*

“Dân vận” gắn với lịch sử vẻ vang của dân tộc

Đây là một bài viết rất ngắn gọn, từ đầu đề (hai chữ), đến dung lượng (612 chữ); được thể hiện bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với quần chúng; văn phong súc tích, có tính khái quát cao; kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, sáng rõ, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ làm theo. “Dân vận” được coi là một tác phẩm kinh điển, mẫu mực; là cẩm nang của cán bộ, đảng viên trong công tác vận động quần chúng hiện nay và mai sau.

Bạn đang xem: Dân vận là gì

Bài viết chia thành bốn mục lớn, theo thứ tự từ I đến IV: (I) Nước ta là nước dân chủ; (II) Dân vận là gì? (III) Ai phụ trách dân vận? (IV) Dân vận phải thế nào? Theo bài báo, quy trình công tác dân vận gồm 4 bước: Phải cho dân biết; Giải thích cho dân hiểu; Bày cách cho dân làm; Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, cùng với dân kiểm thảo lại công việc. Đó chính là khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta thường đề cập tới.

*

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Công tác dân vận luôn luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

*

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra vị trí cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân chính là người cán bộ, đảng viên, bởi chính họ là người đem đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đến với nhân dân, đồng thời cũng là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nên nhấn mạnh: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm đó sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”. Vì vậy, muốn tổ chức công việc tốt, người cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải có năng lực lãnh đạo, khả năng tổ chức thực hiện và nhất định phải quán triệt những nguyên tắc của công tác dân vận- liên hệ mật thiệt với nhân dân, luôn gần dân, hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, v.v…. 

Để làm dân vận tốt, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Những người phụ trách dân vận cần phải vắt óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật thà nhúng tay vào việc”. Đó phải là những người luôn “tự mình phải làm gương mẫu, cần, kiệm, liêm chính, để nhân dân noi theo”, vì quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức, những người luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Dân vận là công việc của cả hệ thống chính trị

65 năm trước, Bác Hồ đã nêu cao tinh thần dân vận và khẳng định rằng: “Dân vận không phải là việc của riêng một hai người, một hai ban, ngành, đó phải là công việc của cả hệ thống chính trị”, của “tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức đều phải phụ trách dân vận”.

Xem thêm: Cộng đồng Lgbt Là Gì, Bạn đã Thật Sự Hiểu Về Lgbt

Đồng chí Đào Minh Hải, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương nhấn mạnh tại buổi sinh hoạt: cần làm rõ và sâu tư tưởng dân vận của Bác Hồ (về khái niệm, vai trò, vị trí, lực lượng, mục đích…); quan trọng hơn, các đảng viên thuộc Chi bộ I cần thảo luận về cách thức triển khai, vận dụng tư tưởng một cách thiết thực và hiệu quả nhất gắn với các nhiệm vụ chính trị được giao.

*
Đồng chí Đào Minh Hải, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương

Trao đổi với các đảng viên, đồng chí Nguyễn Khắc Thọ, Phó Bí thư Đảng ủy Tổng cục Năng lượng chia sẻ: Tổng cục Năng lượng là đơn vị mới được thành lập khoảng 3 năm, phụ trách rất nhiều lĩnh vực về năng lượng, khá phức tạp và nhạy cảm, khối lượng công việc lớn song lực lượng cán bộ chưa đủ, kinh nghiệm còn ít…, vì thế, việc thảo luận cần tập trung vào vấn đề vận dụng thực tế một cách khéo léo công tác dân vận trong thời gian tới.

*

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các đảng viên Chi bộ I đã thảo luận một cách sôi nổi, cụ thể về công tác dân vận trong hoàn cảnh hiện tại, cũng như các biện pháp cụ thể thực hiện lời dạy của Bác Hồ qua bài báo “Dân vận”. Dân vận là công việc của cả hệ thống chính trị, song đó cũng là công việc, là trách nhiệm của mỗi cá nhân, thể hiện qua những việc làm cụ thể thường ngày. Rất nhiều mô hình, biện pháp, cách thức được đề xuất như: sử dụng hiệu quả tài chính, điện, nước, không hút thuốc nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh chung, nghiêm túc chấp hành luật giao thông, nhiệt tình trong công tác tiếp dân, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, v. v…

Xem thêm: Whose Là Gì – Tất Tần Tật Cách Dùng Who, Whom,

*
Đồng chí Nguyễn Thành Nam – Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương

Kết luận buổi sinh hoạt, đồng chí Nguyễn Thành Nam ghi nhận và biểu dương các đảng viên thuộc Chi bộ I đã tích cực thảo luận, xây dựng kế hoạch nhằm hiện thực hóa lời dạy của Bác Hồ qua bài báo “Dân vận”. Theo đồng chí Nguyễn Thành Nam, mỗi đảng viên khi đã tự nhận thức, thấm nhuần lời dạy sẽ chuyển hóa qua những công việc cụ thể, những hoạt động thường ngày, đoàn kết phấn đấu để xây dựng đơn vị cũng như cộng đồng ngày càng phát triển và văn minh.

Chuyên mục: Hỏi Đáp