Trong danh từ đếm được, chúng lại được chia thành 2 loại:
+ Danh từ đếm được số ít:
Đặc điểm: số lượng chỉ có 1. Thường đi đi sau “a/an” hoặc “one”. Không có dạng số nhiều (không có “s” hoặc “es” ở cuối từ.)
Eg:
I have a pen. (Tôi có một cái bút.)
=> Trong đó “một cái bút” là số ít và danh từ “pen” không có dạng số nhiều (không có “s” ở cuối từ).
+ Danh từ đếm được số nhiều:
Đặc điểm: Số lượng từ 2 trở lên. Luôn ở dạng số nhiều (thường có “s” hoặc “es” ở cuối từ).
Eg:
I have two pens. (Tôi có 2 cái bút.)
=> Ta thấy “hai cái bút” là số nhiều và danh từ “pens” ở dạng số nhiều và có “s” ở cuối từ.
2. Danh từ không đếm được : Là những danh từ không thể đếm trực tiếp hay nói cách khác không thể cho số đếm đứng ngay trước danh từ và thường phải có đơn vị cân, đo, đong đếm phía trước.
Đặc điểm: không sử dụng số đếm trực tiếp phía trước, và không bao giờ có dạng số nhiều.
Eg:
Sugar (n): đường
Chúng ta KHÔNG sử dụng: one sugar (một đường)
Thường sử dụng: One kilo of sugar (một cân đường) -> ta phải thêm đơn vị cân vào phía trước. và “sugar” không có dạng số nhiều.
IV. CÁCH BIẾN ĐỔI DANH TỪ SỐ ÍT SANG DANH TỪ SỐ NHIỀU VÀ CÁCH SỬ DỤNG A/AN TRƯỚC DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC SỐ ÍT
1. Cách biến đổi danh từ số ít sang danh từ số nhiều
a. Hầu hết ta thêm “S” vào sau danh từ
Eg:
Danh từ số ít Danh từ số nhiều A finger (một ngón tay) —> Fingers (nhiều/những ngón tay) A ruler (một cây thước kẻ) —> Rulers (nhiều/những cây thước kẻ A house ( một ngôi nhà ) —> Houses (nhiều/những ngôi nhà)
b. Những danh từ tận cùng bằng: S, SS, SH, CH, X, O + ES
Eg:
Danh từ số ít Danh từ số nhiều A bus (một chiếc xe buýt) —> Two buses (2 chiếc xe buýt) A class (một lớp học) —> Three classes (3 lớp học) A bush (một bụi cây) —> Bushes (những bụi cây) A watch (một cái đồng hồ đeo tay) —> Five watches (5 cái đồng hồ đeo tay) A box (một cái hộp) —> Two boxes (2 cái hộp) A tomato (một quả cà chua) —> Tomatoes (những quả cà chua)
– Trường hợp ngoại lệ: Một số danh từ mượn không phải là tiếng Anh gốc, có tận cùng bằng “o” nhưng ta chỉ thêm “S” như:
Danh từ số ít Danh từ số nhiều a photo (một bức ảnh) —> photos (những bức ảnh) a radio ( một cái đài) —> radios (những cái đài) a bamboo (một cây tre) —> bamboos (những cây tre) a kangaroo (một con chuột túi —> kangaroos (những con chuột túi) a cuckoo (một con chim cu gay) —> cuckoos (những con chim cu gáy)
C. Những danh từ tận cùng bằng “y”:
– Nếu trước “y” là một phụ âm ta đổi “y” -> i+es
Eg:
a fly (một con ruồi) -> two flies (hai con ruồi)
=> danh từ “fly” tận cùng là “y”, trước “y” là một phụ âm “l” nên ta đổi “y” -> i+es
– Nếu trước “y” là một nguyên âm (a,e,i,o,u) ta chỉ việc thêm “s” sau “y”
Eg:
A boy (một cậu bé) -> Two boys (hai cậu bé)
=> danh từ “boy” tận cùng là “y”, trước “y” là một nguyên âm “o” nên ta giữ nguyên “y” + s.
D. Những danh từ tận cùng bằng “F” hoặc “Fe” ta biến đổi: f/fe -> v+es
Eg:
A leaf (một chiếc lá) -> Leaves (những chiếc lá)
=> Danh từ “leaf” tận cùng là “F” nên ta biến đổi “F” -> v+es
A knife (một con dao) -> Three knives (3 con dao)
=> Danh từ “knife” tận cùng bằng “Fe” nên ta đổi “Fe” -> v+es
– Trường hợp ngoại lệ
Roofs: mái nhà Gulfs: vịnh Cliffs: bờ đá dốc Reefs: đá Proofs: bằng chứng Chiefs: thủ lãnh Safes: tủ sắt Dwarfs : người lùn Turfs: lớp đất mặt Griefs: nỗi đau khổ Beliefs : niềm tin
E. Có một số danh từ dạng đặc biệt, không theo quy tắc trên:
Danh từ số ít Danh từ số nhiều a tooth (một cái răng) —> teeth (những cái răng) a foot (một bàn chân) —> feet (những bàn chân) a person (một người) —> people ( những người) a man (một người đàn ông) —> men (những người đàn ông) a woman (một người phụ nữ) —> women (những người phụ nữ) a policeman (một cảnh sát) —> policemen (những cảnh sát) a mouse (một con chuột) —> mice (những con chuột) a goose (một con ngỗng) —> geese (những con ngỗng) an ox (một con bò đực) —> oxen (những con bò đực) a child (một đứa trẻ) —> hildren (những đứa trẻ) a fish (một con cá) —> ish (những con cá) a sheep (một con cừu) —> sheep (những con cừu)
2. CÁCH SỬ DỤNG A/AN TRƯỚC DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC SỐ ÍT
– Chúng ta dùng a/an trước một danh từ số ít đếm được. “a/an” đều có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.
Eg:
A dog is running on the street. (Một con chó đang chạy trên đường phố.) I saw a girl dancing very well last night. (Tôi thấy một cô gái nhảy rất tốt đêm qua.)
+ Mạo từ “an”: được sử dụng trước một danh từ đếm được, số ít và được bắt đầu bằng một nguyên âm.
– Ta dùng “an” với những danh từ bắt đầu bằng nguyên âm a, e, i, o, u. (cách nhớ: uể oải)
Eg:
an apple (một quả táo) an egg (một quả trứng) an umbrella (một cái ô)
+ Mạo từ “a”: được sử dụng trước một danh từ đếm được số ít và được bắt đầu bằng một phụ âm.
– Ngoài 5 nguyên âm kể trên thì còn lại sẽ là phụ âm.
Ta dùng “a” với những danh từ bắt đầu bằng phụ âm và một số danh từ bắt đầu bằng u, y, h.
Eg:
a book (một quyền sách) a computer (một cái máy tính) a year ( một năm ) A house ( một căn nhà )
—–
Đ ể học Ngữ pháp tiếng Anh một cách hiệu quả. Các bạn hãy tìm hiểu và học theo phương pháp của thienmaonline.vn Grammar.
thienmaonline.vn Grammar áp dụng quy trình 3 bước học bài bản, bao gồm: Học lý thuyết, thực hành và kiểm tra cung cấp cho người học đầy đủ về kiến thức ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao. Phương pháp học thú vị, kết hợp hình ảnh, âm thanh, vận động kích thích tư duy não bộ giúp người học chủ động ghi nhớ, hiểu và nắm vững kiến thức của chủ điểm ngữ pháp.
Cuối mỗi bài học, người học có thể tự đánh giá kiến thức đã được học thông qua một game trò chơi thú vị, lôi cuốn, tạo cảm giác thoải mái cho người học khi tham gia. Bạn có thể tìm hiểu phương pháp này tại: grammar.vn , sau đó hãy tạo cho mình một tài khoản Miễn Phí để trải nghiệm phương pháp học tuyệt vời này của thienmaonline.vn Grammar nhé.
thienmaonline.vn hi vọng những kiến thức ngữ pháp này sẽ hệ thống, bổ sung thêm những kiến thức về tiếng Anh cho bạn! Chúc các bạn học tốt!^^
Chuyên mục: Hỏi Đáp